. Năm 2007, có 12 tỉnh, thành phố có trên 100 ngàn công nhân (bao gồm cả công nhân nhập cƣ) trong doanh nghiệp là:
2. Thực trạng trình độ chuyên môn nghề nghiệp của đội ngũ công nhân Bình Dương
nhân Bình Dương
Trong những năm gần đây, tỉnh Bình Dƣơng đã có hƣớng đầu tƣ mạnh cho hệ thống giáo dục, đào tạo. Đến cuối năm 2008, trên địa bàn tỉnh có 4 trƣờng đại học và phân hiệu đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh; 41 cơ sở đào tạo nghề đã đáp ứng một phần nhu cầu học tập, nâng cao
tay nghề của ngƣời dân địa phƣơng. Hàng năm lực lƣợng lao động tốt nghiệp đại học cao đẳng và trƣờng nghề rất lớn, bổ sung đáng kể vào đội ngũ công nhân của tỉnh, góp phần tăng tỷ trọng công nhân đƣợc đào tạo có trình độ chuyên môn, tay nghề.
Tuy nhiên, hệ thống trƣờng dạy nghề hiện vẫn còn chƣa đáp ứng yêu cầu, lại cách xa các khu tập trung đông công nhân; mặt khác, đặc điểm ngành nghề sản xuất của các doanh nghiệp, phần lớn công nhân phải làm việc theo ca hoặc làm thêm giờ nên thời gian sắp xếp cho việc học tập nâng cao trình độ học vấn, tay nghề của công nhân còn bị hạn chế nhiều.
Theo thống kê của Sở Lao động – Thƣơng binh – Xã hội tỉnh Bình Dƣơng, trình độ công nhân trong tỉnh hiện có cơ cấu nhƣ sau: Đại học: 5%; Trung cấp và công nhân kỹ thuật: 13%; lao động đƣợc doanh nghiệp đào tạo nghề: gần 70%; số còn lại là lao động theo thời vụ, không qua đào tạo nghề. Nhƣ vây, tổng số lao động qua đào tạo nghề trƣớc khi vào làm việc ở doanh nghiệp chỉ đạt khoảng 18%. Số công nhân lao động còn lại, hơn 70% doanh nghiệp phải tự đào tạo.để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ đào tạo để công nhân nắm bắt đƣợc công việc cụ thể theo yêu cầu của từng doanh nghiệp, nếu có sự chuyển đổi công việc khác, công nhân phải đƣợc đào tạo lại từ đầu. Đây là sự lãng phí rất lớn trong công tác đào tạo nghề và cũng là một trở ngại của công nhân trong việc đƣợc hƣởng các chế độ chính sách dành cho ngƣời đã qua đào tạo nghề.
Theo báo cáo của Công đoàn các khu công nghiệp Bình Dƣơng, với lực lƣợng lao động tại các khu công nghiệp trong toàn tỉnh tỷ lệ chƣa qua đào tạo chiếm 64,5%, đồng thời số đã đƣợc đào tạo nghề 32,5%, nhƣng số lao động chƣa có bằng cấp, chứng chỉ nghề... còn cao. Tỷ lệ còn lại là trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp. Điều đó cho thấy chất lƣợng lao động công nghiệp của tỉnh còn thấp. Tuy nhiên, thực tế các trƣờng và cơ sở đào tạo nghề của tỉnh và trang thiết bị hiện có khó có thể tăng tỷ lệ công nhân đào tạo theo yêu cầu đƣợc. Hơn nữa, số lao động gia nhập đội ngũ công nhân tại Bình Dƣơng cũng gia tăng. Lực lƣợng lao động này bao gồm: Lao động tại địa phƣơng và lao động nhập cƣ phần
lớn chƣa qua đào tạo. Nếu ƣớc tính số lao động cần có để đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp – dịch vụ và thay thế lao động chuyển đi nơi khác bình quân là 35.000 - 40.000 ngƣời với 60% đƣợc đào tạo (theo chỉ tiêu đề ra) thì số đƣợc đào tạo tối thiểu phải đạt trên 20 ngàn ngƣời/năm.
Kết quả điều tra cho thấy, có sự phân hóa đáng kể về trình độ học vấn trong đội ngũ công nhân, lao động. Cụ thể là, trong số những công nhân đƣợc hỏi, chỉ có 44,6% công nhân lao động đã tốt nghiệp PTTH, 17% tốt nghiệp THCS, 29% tốt nghiệp tiểu học và 4,4% chƣa tốt nghiệp THCS.
Tỷ lệ công nhân đƣợc đào tạo nghề tại doanh nghiệp chiếm 53,2%; công nhân có trình độ trung học chuyên nghiệp là 10,9%; công nhân kỹ thuật là 7,4%; công nhân chƣa qua đào tạo nghề là 8,5% và công nhân có trình độ cao đẳng, đại học là 6,3%. Nếu phân theo giới tính thì trình độ chuyên môn, tay nghề không có sự khác biệt nhiều về tỷ lệ công nhân đƣợc đào tạo nghề tại doanh nghiệp, cũng nhƣ số công nhân chƣa đƣợc đào tạo nghề. Tuy nhiên, tỷ lệ công nhân kỹ thuật ở nam giới cao hơn hẳn so với nữ giới (12,9% ở nam so với 2,8% ở nữ).
Thực trạng trên cho thấy, số lƣợng công nhân có trình độ tay nghề cao còn ít, chƣa đáp ứng nhu cầu lao động cho sự phát triển công nghiệp của tỉnh, đặc biệt công nhân có chuyên môn kỹ thuật cao cho các khu công nghiệp, khu công nghệ cao và các cụm sản xuất công nghiệp của tỉnh.
Theo cơ cấu trình độ trên thì lực lƣợng lao động công nghiệp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hiện tại. Trong thời gian tới, các cấp, các ngành trong tỉnh cần phải cùng với các doanh nghiệp đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân.
Bảng 3. Trình độ chuyên môn, tay nghề của công nhân trong các doanh nghiệp Bình Dƣơng
Trình độ chuyên môn, tay nghề Tổng số DN nhà nƣớc Cty TNHH DN CP FDI Không trả lời 13,7% 5,3% 12% 11,3% 15,3 %
Chƣa qua đào tạo nghề 8,5% 7% 1,7% 10,9
%
Đào tạo nghề tại DN 53,2% 89,5% 57,8% 35,5% 53,7
%
TH chuyên nghiệp 10,9% 12,4% 18,5% 9,1%
Công nhân kỹ thuật 7,4% 5,2% 4,7% 15,3% 6,9%
Cao đẳng, đại học 6,3% 6,1% 17,7% 4,3%
Tổng số 100% 100% 100% 100% 100%
(Nguồn: Kết quả điều tra của Liên đoàn Lao động Bình Dương năm 2009)
Xét theo loại hình doanh nghiệp, số công nhân lao động đƣợc đào tạo nghề tại doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm tỷ lệ cao nhất 89,5%; công ty TNHH là 57,8%; doanh nghiệp FDI là 53,7% và công ty cổ phần là 35,5%. Trong công ty cổ phần, công nhân có trình độ cao đẳng, đại học là 17,7% cao hơn hẳn so với các doanh nghiệp khác; (Cty TNHH là 6,1%; doanh nghiệp FDI là 4,3%).
Thực tế cho thấy, việc đầu tƣ kinh phí nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho CNLĐ chủ yếu tại các doanh nghiệp Nhà nƣớc. Ở các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc, chỉ một số ít cán bộ có thể học tập vƣơn lên, còn lại đa số CNLĐ trực tiếp sản xuất không có điều kiện về thời gian, kinh phí để học thêm. Thực trạng này nếu không có giải pháp thiết thực, nhiều năm tới, đội ngũ CNLĐ trực tiếp sản xuất ở các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc sẽ bị tụt hậu xa về trình độ, nhận thức và nghề nghiệp so với yêu cầu CNH, HĐH đất nƣớc.
Bảng 4. Trình độ chuyên môn, tay nghề của CN phân theo độ tuổi
Trình độ
chuyên môn, tay nghề Tổng số Dƣới 20 Từ 20 -29 Từ 30 -39 Từ 40-50 Trên 50 Không trả lời 13,7% 12,5% 11% 14,9% 25,5% 29,2%
Chƣa qua đào tạo
nghề 8,5% 18,8% 8,4% 9,3% 5,1% 8,3%
Đạo tạo nghề tại
DN 53,2% 56,2% 56,5% 47% 55,1% 33,3% TH chuyên TH chuyên nghiệp 10,9% 12,5% 11,9% 11% 5,1% 4,2% Công nhân kỹ thuật 7,4% 6,7% 9,3% 2,6% 20,8% Cao đẳng, đại học 6,3% 5,5% 8,4% 6,4% 4,2% Tổng số 100% 100% 100% 100% 100% 100%
(Nguồn: Kết quả điều tra của Liên đoàn Lao động Bình Dương năm 2009)
Xét theo độ tuổi, công nhân lao động ở độ tuổi càng cao, trình độ chuyên môn, tay nghề càng cao. Ví dụ: Công nhân kỹ thuật ở độ tuổi trên 50 là 20,8%; từ 30 – 39 tuổi là 9,3%; độ tuổi từ 20 – 29 là 6,7%. Tuy nhiên, công nhân có trình độ cao đẳng, đại học ở nhóm tuổi từ 30 - 39 cao hơn các độ tuổi khác (chiếm 8,4%); từ 40 – 49 tuổi là 6,4% và trên 50 tuổi là 4,2%; ngƣợc lại số chƣa qua đào tạo nghề hoặc có trình độ đào tạo thấp tập trung độ tuổi dƣới 20, chiếm 18,8%; ở độ tuổi từ 20 – 29 chiếm 8,4%; thấp nhất là nhóm tuổi từ 40 – 50 chiếm 5,1%.
Bộ phận công nhân lao động trẻ chƣa đƣợc qua đào tạo nghề tại các trƣờng lớp, cơ sở đào tạo nghề, phần lớn là những lao động nông thôn và học sinh mới tốt nghiệp phổ thông đƣợc các doanh nghiệp tuyển dụng vào làm các công việc mang tính giản đơn, thời vụ… Vì vậy, để xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân trong những năm tới, cần tăng cƣờng đầu tƣ cho công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng nâng cao trình
độ học vấn, trình độ chuyên môn, tay nghề cho công nhân lao động, giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh phổ thông trƣớc khi vào làm việc tại các doanh nghiệp, nhất là trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.