Giải pháp về khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học: Phân tích rủi ro tài chính của các công ty gỗ tại Bình Định (Trang 157 - 162)

a. Lý do đƣa ra giải pháp: các công ty gỗ Bình Định liên tục gia tăng nợ phải trả và tài sản ngắn hạn song tỷ lệ nợ lại tăng nhanh hơn tỷ lệ tài sản ngắn hạn.

b. Giải pháp thực hiện: tăng cƣờng hiệu quả sử dụng của tài sản ngắn hạn, hiệu quả hoạt động trong kì và giảm tốc độ tăng của nợ ngắn hạn trong kỳ.

 Các tài khoản liên kết: Để nâng năng lực thanh toán sử dụng một dạng tài khoản liên thông tại các ngân hàng. Điều này cho phép có đƣợc những khoản lãi trên số dƣ tiền mặt vƣợt quá khi chuyển tiền từ tài khoản vốn không cần thiết sang tài khoản khác và chuyển trở lại khi cần thiết. Ngoài ra nếu có đƣợc khả năng thanh toán tiền mặt sẽ không thừa nếu cố gắng duy trì tài khoản séc và tài khoản tiền mặt tại ngân hàng.

 Đánh giá các chi phí chung của doanh nghiệp và xem có cơ hội nào để cắt giảm chúng hay không. Việc cắt giảm những chi phí không cần thiết sẽ tác động trực tiếp tới con số lợi nhuận. Các chi phí hoạt động nhƣ thuế mƣớn, quảng cáo, lao động gián tiếp hay chi phí văn phòng… là những chi phí gián tiếp mà doanh nghiệp phải chịu để vận hành hoạt động kinh doanh ngoài những chi phí trực tiếp nhƣ nguyên vật liệu hay lao động trực tiếp. Để thực hiện nhiệm vụ này, doanh nghiệp cần xây dựng cơ chế điều hành quả lý nguồn vốn và các chi phí sản xuất kinh doanh theo hƣớng cơ cấu thu chi phù hợp với việc cắt giảm chi phí đầu vào. Không chỉ vậy, hệ thống quả lý thu chi từng bƣớc thực hiện tự động hóa, đẩy mạnh phân cấp nhằm cân đối tỷ lệ chi

và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh trong từng thời kỳ đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp.

 Những tài sản không sản xuất: nếu doanh nghiệp có tài sản nào không sử dụng cho mục đích sinh lời, phục vụ hoạt động kinh doanh nói chung và dƣờng nhƣ thực hiện chỉ mỗi việc lƣu kho thì cần phải tiến hành thanh lý. Lý od duy nhất nên bỏ tiền ra cho nhƣng tài sản nhƣ nhà cửa, thiết bị và dụng cụ… là chúng phục vụ cho mục đích sinh lời.

 Giám sát hiệu quả nhất các khoản phải thu của doanh nghiệp nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp đang viết hóa đơn và thu tiền khách hàng chuẩn xác nhất và doanh nghiệp cũng đang nhận đƣợc các khoản thanh toán đúng hẹn.

 Khuyến khích các khách hàng thanh toán sớm, đều đặn và điều này sẽ đảm bảo một dòng tiền mặt ổn định trong doanh nghiệp.

 Các khoản chi: doanh nghiệp cần đàm phán với nhà cung cấp để có thời gian thanh toán càng lâu càng tốt. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp chiếm dụng đƣợc một khoản vốn không hề nhỏ.

 Các khoản tiền không thực sự liên quan: doanh nghiệp cần giám sá chặt chẽ các khoản tiền bị rút ra khỏi doanh nghiệp cho những mục đích không liên quan tới kinh doanh. Việc đƣa ra ngoài quá nhiều tiền có thể khiến lƣu lƣợng tiền mặt của doanh nghiệp bị tổn hại đáng kể.

 Lợi nhuận: các doanh nghiệp cần định kỳ xem xét lại yếu tố lợi nhuận đối với các sản phẩm và dịch vụ khác nhau của minh. Không thể bỏ qua việc đánh giá xem nơi nào có thể gia tăng sản phẩm và dịch vụ nhằm duy trì hoặc nâng cao doanh số lợi nhuận. Khi mà cac chi phí gia tăng và thị trƣờng có sự thay đổi, giá cả cũng cần đƣợc điều chỉnh để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Lựa chọn giải pháp nâng cao năng lực thanh toán của doanh nghiệp trong giai đoạn có những biến động tài chính phức tạp hiện nay sẽ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Các doanh

nghiệp nên có những cân nhắc kỹ lƣỡng trƣớc khi đƣa ra quyết định tài chính, đầu tƣ.

c. Hiệu quả giải pháp: Cải thiện năng lực thanh toán của doanh nghiệp, những chính sách tài chính hợp lý sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp có đƣợc một lƣợng tiền mặt ổn định cho những hoạt động kinh doanh hiện tại và phát triển mở rộng sau này.

KẾT LUẬN

Rủi ro tài chính luôn tồn tại trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi mỗi công ty. Các công ty luôn tìm cách giảm thiểu rủi ro mà công ty phải gánh chịu xuống mức thấp nhất để có thể tồn tại và phát triển trong thị trƣờng trong và ngoài nƣớc khó khăn nhƣ hiện nay.

Qua phân tích và đánh giá về rủi ro tài chính của các công ty gỗ ở khu công nghiệp Phú Tài thuộc thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho thấy rằng: Các công ty gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, nguyên vật liệu đầu vào đang khan hiếm, cơ cấu nguồn vốn của các công ty chƣa hợp lí…do đó các công ty này tồn tại rủi ro tài chính ở mức cao, Vì vậy, các công ty cần có những chính sách và biện pháp thích hợp để giảm rủi ro cho công ty đến mức tối thiểu, ngoài ra nhà nƣớc cũng nhƣ các cơ quan hữu quan cần phải có các giải pháp để giúp các công ty vƣợt qua khó khăn.

Trong chƣơng 1, bài nghiên cứu đã hệ thống đƣợc các cơ sở lý luận cơ bản các vấn đề về rủi ro, vấn đề rủi ro rủi ro tài chính trong doanh nghiệp, nhóm đã đƣa ra lí luận sự cần thiết của việc phân tích rủi ro trong doanh nghiệp, các nguồn thông tin nào để phân tích rủi ro và đƣa ra các yếu tố tác động đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để phân tích và đánh giá rủi ro tài chính của các công ty ở chƣơng tiếp theo.

Trong chƣơng 2, bài nghiên cứu đã phân rủi ro tài chính của các công ty gỗ đã khảo sát tại khu công nghiệp Phú Tài, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Từ các số liệu thu thập và khảo sát nhóm đã tiến hành phân tích thực trạng này bao gồm: Khái quát tình hình phát triển của doanh nghiệp gỗ, các nhân tố ảnh hƣởng đến ngành gỗ, thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp gỗ Bình Định, sau đó nhóm đi vào phân tích mẫu là 11 công ty ở khu công nghiệp Phú Tài, rồi đƣa ra thực trạng rủi ro tài chính của các công ty gỗ trong giai đoạn 2011-2013, từ đó nêu ra những thuận lợi và khó khăn mà các

công ty gỗ ở khu công nghiệp nói riêng và các công ty gỗ trên tỉnh Bình Định nói chung. Đây là cơ sở khoa học vững chắc để đƣa ra các giải pháp cho các công ty gỗ trong thời gian tới.

Trong chƣơng 3, bài nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro cho các công ty bao gồm 2 giải pháp mang tầm vĩ mô và các nhóm biện pháp kinh tế cụ thể cho các công ty.

Vì số lƣợng các công trình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến rủi ro tài chính của ngƣời dân Việt Nam còn khá khiêm tốn nên bài nghiên cứu vẫn chƣa phân tích đƣợc các sâu đƣợc ảnh hƣởng của các nhân tố đến rủi ro tài chính của các công ty. Nhóm hy vọng sẽ đƣợc nghiên cứu tiếp trong các công trình khoa học sau này và kính mong các nhà khoa học quan tâm đến vấn đề này tiếp tục nghiên cứu để có cơ sở nghiên cứu chuyên sâu hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. John Edward Caldwell (2012), A framework for board oversight of enterprise risk,The Chartered Professional Accountants of Canada.

2. GS.TS. Ngô Thế Chi – TS. Nguyễn Trọng Cơ (Năm 2005), Giáo trình Phân tích Tài Chính Doanh nghiệp, Nhà Xuất bản Tài chính.

3. PGS.TS. Nguyễn Văn Công (2005), Chuyên khảo về Báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích Báo cáo tài chính, NXB Tài chính.

4. PGS.TS. Phan Thị Cúc (2009), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính.

5. TS. Nguyễn Minh Kiều (Năm 2009), Quản trị rủi ro tài chính (Lý thuyết – Bài tập và Bài giải), Nhà xuất bản Thống Kê.

6. PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều (2013), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Lao động xã hội.

7. Dƣơng Hữu Hạnh (2008), Quản trị rủi ro xí nghiệp trong nền kinh tế toàn cầu, Nhà xuất bản Tài chính.

8. Th.S. Nguyễn Tiến Hùng, Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm, Nhà xuất bản Trƣờng Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh.

9. TS. Nguyễn Thanh Liêm – ThS. Nguyễn Thị Mỹ Hƣơng (2009),

Quản trị tài chính, Nhà xuất bản Thống Kê.

10. PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc (2011), Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, NXB Đại học kinh tế Quốc dân.

11. PGS.TS. Trần Ngọc Thơ (2013), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (Tài liệu lƣu hành nội bộ).

12. TS. Trƣơng Bá Thanh (2001), Phân tích hoạt động kinh doanh phần II, Nhà xuất bản Giáo dục [tr149]

13. PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân (Năm 2005), Quản trị rủi ro và khủng hoảng, NXB Thống Kê.

14. TS. Hà Thanh Việt (2013), Quản trị tài chính doanh nghiệp thực hành (Tập 1), Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học: Phân tích rủi ro tài chính của các công ty gỗ tại Bình Định (Trang 157 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)