3. Thực trạng phát triển th−ơng mại điện tử ở Việt Nam
1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam phát triển từ cuối thế kỷ 19. Giai đoạn 1975-1986, d−ới cơ chế quản lý tập trung, bao cấp nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn này tồn tại d−ới các hình thức kinh tế nh− tổ hợp, hộ gia đình, công ty hợp doanh, hợp tác xã.
Từ sau năm 1986, chính sách phát triển kinh tế ngoài quốc doanh đ−ợc ra đờị Sự tồn tại của các thành phần kinh tế khác nhau đ−ợc thừa nhận. Lúc
Ch−ơng I: Tổng quan về th−ơng mại điện tử
này doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại d−ới nhiều hình thức kinh tế khác nhau nh− công ty trách nhiệm hữu hạn, kinh tế hộ gia đình, kinh tế quốc doanh. Đến năm 1994, số l−ợng các doanh nghiệp sở hữu t− nhân là 14.700 doanh nghiệp và đến năm 20001 có khoảng 58000 doanh nghiệp dân doanh.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có các đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam th−ờng gắn với công nghệ lạc hậu, thủ công. Công nghệ lạc hậu chiếm tỷ trọng rất lớn, đây là điểm khác biệt lớn giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các n−ớc công nghiệp phát triển. Mặt khác, tốc độ đổi mới công nghệ còn rất chậm.
Thứ hai, quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ nhỏ, vốn hoạt động không nhiều, địa bàn và phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp còn hạn chế, chủ yếu sản xuất và tiêu thụ trong vùng tại địa ph−ơng. Hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp phải khó khăn về thiếu vốn để kinh doanh và mở rộng kinh doanh. Thị tr−ờng cung ứng vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu là thị tr−ờng phi tài chính. Hầu nh− các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không tiếp cận đ−ợc nguồn tín dụng chính thức.
Thứ ba, đội ngũ các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ ch−a đ−ợc đào tạo đầy đủ. Gần 50% số chủ doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh không có bằng cấp chuyên môn và chỉ có trên 31% chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh có bằng cao đẳng trở lên. Chủ doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và mối quan hệ thân quen. Lực l−ợng lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ít đ−ợc đào tạo chính quy mà chủ yếu theo ph−ơng pháp truyền nghề, kinh nghiệm. Gần 75% lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ch−a tốt nghiệp phổ thông, chỉ có trên 5% lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có trình độ đại học trong đó tập trung chủ yếu ở công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
Thứ t−, việc tổ chức quản lý giám sát trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thiếu chặt chẽ, còn buông lỏng. Nhiều doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh hoặc hoạt động không đúng với đăng ký kinh doanh.