Đánh giá kết quả công tác xây dựng đội ngũ công nhân, lao động tỉnh Bình Dƣơng

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 63 - 68)

động tỉnh Bình Dƣơng

Đội ngũ công nhân Bình Dương tăng nhanh về số lượng và chất lượng

Cùng với quá trình xây dựng, phát triển kinh tế của tỉnh, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp tăng nhanh, dẫn đến số lƣợng công nhân tăng nhanh. Đội ngũ công nhân, lao động Bình Dƣơng tăng nhanh về số lƣợng. Trình độ tay nghề, nhận thức chính trị, đạo đức lối sống, tác phong công nghiệp đã đƣợc nâng lên đáng kể. Đặc biệt sự phát triển nhanh và đúng hƣớng của các khu công nghiệp tập trung đã tạo việc làm, thu nhập đáng kể cho hàng trăm ngàn lao động địa phƣơng. Phát triển kinh tế nhiều thành phần trong tỉnh kéo theo sự đa dạng về đội ngũ, trình độ chất lƣợng của công nhân. Đó là dấu hiệu tích cực của nền kinh tế thị trƣờng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tiến bộ, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng, vừa có sự bổ sung lẫn nhau và có sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế.

Bình Dƣơng có đông công nhân ngoại tỉnh thuộc các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, miền Trung và một số tỉnh phía Bắc. Công nhân nữ chiếm tỷ lệ cao, tập trung nhiều trong những ngành dệt, may, giầy dép, chế biến nông sản... Một số lĩnh vực công nghệ cao nhƣ điện tử viễn thông, cơ khí chính xác, ngân hàng đã thu hút đƣợc đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao, đƣợc đào tạo tại các trƣờng đại học, cao đẳng trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, số công nhân là lao động phổ thông chiếm tỷ lệ tƣơng đối lớn.

Trong vòng 6 năm số doanh nghiệp đã tăng gần 4 lần, số công nhân tăng gấp 2,5 lần. Phần lớn công nhân xuất thân từ nông dân, chủ yếu là lao động trẻ, khoẻ, năng động, cần cù chịu khó, sáng tạo đƣợc sinh ra và lớn lên trong điều kiện đất nƣớc hoà bình độc lập, đƣợc tiếp

thu truyền thống của quê hƣơng, đất nƣớc, họ luôn tự hào vì đã đứng trong hàng ngũ giai cấp công nhân Việt Nam.

Đặc biệt thông qua tuyên truyền, giáo dục đã tập hợp, vận động công nhân tham gia sinh hoạt Đảng, các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là công đoàn, tạo sân chơi cho công nhân ngoài giờ làm việc, hạn chế các tệ nạn xã hội, nâng cao nhận thức mọi mặt. Trong 5 năm 2003 - 2008, Bình Dƣơng đã có 2.345 đoàn viên công đoàn đƣợc kết nạp Đảng. Riêng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có 23 chi bộ đảng với 248 đảng viên; 59 chi hội, câu lạc bộ thanh niên công nhân trong các doanh nghiệp, với 3.260 hội viên và 346 chi hội thanh niên công nhân nhà trọ với 15 ngàn hội viên.

Đời sống vật chất và tinh thần của công nhân được nâng lên một bước

So với năm 2007 thu nhập bình quân của công nhân đã tăng từ 1,3 triệu đồng lên 1,5 triệu đồng tháng. Trong đó lƣơng cơ bản đã đạt 1,2 triệu đồng, các doanh nghiệp đã quan tâm hỗ trợ về tiền ăn, nâng chế độ mỗi bữa ăn thêm 2 – 4 ngàn đồng. Tăng tiền chuyên cần từ 80 lên 120 ngàn đồng, một số doanh nghiệp còn hỗ trợ thêm tiền xăng xe đi lại, tiền nhà ở, trợ cấp tiền nuôi con nhỏ cho công nhân nữ nhập cƣ.

Trong quá trình lao động sản xuất nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp FDI đã tạo môi trƣờng làm việc và không gian sinh hoạt văn hoá cho công nhân. Hầu hết các doanh nghiệp đã có nhà ăn tập thể và thƣờng sử dụng để làm nơi sinh hoạt chung cho công nhân; có phòng vệ sinh, nơi thay quần áo. Phối hợp với công đoàn tổ chức cho công nhân lao động đi tham quan du lịch ngắn ngày, giao lƣu văn nghệ, thể dục thể thao do địa phƣơng hoặc khu công nghiệp tổ chức.

Tuy nhiên, do giá cả thị trƣờng không ổn định và tăng cao nên dù thu nhập của công nhân tăng nhƣng đồng lƣơng thực tế không đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Công nhân nhập cƣ còn phải trả tiền nhà trọ, điện nƣớc với giá đắt đỏ, chấp nhận sống trong môi trƣờng, diện tích chật hẹp không có các tiện nghi phục vụ cho sinh hoạt văn hóa tinh thần tại chỗ. Bên cạnh đó vẫn còn tỷ lệ không nhỏ công nhân có thu nhập thấp

dƣới 700 ngàn đồng một tháng. Vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế (cuối năm 2008 đầu năm 2009), việc làm tại các doanh nghiệp giảm sút, tỷ lệ công nhân tại Bình Dƣơng tuy không mất việc làm nhiều, nhƣng công việc cầm chừng, không có thời gian làm thêm nên thu nhập cũng giảm đáng kể.

Nhận thức chính trị, pháp luật của công nhân được nâng cao: Để phục vụ đời sống tinh thần cho công nhân, từ tháng 7/2007 đến nay, Hội LHTNVN tỉnh và Báo Bình Dƣơng đã phối hợp in ấn và phát hành hơn 400.000 ngàn tờ báo miễn phí cho công nhân, kịp thời cung cấp thông tin, tuyên truyền chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc đến với công nhân, lao động trên địa bàn. Đến tháng 6/2009, tỉnh đã chỉ đạo tăng lƣợng phát hành báo chí tỉnh ngày thứ 7 lên 10 ngàn tờ mỗi tuần. Công việc này do Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Báo Bình Dƣơng thực hiện, dƣới sự hỗ trợ của ngân sách tỉnh.

Tỉnh đã thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, nhƣ ký kết hợp đồng lao động, thỏa ƣớc lao động tập thể, vệ sinh lao động, an toàn bảo hộ lao động... Đồng thời đề xuất và có biện pháp xử lý phù hợp, thông qua đó giáo dục nâng cao nhận thức cho công nhân và chủ doanh nghiệp. Nhờ đó mà những năm qua cả tỉnh đã có trên 70% công nhân đƣợc ký kết hợp đồng lao động, trên 25% doanh nghiệp có nội quy lao động; 35% doanh nghiệp có công đoàn xây dựng đƣợc thỏa ƣớc lao động tập thể. Cả tỉnh đã thành lập đƣợc trên 300 tổ hòa giải cơ sở. Hoạt động của các cơ sở tƣ vấn pháp luật đã phát huy tác dụng, phát hàng chục ngàn tờ rơi đến các khu công nghiệp đƣa nội dung quan trọng pháp luật lao động đến với công nhân. Các doanh nghiệp lớn, các khu công nghiệp tập trung đều có chƣơng trình tuyên truyền pháp luật trong công nhân. Do đó, nhận thức về chính trị pháp luật đã đƣợc nâng lên rõ rệt, hiện tƣợng vô kỷ luật, đi muộn về sớm, gây gổ mất đoàn kết trong công nhân đã giảm hẳn.

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động có chuyển biến tốt

Các cấp Công đoàn tỉnh Bình Dƣơng đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ đƣợc Đại hội Công đoàn tỉnh đề ra với nhiều chƣơng trình hoạt động đƣợc cụ thể hóa và ngày càng phong phú, đa dạng nhằm chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động. Công đoàn đã đi đầu tổ chức các phong trào thi đua, là cầu nối ngƣời lao động với ngƣời sử dụng lao động, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH...

Phong trào thi đua trở thành biện pháp tổng hợp để CNVC-LĐ tỉnh Bình Dƣơng tích cực học tập nghiên cứu, tập trung giải quyết khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, trong đời sống, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ...

Từ 2003 – 2008 cả tỉnh đã có 1.800 công trình sản phẩm, hơn 3 ngàn sáng kiến kỹ thuật của hơn 4 ngàn công nhân, viên chức, lao động đƣợc tổ chức Công đoàn khuyến khích thực hiện đem lại lợi ích kinh tế - xã hội mỗi năm hàng trăm tỷ đồng và góp phần đƣa Bình Dƣơng từ một tỉnh thuần nông trở thành tỉnh công nghiệp trong hơn 10 năm qua.

Thành quả lớn nhất của tổ chức Công đoàn và phong trào CNVC tỉnh Bình Dƣơng là phong trào thi đua yêu nƣớc, đã đem lại hiệu quả cao nhƣ: Các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, bác sĩ, y tá điều trị phục vụ tốt ngƣời bệnh đã khích lệ công nhân viên chức, lao động trong hai ngành giáo dục và y tế nâng cao chất lƣợng giảng dạy, học tập trong các trƣờng học; chăm sóc tốt ngƣời bệnh trong các bệnh viện.

Nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức

Cuộc vận động CNVC xây dựng ngƣời cán bộ, CNVC "trung thành, sáng tạo, tận tụy, gƣơng mẫu" năm năm qua ở Bình Dƣơng đã trở thành mục tiêu phấn đấu, rèn luyện ở từng tập thể, cá nhân mỗi cán bộ CNVC. Nội dung của cuộc vận động đã đáp ứng đƣợc yêu cầu khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ đổi mới. Cuộc vận động đƣợc các cấp ủy, chính quyền hoan nghênh và có nhiều biện pháp

chỉ đạo, khích lệ tổ chức Công đoàn hoạt động gắn với Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh" đạt hiệu quả. Qua các phong trào thi đua, các tổ chức Công đoàn có thêm điều kiện tham gia xây dựng Đảng, bồi dƣỡng, giới thiệu đoàn viên ƣu tú cho Đảng.

Chất lượng nguồn nhân lực công nghiệp được nâng cao một bước

Nhờ làm tốt chính sách giáo dục đào tạo, nên trên 30 ngàn lao động có việc làm hàng năm, đã có 38% qua đào tạo (riêng năm 2008 là 46.200 ngƣời, số qua đào tạo chiếm 50,5%). Tỉnh đã coi trọng đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ, lao động nông thôn, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong tƣơng lai, 2 trƣờng đại học quốc gia đƣợc đầu tƣ xây dựng trên địa bàn Bình Dƣơng, sẽ góp phần tích cực cho công tác đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực tại chỗ đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

CHƢƠNG III.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 63 - 68)