Thực trạng về nhà ở và phương tiện sinh hoạt của đội ngũ công nhân, lao động tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 45 - 47)

. Năm 2007, có 12 tỉnh, thành phố có trên 100 ngàn công nhân (bao gồm cả công nhân nhập cƣ) trong doanh nghiệp là:

7. Thực trạng về nhà ở và phương tiện sinh hoạt của đội ngũ công nhân, lao động tỉnh Bình Dương

nhân, lao động tỉnh Bình Dương

Hiện nay theo tổng hợp chƣa đầy đủ tổng số công nhân, lao động đang làm việc tại các Khu công nghiệp và các nhà máy trên địa bàn Bình Dƣơng có khoảng 625.000 ngƣời, nhƣng chỉ có trên 200 doanh nghiệp xây dựng nhà ở đáp ứng nhu cầu của khoảng 40 ngàn cán bộ, công nhân, lao động; còn hơn 300 ngàn công nhân có nhu cầu về nhà ở10

. Toàn tỉnh có khoảng 14.000 phòng trọ do ngƣời dân địa phƣơng tự xây dựng, có nhiều phòng trọ chỉ 8-12m2 dùng cho 3 - 4 công nhân ở. Theo quy hoạch, đến năm 2020 Bình Dƣơng có đến 27 KCN và 10 cụm công nghiệp, với diện tích lên đến 25.000 ha, gấp hơn 2 lần diện tích đất công nghiệp hiện

10

nay, thu hút thêm khoảng 392.000 công nhân. Vì thế nhu cầu về chỗ ở cho công nhân nhập cƣ là rất lớn.

Theo báo cáo khảo sát tại 37 doanh nghiệp, hiện có 43.202 lao động, trong đó lao động nhập cƣ là 32.278 ngƣời, chiếm 74,7%. Trong số lao động nhập cƣ, có 58,2% đi thuê nhà trọ. Mặc dù các doanh nghiệp có hỗ trợ một phần tiền thuê nhà trọ, nhƣng đời sống của công nhân nhà trọ thực sự khó khăn (số liệu khảo sát của LĐLĐ tỉnh bình Dƣơng 2/2009)

Kết quả điều tra cho thấy, có 58,2% công nhân lao động đƣợc hỏi phải đi thuê nhà; 19% ở nhà của bố mẹ; 18,5% nhà riêng (chủ yếu là lao động địa phƣơng và công nhân viên, cán bộ quản lý ở các doanh nghiệp có thu nhập cao); chỉ có 3,2% công nhân lao động đƣợc ở nhà tập thể của doanh nghiệp xây. Những lao động phải đi thuê nhà hay ở nhờ nhà ngƣời thân thƣờng là lao động ngoại tỉnh, có thời gian làm việc chƣa lâu trong các doanh nghiệp và phần lớn số này còn độc thân. Về nơi ở, phòng ở của công nhân trên địa bàn Bình Dƣơng, theo điều, tra khảo sát chủ yếu là những khu dân cƣ chật chội, không đảm bảo về điều kiện vệ sinh và an ninh, đã có trƣờng hợp công nhân bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội.

Qua tiếp xúc với ngƣời lao động tại các ký túc xá dành cho công nhân cho thấy, họ không mặn mà với nơi ở của mình. Vì điều kiện sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn nhƣ: điện, nƣớc thất thƣờng; nấu ăn phải đúng nơi quy định, hoặc không đƣợc đun nấu; không đƣợc tiếp khách tại phòng; phòng ở đông ngƣời, nghỉ ngơi và đi lại không thoải mái; giờ giấc sinh hoạt khắt khe... Những ràng buộc nhƣ vậy đã khiến không ít công nhân bỏ ra ngoài thuê phòng trọ. Để tránh tình cảnh này, hiện nay có một số doanh nghiệp xây nhà trọ cho công nhân ở với giá vừa phải nhƣng không bắt buộc công nhân vào ở, mà nếu công nhân có nguyện vọng ở bên ngoài thì công ty sẵn sàng hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân, tính đến nay toàn tỉnh có khoảng trên 700 doanh nghiệp hỗ trợ tiền thuê nhà trọ. Nhƣng đây vẫn là giải pháp tình thế, không mang tính lâu dài, rất cần sự thay đổi về ý thức, tinh thần hợp tác của công nhân để các chủ trƣơng, chính sách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nhất là về nhà ở cho công nhân của doanh nghiệp và chính quyền địa phƣơng có hiệu quả.

Về phƣơng tiện sinh hoạt, vật dụng trong gia đình, kết quả điều tra cho thấy các trang thiết bị phục vụ cho làm việc, sinh hoạt hàng ngày của công nhân đã đƣợc cải thiện đáng kể: Đối với số công nhân ở nhà riêng có 75,7% có xe máy; 73,5% có bếp ga; 60,6% có điện thoại; 65,8% có ti vi màu; 25,9% có tủ lạnh; 12,5% có máy vi tính; 4,2% có điều hoà nhiệt độ; 4,5% có bình nóng lạnh. Đối với công nhân lao động ở nhà trọ đã có gia đình, 62,8% có xe máy, 66% có bếp ga, 72 % có điện thoại di động, 6,7% có máy giặt. Thực tế này cho thấy về cơ bản các gia đình công nhân đã có những phƣơng tiện sinh hoạt tối thiểu để đảm bảo cuộc sống. Một số đồ dùng cao cấp nhƣ bình nóng lạnh, điều hoà nhiệt độ, máy vi tính thì tỷ lệ các gia đình có rất thấp.

Nhƣ vậy, cùng với thành tựu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đời sống vật chất của công nhân lao động đang đƣợc đƣợc cải thiện, song vẫn còn nhiều khó khăn. Do thu nhập của nhiều lao động còn thấp, chƣa tƣơng xứng với công sức họ đã bỏ ra, điều kiện sống của nhiều gia đình công nhân còn chật vật, vấn đề nhà ở còn nan giải. Đây là thực trạng khách quan, phản ánh khá trung thực tình hình đời sống vật chất của công nhân, lao động trong các doanh nghiệp ở Bình Dƣơng. Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu xem xét để có giải pháp, chính sách cụ thể nhằm nâng cao đời sống vật chất cho đội ngũ công nhân, lao động tỉnh nhà thời gian tới.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 45 - 47)