Giải pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 92 - 96)

II. Các giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dƣơng

3. Giải pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định tại doanh nghiệp

công nhân, kết hợp với các hoạt động biểu diễn văn hóa văn nghệ chuyên nghiệp để công nhân có điều kiện hƣởng thụ văn hóa và từng bƣớc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần. Nên chăng các ngành chức năng cần xây dựng các câu lạc bộ lao động vừa và nhỏ ở các khu hoặc liên khu để ngày lễ, ngày nghỉ, tết, công nhân có điều kiện tham gia giải trí miễn phí (tập nhẩy, đọc sách, nghe nhạc, xem phim…)

Đời sống vật chất và tinh thần là một lĩnh vực rộng lớn và phong phú. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho giai cấp công nhân nói chung, công nhân lao động tỉnh Bình Dƣơng nói riêng trƣớc hết là trách nhiệm của toàn xã hội, nhƣng Đảng là ngƣời chịu trách nhiệm quyết định. Vì thế, hơn bao giờ hết, chúng ta đang rất cần những cơ chế chính sách đủ mạnh và hợp lý. Chính sách ấy có khả năng quy tụ và tập hợp mọi nguồn lực, động viên đƣợc sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân, tạo nên các phong trào quần chúng sâu rộng. Đó chính là nguồn lực, nguồn sinh khí góp phần tạo ra bƣớc chuyển mới trong lĩnh vực nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân lao động hiện nay.

3. Giải pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định tại doanh nghiệp nghiệp

Trƣớc mắt quan hệ lao động (QHLĐ) tại các doanh nghiệp ở Bình Dƣơng còn có những mâu thuẫn và biến động phức tạp nhất định. Công đoàn cần phối hợp với doanh nghiệp và các cơ quan chức năng về quản lý lao động để có giải pháp cấp bách để khẩn trƣơng ổn định QHLĐ, đồng thời tích cực tham gia, kiểm tra, giám sát xây dựng, hoàn thiện pháp luật lao động, luật hóa các quy định về QHLĐ để hƣớng tới cùng doanh nghiệp và ngƣời lao động xây dựng mối quan hệ này ngày càng tốt hơn, góp phần đƣa sản xuất kinh doanh phát triển, lợi ích của các bên đƣợc phù hợp, hài hòa.

Giải quyết tốt quan hệ lợi ích góp phần ổn định quan hệ lao động trong doanh nghiệp

Đây có thể coi là quan điểm trong xây dựng QHLĐ hài hòa trong doanh nghiệp. Để giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích (chủ yếu là lợi ích kinh tế) cần phải nhận thức đầy đủ “các bên cùng có lợi”. Mục đích hoạt

động của doanh nghiệp là lợi nhuận; mục đích của ngƣời lao động là lợi ích, tiền công, tiền lƣơng và các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật lao động. Trong QHLĐ tại doanh nghiệp, ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động (có cả công đoàn) đều nhận thức đúng đắn về sự cần thiết có nhau trong quan hệ để tồn tại. Các quan hệ lợi ích ấy, lợi ích của doanh nghiệp và ngƣời lao động và lợi ích xã hội cùng phát triển trong sự phát triển của doanh nghiệp. Trong điều kiện pháp luật chƣa hoàn chỉnh, mọi nội dung trong QHLĐ đều đƣợc điều chỉnh bằng luật pháp. Sự thƣơng lƣợng thỏa thuận giữa các bên (có sự tham gia của công đoàn) trong QHLĐ, bằng hoặc cao hơn quy định của pháp luật, có lợi hơn cho ngƣời lao động là giải pháp tối ƣu để đảm bảo quan hệ lao động hài hoà và ổn định tại doanh nghiệp.

Nội dung quan hệ lao động xét đến cùng, tất cả đều biểu hiện trong quan hệ lợi ích kinh tế, đó là nội dung rất nhạy cảm, dễ phát sinh những mâu thuẫn và tranh chấp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Vì thế, tại doanh nghiệp cần phải hoàn thiện cơ chế hai bên, về pháp luật thì đã cơ bản đầy đủ, rõ ràng, nhƣng trong quá trình thực hiện cần phải kiểm tra giám sát chặt chẽ hơn, đồng thời phát huy vai trò của CĐCS.

Ở tầm vĩ mô cần phải khẩn trƣơng hoàn thiện cơ chế 3 bên, đảm bảo bằng lợi ích bằng cơ chế 3 bên: Phía doanh nghiệp (Phòng thƣơng mại công nghiệp Việt Nam và Liên minh hợp tác xã); ngƣời lao động (tổ chức Công đoàn Việt Nam) và Nhà nƣớc. Bởi vậy, mỗi bên trong cơ chế 3 bên đều cần đƣợc tăng cƣờng, củng cố, phát huy vai trò của mình để các quan hệ lợi ích luôn đƣợc đảm bảo hài hòa. Các chủ thể trong QHLĐ cần căn cứ theo quy định của pháp luật và thực tế hoạt động của doanh nghiệp để xác định đúng đắn vị trí, vai trò, nghĩa vụ của mình, tích cực hợp tác, đối thoại vì lợi ích chung của các bên. QHLĐ chỉ thật sự lành mạnh, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển khi các quan hệ lợi ích đƣợc đảm bảo.

Trong điều kiện hiện nay, đời sống vật chất của CNLĐ còn thấp, do vậy lợi ích kinh tế của mỗi ngƣời là động lực trực tiếp và tác động mạnh mẽ nhất đến QHLĐ trong doanh nghiệp. Quan tâm đúng mức, giải quyết thỏa đáng vấn đề lợi ích kinh tế cho CNLĐ trong doanh nghiệp

chắc chắn sẽ phát huy đƣợc tinh thần trách nhiệm, tính năng động sáng tạo, gắn bó của họ đối với doanh nghiệp, cần quan tâm kết hợp với lợi ích tinh thần, lợi ích trƣớc mắt và lâu dài, gắn quyền lợi và nghĩa vụ của CNLĐ. Trƣớc mắt Công đoàn cần quan tâm phối hợp hoàn thiện một số chính sách cơ bản đối với CNLĐ nhƣ: Chính sách tiền lƣơng, tiền công, nâng cao thu nhập bảo đảm mức sống và chi phí sinh hoạt tối thiểu khác; chính sách đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao giá trị sức lao động, trình độ tay nghề, tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động; chính sách về nhà ở, nhất là các khu công nghiệp tập trung. Trong chính sách nhà ở cần có cơ chế phối hợp khuyến khích giữa Nhà nƣớc, doanh nghiệp chính quyền và nhân dân địa phƣơng cùng tham gia.

Nâng cao ý thức pháp luật cho các chủ thể quan hệ lao động tại doanh nghiệp

Để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, cần thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, chú trọng tham gia xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội của nƣớc ta hiện nay, phù hợp với chủ trƣơng mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Thực hiện. “Xây dựng hệ thống tƣ pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con ngƣời”12. Những đạo luật có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của CNLĐ nhƣ pháp luật lao động, cần đƣợc hệ thống hóa, sửa đổi bổ sung thƣờng xuyên và kịp thời, sát với thực tiễn.

Các luật ban hành cần phải bảo đảm tính khả thi, dễ hiểu, quy định cụ thể để giảm bớt tình trạng phải chờ hƣớng dẫn mới thi hành đƣợc. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giải thích, giáo dục pháp luật để công nhân và chủ doanh nghiệp hiểu mà tự giác chấp hành. Phải đảm bảo lợi ích cho các bên khi tham gia QHLĐ.

Thứ hai, đẩy mạnh phối hợp bồi dƣỡng, giáo dục pháp luật nhằm hình thành và mở rộng tri thức, hiểu biết pháp luật cho CNLĐ và chủ doanh nghiệp, tạo tình cảm và lòng tin của họ đối với pháp luật; hình thành động cơ và thói quen sống và làm việc theo pháp luật. “Tập trung

12

phổ biến về pháp luật lao động và Luật Công đoàn13, làm rõ quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động khi tham gia QHLĐ. Đối với ngƣời lao động, cần phải đƣợc phân loại đối tƣợng theo khu vực kinh tế. Ngoài quốc doanh, có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp cổ phần hóa, doanh nghiệp tƣ nhân để lựa chọn nội dung và hình thức phù hợp”. Các văn bản pháp luật, văn bản hƣớng dẫn cần biên tập “song ngữ” để tiện lợi trong tra cứu, sử dụng với từng đối tƣợng đầu tƣ.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cần tập trung vào một số vấn đề nhƣ: Tăng cƣờng tuyên truyền pháp luật lao động (chính sách về lao động, tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động), Luật công đoàn, giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp cho ngƣời lao động. Có quy định về trách nhiệm của ngƣời sử dụng lao động trong việc tạo điều kiện cho ngƣời lao động đƣợc tiếp cận thƣờng xuyên, kịp thời với pháp luật và chính sách mới.

Đổi mới nội dung, cải tiến phƣơng pháp tuyên truyền giáo dục, làm phong phú, sinh động các hình thức phổ biến pháp luật. Vận dụng linh hoạt các hình thức tuyên truyền. Tăng cƣờng phối hợp với các cơ quan chức năng, với ngƣời sử dụng lao động, coi trọng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Phát triển đa dạng các hình thức và nâng cao chất lƣợng công tác tƣ vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý của công đoàn cho ngƣời lao động. Kết hợp giáo dục pháp luật, với giáo dục đạo đức, văn hóa, nâng cao trình độ cho CNLĐ.

Thứ ba, tăng cƣờng phối hợp tiến hành công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp. Khi kiểm tra, đánh giá không chỉ thuần túy kiểm tra việc chấp hành pháp luật của chủ doanh nghiệp mà cần kiểm tra việc phối hợp của doanh nghiệp với các cơ quan chức năng trong tuyên truyền pháp luật lao động và tình trạng chấp hành nội quy, quy định pháp luật của CNLĐ.

Xử lý nghiêm minh tất cả những hành vi vi phạm pháp luật. “Thực hiện đồng bộ các chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc nhằm phát huy

13

Tổng Liên đoàn lao động Việt nam, Kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền phổ biên giáo dục pháp luật của TLĐ giai đoạn 2003 – 2008, tr 2.

dân chủ (dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp và chế độ tự quản của cộng đồng dân cƣ) và giữ vững kỷ cƣơng trong xã hội”14

. Thông qua công tác đấu tranh chống vi phạm pháp luật, bảo đảm công bằng xã hội, ý thức pháp luật của CNLĐ và chủ doanh nghiệp sẽ đƣợc củng cố và không ngừng nâng cao.

Thứ tư, nâng cao chất lƣợng hoạt động CĐCS. Công đoàn cơ sở cần phối hợp với doanh nghiệp tuyên truyền, giáo dục cho CNLĐ hiểu biết về quyền lợi và trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật lao động; nhắc nhở, phê bình những trƣờng hợp lơ là không chấp hành nội quy, quy định của đơn vị và pháp luật lao động; yêu cầu doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định của pháp luật. Tham gia kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của ngƣời sử dụng lao động và cả ngƣời lao động, xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, kịp thời giải quyết những vƣớng mắc từ cơ sở; đồng thời phát hiện những nội dung bất cập, không khả thi của pháp luật trong quá trình triển khai thực hiện, để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Đối với các doanh nghiệp chƣa có tổ chức Công đoàn, công đoàn cấp trên cần khẩn trƣơng vận động thành lập CĐCS, lựa chọn những công nhân tích cực, có hiểu biết về pháp luật, có khả năng thuyết phục và có uy tín với quần chúng vào ban chấp hành công đoàn lâm thời; tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ công tác công đoàn, trong đó chú trọng đến kỹ năng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho CNLĐ.

3.3. Cải thiện tiền lương, thu nhập của công nhân, lao động trong doanh nghiệp

Làm tốt những nội dung này chính là thực hiện chủ trƣơng của Đảng đối với giai cấp công nhân Việt Nam: “Thực hiện tốt chính sách và pháp luật về lao động, tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hộ lao động, chăm sóc, phục hồi sức khỏe đối với công nhân; chính sách ƣu đãi nhà ở đối với công nhân bậc cao. Xây dựng tổ chức, phát triển đoàn viên công đoàn, nghiệp đoàn đều khắp ở các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế”15.

14 Đảng cộng sản VN, Văn kiện ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb chính trị quốc gia, H,

2006, tr 117.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)