Thực trạng về việc làm và điều kiện lao động của công nhân Bình Dương

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 30 - 35)

. Năm 2007, có 12 tỉnh, thành phố có trên 100 ngàn công nhân (bao gồm cả công nhân nhập cƣ) trong doanh nghiệp là:

3.Thực trạng về việc làm và điều kiện lao động của công nhân Bình Dương

Bình Dương

Về việc làm: Theo kết quả khảo sát, tình hình việc làm tại các doanh nghiệp ở Bình Dƣơng những năm qua cơ bản ổn định, công nhân lao động có việc làm, có thời gian làm thêm để tăng thu nhập. Mặc dù do ảnh hƣởng kinh tế thời điểm cuối năm 2008 và đầu năm 2009 nhƣng các doanh nghiệp đã khắc phục khó khăn, chia sẻ, tìm kiếm nguồn hàng để duy trì sản xuất. Ngoài một bộ phận công nhân lao động ngoại tỉnh về nghỉ tết và chuyển sang làm việc ở các khu công nghiệp phía Bắc và các địa phƣơng khác, số còn lại tuy thu nhập có giảm so với trƣớc nhƣng vẫn có việc làm thƣờng xuyên.

Bảng 5. Tình hình việc làm của công nhân lao động phân theo trình độ chuyên môn, tay nghề

Việc làm Không trả lời Chƣa qua đào tạo nghề Đào tạo nghề tại DN TH chuyê n nghiệp Công nhân kỹ thuật Cao đẳng, đại học Không trả lời 7,3% 2,4% 1,5% 0,9% 1,4% 4,8% Ổn định 88,3% 85,9% 92,6% 90,8% 90,4% 92% Không ổn định 4,4% 11,8% 5,1% 6,4% 8,2% 3,2% Thƣờng xuyên thiếu VL 0,8% 1,8% Tổng số 100% 100% 100% 100% 100% 100%

(Nguồn: Kết quả điều tra của Liên đoàn Lao động Bình Dương năm 2009)

Kết quả điều tra cho thấy có trên 88% công nhân trả lời có việc làm ổn định. Công nhân chƣa qua đào tạo nghề có tỷ lệ việc làm kém ổn định hơn so với công nhân ở các trình độ khác. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì công nhân lao động có trình độ thấp mới vào làm việc thƣờng có

hợp đồng ngắn hạn, họ không có nhiều lựa chọn chỗ làm việc ở các doanh nghiệp có việc làm và thu nhập ổn định.

Cũng theo kết quả điều tra, tình trạng thay đổi chỗ làm việc của đội ngũ công nhân lao động Tỉnh Bình Dƣơng, trong số ngƣời trả lời thì: có 68,5% công nhân lao động chƣa thay đổi chỗ làm việc lần nào. Cá biệt có ngƣời đã thay đổi từ 1 đến 8 nơi làm việc trong 5 năm qua, nhƣng chiếm tỷ lệ thấp. Cụ thể: có 14,1% số công nhân thay đổi chỗ làm việc 1 lần; có 13,1% công nhân thay đổi 2 lần; 3,1% công nhân thay đổi 3 lần; từ 4 lần trở lên là 1%. Xét theo giới tính thì công nhân nam ít thay đổi, chuyển chỗ làm việc hơn công nhân nữ.

Bảng 6: Tỷ lệ công nhân thay đổi chỗ làm việc trong 5 năm qua phân theo loại hình doanh nghiệp

Thay đổi chỗ

làm Tổng số DN nhà

nƣớc

Cty

TNHH DN CP FDI

Chƣa thay đổi 68,5% 100% 74% 79% 62,9%

1 lần 14,1% 15,9% 6,5% 15,4% 2 lần 13,1% 8,1% 12,9% 15,9% 3 lần 3,1% 0,8% 1,6% 4,5% 4 lần 0,5% 0,4% 0,7% Trên 4 lần 0,5% 0,8% 0,6% Tổng số 100% 100% 100% 100% 100%

(Nguồn: Kết quả điều tra của Liên đoàn Lao động Bình Dương năm 2009)

Phân theo loại hình doanh nghiệp, 100% công nhân lao động trong doanh nghiệp nhà nƣớc; 79% công nhân công ty cổ phần, 74% công ty TNHH và 62,9% công nhân trong doanh nghiệp FDI không thay đổi chỗ làm việc lần nào. Điều đó cho thấy tính ổn định lao động tại các doanh nghiệp tƣơng đối cao, nhất là tại doanh nghiệp nhà nƣớc và cổ phần hoá. Chỉ có một số ít công nhân, lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc

ngoài và công ty TNHH thay đổi chỗ làm việc nhiều lần, thậm chí trên 4 lần trong 5 năm qua.

Công nhân có trình độ cao thƣờng có xu hƣớng ít thay đổi chỗ làm việc hơn so với công nhân có trình độ lao động thấp. Tuy nhiên, do mức lƣơng thấp công nhân có trình độ lao động phổ thông di chuyển nhiều hơn, nhất là khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, các doanh nghiệp thiếu nhân lực, đang ráo riết tìm kiếm lao động loại này. Đáng lƣu ý là, hiện nay xuất hiện một số công nhân trẻ, có trình độ có xu hƣớng “không thích” làm việc gắn bó lâu dài tại một nơi, thực tế họ là những ngƣời mới ra trƣờng chấp nhận đi làm lƣơng thấp để học hỏi kinh nghiệm và tìm kiếm nơi làm mới hấp dẫn hơn. Qua đây cũng khuyến cáo các cơ sở đào đạo cần rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, nhất là thực hành công việc cho học viên giúp họ có thể làm việc tốt lúc ra trƣờng, doanh nghiệp không phải đào tạo lại.

Công nhân lao động ở độ tuổi cao có xu hƣớng ổn định nơi làm việc và ít thay đổi hơn so với công nhân trẻ, điều này hoàn toàn đúng theo thực tế, vì việc thay đổi chỗ làm việc còn liên quan đến các chế độ, chính sách và năm thâm niên cống hiến cho doanh nghiệp cũng nhƣ hoàn cảnh gia đình. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có chính sách ƣu đãi để “giữ chân” những công nhân lao động tay nghề bậc thợ cao.

Tình trạng thay đổi chỗ làm việc thƣờng diễn ra vào dịp nghỉ Tết Nguyên đán, vì nhiều lý do (thuận tiện hơn, tiền lƣơng hấp dẫn, hoàn cảnh gia đình, bạn bè lôi kéo...) mà công nhân đi đến quyết định thay đổi nơi làm việc. Hậu quả là khi công nhân sang chỗ làm mới, tiền lƣơng có thể cao hơn so với doanh nghiệp cũ (thậm chí chỉ cao hơn 50.000đ/ngƣời/tháng) nhƣng các chế độ hỗ trợ khác liên quan lại không có, nên thu nhập bị giảm sút. Chƣa kể khi sang doanh nghiệp mới, công nhân cần có thời gian thích nghi với công việc nên dẫn đến có khi thu nhập giảm, năng suất lao động không cao, không đạt đƣợc chỉ tiêu sản phẩm đƣợc giao.

Về điều kiện làm việc: Trong 5 năm qua, điều kiện làm việc của công nhân lao động tại nhiều doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của tỉnh Bình Dƣơng về cơ bản từng bƣớc đƣợc cải thiện hơn trƣớc. Khi đƣợc hỏi về điều kiện làm việc ở một số đơn vị, số công nhân đánh giá

đạt mức độ tốt là 40,3%; mức độ khá là 31,4%; mức độ trung bình 2,5% và chỉ có 1% đánh giá điều kiện làm việc kém. Trong đó công nhân trong doanh nghiệp nhà nƣớc đánh giá điều kiện làm việc ở mức độ khá, chiếm tỷ lệ 78,9%; công ty TNHH chiếm 62,9%; doanh nghiệp cổ phần là 47,6% và doanh nghiệp FDI 28,2%. Trong khi đó, công nhân lao động trong doanh nghiệp FDI đánh giá điều kiện làm việc kém là 1,7%.

Tuy nhiên theo đánh giá chung của cả tỉnh thì điều kiện làm việc, điều kiện sống của công nhân nhìn chung chƣa bảo đảm, những hạn chế về an toàn lao động, an toàn giao thông, an toàn - vệ sinh thực phẩm, tệ nạn xã hội... đang hàng ngày, hàng giờ tác động trực tiếp, diễn ra khá phổ biến đến cuộc sống của công nhân, lao động. Một trong những vấn đề nổi cộm, bức xúc đối với công nhân trong tỉnh hiện nay là phải làm việc trong điều kiện lao động không đƣợc đảm bảo an toàn, nhất là ở khu vực doanh nghiệp tƣ nhân và một số ngành nghề, lĩnh vực có nguy cơ gây tai nạn lao động cao nhƣ xây dựng, giao thông; và bệnh nghề nghiệp nhƣ dệt may, chế biến thuỷ hải sản. Tình trạng công nhân phải lao động thủ công, nặng nhọc, làm việc với máy móc thiết bị cũ, lạc hậu, trong môi trƣờng không bảo đảm an toàn – vệ sinh lao động vẫn rất phổ biến ở nhiều doanh nghiệp.

Đặc biệt, trong ngành xây dựng, công nhân phải làm việc thủ công, ngoài trời, môi trƣờng lao động có nhiều yếu tố độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây rủi ro, tai nạn lao động, nhất là tai nạn lao động chết ngƣời luôn chiếm tỷ lệ cao. Trong doanh nghiệp nhỏ và vừa chƣa bảo đảm tốt các biện pháp về an toàn- vệ sinh lao động do mặt bằng sản xuất chật hẹp, sử dụng máy móc thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu; khó khăn trong đầu tƣ cải thiện điều kiện làm việc…

Bảng 7: Đánh giá của công nhân về môi trƣờng làm việc, an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp

Tổng số DN nhà nƣớc Cty TNHH DN CP FDI Không trả lời 2,4% 21,1% 0,4% 2,4% 2,7% Tốt 46,9% 68,4% 62,4% 62,1% 36,4% Khá 28,3% 5,3% 26,4% 27,4% 30% Trung bình 20,2% 5,3% 10,9% 8,1% 27,2% Kém 2,2% 3,7% Tổng số 100% 100% 100% 100% 100%

(Nguồn: Kết quả điều tra của Liên đoàn Lao động Bình Dương năm 2009)

Trong điều kiện làm việc nhƣ vậy, có 79,1% công nhân đƣợc doanh nghiệp cấp phát trang bị bảo hộ lao động đầy đủ; 15,2% công nhân trả lời không đƣợc cấp đầy đủ hoặc không đƣợc trang cấp. Hiện nay, tại các cơ sở sản xuất mang tính chất dây chuyền, đồng bộ, doanh nghiệp rất chú trọng việc cấp phát phƣơng tiện bảo hộ lao động cho ngƣời lao động, trong đó ở doanh nghiệp nhà nƣớc là 94,7%, trong doanh nghiệp FDI tỷ lệ này chỉ có 72,5%; doanh nghiệp cổ phần hóa là 87,9% và công ty TNHH 89,1%.

Tuy nhiên, theo điều tra, chỉ có 82,5% công nhân thƣờng xuyên sử dụng trang bị bảo hộ lao động cá nhân khi làm việc; 7,9% thỉnh thoảng mới sử dụng khi cảm thấy cần thiết và 0,4% thì không sử dụng. Thực tế này cho thấy, ý thức của ngƣời lao động trong việc bảo vệ sức khoẻ của chính mình còn chƣa cao, đòi hỏi công đoàn cơ sở và lãnh đạo doanh nghiệp phải hết sức chú trọng tập huấn, giáo dục ngƣời lao động sử dụng trang bị bảo hộ lao động và các biện pháp thực hiện an toàn, vệ sinh trong lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 30 - 35)