Định hƣớng xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dƣơng

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 68 - 73)

CÔNG NHÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG ĐẾN NĂM 2020

I. Định hƣớng xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dƣơng Bình Dƣơng

Trong thời gian tới, hoạt động đầu tƣ phát triển kinh tế tại Bình Dƣơng đƣợc đặt trong bối cảnh hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Để có một môi trƣờng đầu tƣ thực sự hấp dẫn, có sức cạnh tranh trên thị trƣờng, cần nâng cao hơn nữa chất lƣợng nguồn nhân lực, khắc phục những yếu kém về cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, bảo đảm hệ thống chính sách đối với ngƣời lao động và đầu tƣ minh bạch, nhất quán.

Với những lợi thế nhất định của địa phƣơng nhƣ: sự ổn định chính trị, vị trí địa lý, các nguồn lực, chính sách đầu tƣ cởi mở, nguồn vốn đầu tƣ vào Bình Dƣơng sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới, tạo nhiều việc làm cho công nhân lao động. Tỉnh đang khuyến khích đầu tƣ có chọn lọc vào lĩnh vực sản xuất công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, ít tác động đến môi trƣờng sinh thái; phát triển kết cấu hạ tầng và các dự án công nghiệp quan trọng, nhƣ xây dựng nhà máy điện, bệnh viện, trƣờng đại học, phát triển các ngành dịch vụ, nhất là du lịch, giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể thao, phát triển ngành nghề truyền thống, khuyến khích các dự án sử dụng nhiều lao động tại chỗ.

Hệ thống pháp luật và chính sách về đầu tƣ cũng sẽ đƣợc tiếp tục hoàn chỉnh, quan tâm đến việc cải thiện năng lực, hiệu lực thi hành. Pháp luật lao động đƣợc tuyên truyền và phổ biến rộng rãi, việc minh bạch hóa các thông tin về việc làm, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho ngƣời lao động có nhiều cơ hội lựa chọn, tìm kiếm việc làm phù hợp. Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật lao động ngày càng đƣợc cải tiến và tăng cƣờng. Trình độ nhận thức về pháp luật và chấp hành pháp luật của các chủ thể tham gia QHLĐ (kể cả cán bộ công đoàn) đƣợc nâng cao. Hoạt động công đoàn sẽ đổi mới theo hƣớng quan tâm hơn nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích ngƣời lao động trong

khu vực ngoài quốc doanh, phối hợp tích cực với các bên trong QHLĐ để hƣớng tới tập trung xây dựng QHLĐ hài hòa, lành mạnh hơn.

Hiện tƣợng di chuyển lao động giữa các doanh nghiệp và khu vực tiếp tục diễn ra, lao động dã qua đào tạo, có tay nghề cao càng khan hiếm và đƣợc coi trọng. Nền kinh tế thị trƣờng đã thể hiện rõ nét về tác động của quy luật cung cầu, trong đó có thị trƣờng lao động. Vấn đề tiền lƣơng, thu nhập là nguyên nhân chính dẫn đến sự mất cân bằng giữa cung - cầu lao động. Hiện tƣợng di chuyển lao động từ nơi có thu nhập thấp đến nơi có thu nhập cao, môi trƣờng làm việc tốt, sẽ diễn ra sôi động hơn.

Giá cả hàng hóa, dịch vụ ở Việt Nam, tiền lƣơng của ngƣời lao động sẽ hòa đồng với khu vực. Vì thế các doanh nghiệp phải tính toán và chủ động điều chỉnh mức lƣơng, thu nhập theo hƣớng tăng lên cho công nhân, lao động. Lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ phải đƣợc điều chỉnh cho phù hợp.

Tuy nhiên, trƣớc mắt mâu thuẫn trong QHLĐ tiếp tục tăng mà chƣa thể giải quyết ngay đƣợc và ngày càng có chiều hƣớng phức tạp, tranh cấp lao động và đình công sẽ đa dạng hơn, nhƣng chủ yếu là đòi hỏi về quyền và lợi ích. Tình hình giá cả sinh hoạt leo thang, làm cho tiền lƣơng thực tế giảm sút, đồng tiền mất giá nghiêm trọng; việc điều chỉnh lƣơng tối thiểu của nhà nƣớc không đáp ứng kịp. Nhu cầu đời sống vật chất tinh thần của ngƣời lao động đòi hỏi ngày càng cao. Do đó tình trạng CNLĐ phải tìm việc làm mới để có thu nhập cao hơn đáp ứng với yêu cầu thiết yếu của cuộc sống sẽ diễn ra khá phổ biến.

1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh về xây dựng đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dương tỉnh Bình Dương

Chƣơng trình hành động của Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá X) về Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nƣớc, đã nêu rõ mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ công nhân lao động lớn mạnh về mọi mặt, nâng cao bản lĩnh, nhận thức chính trị, pháp luật và lòng yêu nƣớc; giáo dục giác ngộ tác phong công nghiệp và thực hiện lối sống văn hóa lành

mạnh, nhất là trong đội ngũ công nhân trẻ; từng bƣớc nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của Tỉnh. Tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo, chú trọng đào tạo nghề cho công nhân từ nông dân và nữ công nhân”.

Những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể đƣợc đƣa ra là: “Tăng cƣờng chất lƣợng đào tạo nghề, nâng cao trình độ cho đội ngũ công nhân lao động”. Cụ thể là:

- Nắm chắc nhu cầu lao động, chủ động quy hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hóa của Bình Dƣơng trong thời kỳ mới. Chú trọng đào tạo đội ngũ chuyên gia kinh tế, công nhân có tay nghề chuyên môn, kỹ thuật cao; đào tạo và nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên dạy nghề.

- Tập trung đào tạo, đào tạo lại để nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân, đặc biệt là công nhân trẻ, công nhân từ nông dân, công nhân nữ, nhằm phát triển về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng, để đội ngũ công nhân có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp ngày càng cao, có khả năng tiếp thu nhanh và làm chủ công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng và hiệu quả công tác. Thực hiện tốt chủ trƣơng xã hội hóa trong công tác đào tạo. Kết hợp chặt chẽ các doanh nghiệp sử dụng lao động với các tổ chức Nhà nƣớc trong công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động; khuyến khích công nhân tự học tập, tự đào tạo, nâng cao trình độ mọi mặt.

- Mở rộng quy mô, phát triển mạng lƣới và loại hình đào tạo nghề cho công nhân lao động, gắn với việc nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, phƣơng thức đào tạo nhằm tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cao phục vụ phát triển công nghiệp. Phấn đấu đến hết năm 2010, tỷ lệ công nhân trực tiếp sản xuất đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng kỹ năng nghề nghiệp đạt 60%.

- Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong việc xây dựng đội ngũ công nhân Bình Dƣơng “có sức

khoẻ, có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu”.

Văn kiện Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh Bình Dƣơng lần thứ VIII nhiệm kỳ 2008 - 2013 đã đề ra những nhiệm vụ chủ yếu là: “Chủ động tham mƣu với Đảng, phối hợp với Nhà nƣớc xây dựng đội ngũ công nhân Bình Dƣơng lớn mạnh, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, tổ chức phong trào thi đua yêu nƣớc rộng khắp thiết thực và hiệu quả trong công nhân, viên chức, lao động; chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động; đẩy mạnh phát triển đoàn viên và tổ chức Công đoàn trong các thành phần kinh tế; nâng cao năng lực và trình độ cán bộ công đoàn; đổi mới nội dung và phƣơng thức hoạt động; xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nƣớc trọng sạch vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của Tỉnh”. Với tinh thần: “Đổi mới, sáng tạo, vì quyền, lợi ích của ngƣời lao động, vì sự phát triển của đất nƣớc.”

Công tác quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đƣợc tỉnh quan tâm. Bình Dƣơng phấn đấu đến năm 2010 với mục tiêu “Mở rộng quy mô, phát triển mạng lưới và loại hình đào tạo nghề, thu hút thanh niên gắn với việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, Đa dạng hóa các loại hình đào tạo và phương thức đào tạo nhằm tạo nguồn nhân lực có tay nghề phục vụ phát triển công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2010 nâng tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo đạt 60%”.

Bảng 10: Dự kiến nhu cầu lao động và lao động qua đào tạo

của tỉnh Bình Dƣơng đến 2010

Chỉ tiêu Tổng nhu

cầu LĐ

Trong đó (Đơn vị: Người)

Nông - Lâm - Thủy sản Công nghiệp - Xây dựng Thƣơng mại - Dịch vụ

Nhu cầu lao động 777.465 124.698 486.081 166.686

Qua đào tạo 466.479 32.459 325.674 108.346

2. Yêu cầu về sự phát triển đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dương

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 Bình Dƣơng cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp và là đô thị loại I trực thuộc Trung ƣơng, trong những năm tới, Bình Dƣơng tiếp tục phát triển nhanh về công nghiệp. Tỉnh đã quy hoạch đến năm 2010 sẽ phát triển 31 khu công nghiệp với diện tích gần 10 ngàn ha và 23 cụm công nghiệp với diện tích gần 3 ngàn ha.

Dự báo nhu cầu của thị trƣờng lao động, mỗi năm tỉnh Bình Dƣơng cần khoảng 35 - 40 ngàn lao động mới để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, yêu cầu về trình độ đối với công nhân của các doanh nghiệp cũng ngày một cao hơn. Mặt khác, tỉnh cũng tiếp tục chủ trƣơng phát triển kinh tế theo cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Vì vậy, số lƣợng công nhân trong tỉnh sẽ tiếp tục tăng trong 10 năm tới và phân bố đều khắp toàn tỉnh. Trình độ tay nghề của công nhân lao động cũng phải nâng cao hơn nữa để đáp ứng nhu cầu lao động xã hội.

Trong khi lực lƣợng lao động tại chỗ không đủ để đáp ứng thì hiện tƣợng lao động nhập cƣ sẽ còn tiếp tục đƣợc bổ sung từ các địa phƣơng khác đến. Bên cạnh đó, tác phong công nghiệp của công nhân cũng đƣợc nâng dần để đáp ứng êu cầu chung. Lực lƣợng lao động sẽ tiếp tục tăng nhanh ở khối doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc và khối doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

Dự báo đến năm 2020, lực lƣợng công nhân trên địa bàn Tỉnh khoảng 1 triệu ngƣời. Đây là lực lƣợng quan trọng, đóng góp to lớn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tỉnh, nhƣng cũng đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết. Nhu cầu đáp ứng nguồn nhân lực có tay nghề chất lƣợng cao cho phát triển công nghiệp là rất lớn trong điều kiện cạnh tranh gay gắt; mặt khác nhiều nhu cầu về mặt xã hội cần đƣợc đáp ứng nhƣ: trƣờng học, bệnh viện, vui chơi, giải trí; nhà ở và các cơ sở phục vụ cho công nhân các khu, cụm công nghiệp…

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 68 - 73)