Giải pháp phát triển giáo dục, đào tạo nghề cho công nhân, lao động tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 102 - 107)

II. Các giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dƣơng

4. Giải pháp phát triển giáo dục, đào tạo nghề cho công nhân, lao động tỉnh Bình Dương

động tỉnh Bình Dương

Quy hoạch mạng lưới:

Cần nâng cao cả quy mô và chất lƣợng đào tạo của các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh. Sớm hình thành một số cơ sở đào tạo đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Có thể nhập chƣơng trình của các nƣớc ở một số lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật để đào tạo; đồng thời có cơ chế hợp tác liên kết giữa một số trƣờng của tỉnh và các nƣớc để đào tạo nhân lực kỹ thuật cao cho công nghiệp tỉnh. Hình thành khu đào tạo trình độ cao, gắn đào tạo với chuyển giao công nghệ và thực nghiệm sản xuất tại một số địa bàn.

Rà soát, bổ sung quy hoạch mạng lƣới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu lao động kỹ thuật cho các doanh nghiệp công nghiệp. Trong đó cần thành lập cơ sở dạy nghề trong doanh nghiệp công nghiệp sử dụng nhiều lao động, cơ sở dạy nghề cho cụm, khu công nghiệp. Nâng cấp cơ sở dạy nghề hiện có hoặc xây dựng mới để hình thành một số trƣờng dạy nghề trình độ cao với quy mô lớn, trong đó có ít nhất một trƣờng tƣơng đƣơng với trình độ khối các nƣớc ASEAN. Tập trung đầu tƣ xây dựng một số trung tâm dạy nghề cấp quận, huyện ở các vùng chuyển đổi đất canh tác phát triển doanh nghiệp, phát triển khu công nghiệp để dạy nghề gắn với việc tạo việc làm cho lao động tại chỗ, phù hợp với quy hoạch chung phát triển các cơ sở dạy nghề.

Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề

Đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của đào tạo nghề trên cả hai phƣơng diện quy mô và chất lƣợng. Theo mục tiêu phát triển hệ thống các trƣờng dạy nghề, các trung tâm đào tạo kỹ thuật của tỉnh đòi hỏi phải tăng cƣờng đội ngũ giáo viên đào tạo nghề.

Về chất lƣợng, từng bƣớc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy nghề, phấn đấu đến năm 2015, có 100% giáo viên dạy nghề đạt chuẩn theo quy

định của Luật Giáo dục, một bộ phận giảng dạy trình độ tiên tiến để trở thành lực lƣợng nòng cốt cho các trƣờng trong việc đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy nghề.

Có kế hoạch, chƣơng trình thƣờng xuyên thực hiện bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên theo yêu cầu chức danh ở các cấp bậc, ngành đào tạo. Sử dụng phƣơng pháp sƣ phạm tƣơng tác trong việc bồi dƣỡng giáo viên, tăng cƣờng năng lực tự nghiên cứu, tự đào tạo của giáo viên. Trên cơ sở đó thực hiện có hiệu quả việc đổi mới nội dung, phƣơng pháp đào tạo nguồn nhân lực.

Có chính sách thu hút học sinh giỏi vào trƣờng dạy nghề, trƣờng đại học, cao đẳng, trƣờng trung học chuyên nghiệp. Tạo điều kiện biên chế để các trƣờng loại này có thể giữ học sinh giỏi ở lại trƣờng, bổ sung cho đội ngũ giáo viên.

Bồi dƣỡng nâng cao trình độ và phƣơng pháp giảng dạy của đội ngũ giáo viên dạy nghề theo chuẩn; hàng năm, cơ sở dạy nghề tổ chức cho giáo viên dạy nghề đi thực tế tại doanh nghiệp, khu công nghiệp để tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ và tổ chức sản xuất hiện đại, kể cả thực tập, khảo sát ở nƣớc ngoài với một số giáo viên hạt nhân.

Đổi mới nội dung chương trình đào tạo

Đổi mới, hiện đại hóa chƣơng trình, nội dung đào tạo theo hƣớng mềm dẻo, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với những biến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất để tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo chủ động gắn đào tạo với yêu cầu của sản xuất, tạo thuận lợi cho ngƣời học. Từng bƣớc xây dựng nội dung chƣơng trình đào tạo nghề theo mô đun để đảm bảo liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. Xây dựng các chƣơng trình đào tạo cho các nghề phổ biến, đào tạo nghề trình độ cao đẳng; dạy nghề ngắn hạn; đào tạo cho lao động nông thôn. Nội dung, chƣơng trình đào tạo nghề trình độ cao đƣợc xây dựng theo hƣớng tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Đổi mới phƣơng pháp dạy nghề, ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào giảng dạy; phát huy tính chủ động của học sinh, tăng thời

gian thực hành, thực tập và tự rèn luyện của học sinh; kết hợp dạy nghề với thực hành tại doanh nghiệp.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đào tạo nghề

Các hoạt động quản lý đào tạo hƣớng vào hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy định về đào tạo, dạy nghề của tỉnh; tăng cƣờng chức năng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chính sách và quy định về đào tạo, dạy nghề của tỉnh; xây dựng và từng bƣớc áp dụng các tiêu chí đánh giá, kiểm định chất lƣợng đào tạo nghề. Hình thành hệ thống kiểm định chất lƣợng đào tạo trên phạm vi toàn tỉnh theo hƣớng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tăng cƣờng công tác dự báo và xây dựng kế hoạch định hƣớng phát triển đào tạo lao động chuyên môn kỹ thuật, đƣa đào tạo lao động chuyên môn kỹ thuật và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của từng ngành và từng quận, huyện, có chính sách điều tiết quy mô và cơ cấu đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, khắc phục tình trạng mất cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề và địa bàn.

Tỉnh cần thành lập trung tâm dự báo nhu cầu lao động. Trung tâm này đƣợc kết nối với trung tâm dự báo nhân lực quốc gia của Bộ lao động – thƣơng binh và xã hội để hình thành mạng lƣới dự báo nhân lực trong cả nƣớc phục vụ cho các cơ sở đào tạo. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý đào tạo lao động chuyên môn kỹ thuật, giúp cho việc đánh giá tình hình và ra quyết định nhanh chóng, đúng đắn.

Xã hội hoá, đa dạng hóa nguồn lực cho đào tạo lao động kỹ thuật. Tăng cƣờng huy động nhiều nguồn tài chính để đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo nhƣ: thu từ ngƣời học, tăng hợp lý số lƣợng các trƣờng dân lập, phát triển các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất của cải vật chất và tạo ra thu nhập cho nhà trƣờng.

Tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho đào tạo nghề

Từng bƣớc hiện đại hóa cơ sở vật chất của trƣờng học, đảm bảo diện tích đất đai và sân chơi, bãi tập; tất cả các trƣờng đều có thƣ viện và trang bị tối thiểu để thực hiện các thí nghiệm trong chƣơng trình; thay thế, bổ sung cơ sở vật chất và thiết bị cho các trƣờng dạy nghề; phát

triển nhanh và quản lý tốt các ký túc xá của học sinh, sinh viên. Chuẩn hóa diện tích xây dựng, diện tích phòng học, nhà xƣởng, ký túc xá và xuất đầu tƣ cho một chỗ học.

Xây dựng một số thƣ viện, phòng học thí nghiệm và xƣởng sản xuất thử để nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến. Bổ sung thƣờng xuyên sách và báo chí chuyên ngành để các trƣờng có điều kiện tiếp cận những thành tựu mới của khoa học công nghệ. Đầu tƣ cho các thƣ viện nhằm tăng cƣờng tài liệu tham khảo, sách báo trong và ngoài nƣớc và hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ thƣ viện.

Đổi mới, bổ sung cơ chế, cơ sở về dạy nghề:

Huy động nguồn lực từ Nhà nƣớc, doanh nghiệp, ngƣời lao động, hợp tác quốc tế và các nguồn hợp pháp khác để phát triển dạy nghề cho doanh nghiệp, trong đó ngân sách Nhà nƣớc (trung ƣơng, địa phƣơng), tập trung đầu tƣ đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cấp các trƣờng dạy nghề trọng điểm trình độ cao theo quy hoạch và đầu tƣ phát triển thông tin về dạy nghề – việc làm cho doanh nghiệp.

Các cơ sở dạy nghề trong doanh nghiệp đƣợc hƣởng các ƣu đãi về đất, thuế, tín dụng nhƣ đối với các cơ sở dạy nghề khác theo quy định hiện hành. Các cơ sở dạy nghề trong doanh nghiệp, tham gia dạy nghề ngoài nhu cầu của doanh nghiệp đƣợc ngân sách hỗ trợ theo mức chi cho dạy nghề dài hạn, ngắn hạn; đối với dạy nghề trình độ cao đẳng đƣợc ngân sách hỗ trợ theo mức chi đào tạo bậc cao đẳng; chuyên gia, kỹ sƣ lâu năm trong doanh nghiệp khi tham gia dạy nghề đƣợc hƣởng chính sách nhƣ giáo viên dạy nghề.

Doanh nghiệp nhận lao động đã qua đào tạo nghề hoặc hợp đồng với cơ sở đào tạo phải đóng góp kinh phí dạy nghề; mức đóng góp theo thỏa thuận nhƣng không vƣợt quá quy định hiện hành về chi phí cho một chỉ tiêu đào tạo của Nhà nƣớc.

Xây dựng trung tâm thông tin dạy nghề – việc làm trong khu công nghiệp lớn và phát triển hệ thống thông tin thị trƣờng lao động trong doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả tuyển dụng và sử dụng lao động; thí điểm và từng bƣớc nhân rộng việc đăng ký, tuyển sinh học nghề, tuyển dụng lao động qua mạng.

Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp

Đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện có hiệu quả khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nƣớc, nhà trƣờng và doanh nghiệp; đặc biệt là sự phối hợp giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải đƣợc tham gia vào quá trình đào tạo nghề nhƣ xây dựng danh mục, tiêu chuẩn nghề nghiệp; xây dựng chƣơng trình đào tạo, tham gia giảng dạy (nhất là hƣớng dẫn thực hành nghề); tham gia vào quá trình đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho ngƣời lao động. Đồng thời doanh nghiệp phải có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhu cầu đối với từng nghề cho cơ sở đào tạo. Cơ sở đào tạo cũng phải có trách nhiệm cung cấp thông tin về năng lực đào tạo của mình; thông tin về kế hoạch đào tạo cho doanh nghiệp (nhất là thông tin về thực hành nghề tại doanh nghiệp) để doanh nghiệp bố trí cho phù hợp.

Trong đào tạo, tái đào tạo đội ngũ lao động phải chú trọng đồng bộ các lĩnh vực: chuyên môn, tay nghề, kiến thức luật pháp, trình độ quản lý, khả năng ngoại ngữ, tính kỷ luật và tác phong làm việc khoa học.

Trong đào tạo nghề nghiệp cũng phải nhất quán theo nguyên tắc của cơ chế thị trƣờng nhiều thành phần với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, có chọn lọc, có cạnh tranh lành mạnh. Đồng thời tạo điều kiện cho ngƣời học có thể chọn thầy, chọn lớp, chọn nghề phù hợp dễ học, ngƣợc lại, thầy và nhà trƣờng cũng có thể chọn ngƣời học để truyền nghề.

Để cung ứng lao động kỹ thuật cho các doanh nghiệp công nghiệp, các khu chế xuất, một trong những nguồn cung quan trọng ở Bình Dƣơng là các trung tâm dạy nghề. Vì vậy, nâng cao chất lƣợng đào tạo ở các trung tâm dạy nghề là rất cần thiết.

Chủ động xác định số lƣợng nghề đào tạo, quy mô đào tạo, trên cơ sở năng lực của cơ sở và nhu cầu của doanh nghiệp; chủ động xây dựng chƣơng trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Đổi mới phƣơng pháp, quy trình đào tạo, lấy học sinh, ngƣời học nghề làm trung tâm và nhu cầu của doanh nghiệp làm định hƣớng đào tạo. Có sự tham gia của doanh nghiệp: trong Hội đồng nhà trƣờng; trong việc xây dựng chƣơng trình, biên soạn giáo trình; trong quá trình giảng dạy; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, phản hồi chất lƣợng ngƣời đƣợc đào tạo. Dạy

kiến thức nghề (lý thuyết) cho ngƣời lao động đã có kỹ năng nghề đƣợc đào tạo tại doanh nghiệp hoặc tích luỹ đƣợc trong quá trình lao động, để đƣợc cấp phát văn bằng, chứng chỉ nghề. Hình thành bộ phận quan hệ doanh nghiệp trong các cơ sở dạy nghề để nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp và hợp tác với doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo; đẩy mạnh việc ký hợp đồng đào tạo với doanh nghiệp. Cơ sở dạy nghề phải chủ động điều tra để có đƣợc thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp (nghề, trình độ, kỹ năng...) để tổ chức đào tạo phù hợp. Thực hiện tƣ vấn nghề nghiệp cho ngƣời học.

Doanh nghiệp phải có chiến lƣợc, kế hoạch phát triển nhân lực phù hợp với chiến lƣợc, kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phát triển cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp; đẩy mạnh dạy nghề tại chỗ và bồi dƣỡng, nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động. Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ sở dạy nghề về nhu cầu lao động (quy mô, cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo, kỹ năng nghề...) Tạo điều kiện cho học sinh các trƣờng nghề thực tập tại doanh nghiệp; giáo viên dạy nghề đƣợc đi thực tế tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp tham gia xây dựng tiêu chuẩn, kỹ năng nghề, thiết kế chƣơng trình và tham gia giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của ngƣời học nghề, tham gia đánh giá kỹ năng nghề cho ngƣời lao động qua đào tạo. Cung cấp sản phẩm mới của doanh nghiệp cho cơ sở dạy nghề làm thiết bị đào tạo. Tổ chức đào tạo nghề tại doanh nghiệp với nhiều hình thức khác nhau cho những lao động tuyển mới chƣa qua đào tạo nghề và nâng cao kỹ năng nghề, cấp chứng chỉ nghề cho ngƣời lao động. Tạo điều kiện cho ngƣời lao động đƣợc học tập nâng cao trình độ.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 102 - 107)