Khái quát kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học: Phân tích rủi ro tài chính của các công ty gỗ tại Bình Định (Trang 78 - 89)

công ty gỗ đã khảo sát tại Bình Định giai đoạn 2011 – 2013

2.2.1.1 Khái quát kết quả kinh doanh của các công ty gỗ đã khảo sát tại Bình Định giai đoạn 2011 – 2013

Trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gỗ Bình Định nhìn chung không ổn định.

Doanh thu thuần của 11 công ty giảm vào năm 2012 và có xu hƣớng tăng vào năm 2013. Điều này cho thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của các

công ty năm 2013 tốt hơn năm 2012.

Bảng 2.6 Doanh thu thuần của một số doanh nghiệp gỗ tỉnh Bình Định Giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: Đồng

STT Tên công ty Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 CTCP chế biến gỗ nội thất Pisico 111.642.064.362 81.469.219.712 72.628.916.999 2 CTCP Lâm Nghiệp 19 127.313.729.764 213.109.338.871 176.391.268.328 3 CTCP kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt 772.432.024.214 809.530.974.938 826.220.281.932 4 CTCP Vinafor Quy Nhơn 16.716.180.559 15.920.171.961 6.638.377.271 5 CTCP Phú Tài 1.784.353.287.941 1.738.527.485.877 2.144.341.898.853 6 CTTNHH XNK Hà Thanh 33.252.813.851 29.059.059.184 43.118.757.328 7 CTTNHH Đồ gỗ Viễn Thông BĐ 10.193.142.045 10.099.034.398 10.441.063.355 8 Công ty TNHH Hoàng Phát 99.999.899.325 123.257.229.857 148.900.814.506 9 Công ty TNHH Minh Tiến 196.388.938.133 155.646.395.711 143.470.732.174 10 Công ty TNHH Tân Phƣớc 233.629.179.893 238.200.188.444 260.461.163.210 11 Công ty TNHH Toàn Gia Đạt 9.976.400.526 17.308.023.999 14.297.635.511 (Nguồn: Bảng KQKD)

Dựa vào Bảng 2.6 ta thấy tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp đƣợc khảo sát là tƣơng đối khả quan khi luôn có kết quả kinh doanh dƣơng. Trong 11 công ty đã khảo sát thì công ty Cổ phần Phú Tài có mức doanh thu thuần lớn nhất và công ty TNHH Toàn Gia Đạt có mức doanh thu thuần nhỏ nhất trong 3 năm.

Qua bảng 2.7 ta thấy: Trong năm 2012 các công ty bị giảm doanh thu thuần so với năm 2011 là công ty Cổ phần chế biến gỗ nội thất Pisico, công ty Cổ phần Vinafor Quy Nhơn, công ty Cổ phần Phú Tài, Công ty TNHH XNK Hà Thanh, công ty TNHH Đồ gỗ viễn thông Bình Định và công ty TNHH

Minh Tiến, có 6/11 công ty có mức doanh thu thuần giảm. Công ty bị giảm doanh thu thuần lớn nhất là công ty Cổ phần chế biến gỗ nội thất Pisico, giảm 27,03%. Công ty có mức doanh thu thuần tăng cao nhất là công ty TNHH Toàn Gia Đạt, với mức tăng 73,49%.

Bảng 2.7 Biến động doanh thu thuần của một số doanh nghiệp gỗ tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 – 2013 ĐVT: % STT Tên công ty So sánh 2012/2012 So sánh 2013/2012

1 CTCP chế biến gỗ nội thất Pisico (27,03) (10,85)

2 CTCP Lâm Nghiệp 19 67,39 (17,23)

3 CTCP kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt 4,80 2,06

4 CTCP Vinafor Quy Nhơn (1,94) (58,30)

5 CTCP Phú Tài (2,57) 23,34 6 CTTNHH XNK Hà Thanh (12,61) 48,38 7 CTTNHH Đồ gỗ Viễn Thông BĐ (0,92) 3,39 8 CTTNHH Hoàng Phát 23,26 20,80 9 CTTNHH Minh Tiến (20,75) (7,82) 10 CTTNHH Tân Phƣớc 1,96 9,35 11 CTTNHH Toàn Gia Đạt 73,49 (17,39)

(Nguồn: Bảng KQKD của các công ty)

Năm 2013, doanh thu thuần của các công ty có dấu hiệu tăng so với năm 2012. Có 5 công ty trong số 11 công ty có mức doanh thu thuần giảm, đó là những công ty Cổ phần chế biến gỗ nội thất Pisico, công ty Cổ phần Lâm Nghiệp 19, công ty Cổ phần Vinafor Quy Nhơn, công ty TNHH Minh Tiến và công ty TNHH Toàn Gia Đạt. Giảm mạnh nhất là công ty Cổ phần Vinafor Quy Nhơn, giảm 58,3%, đây là công ty có mức LNST trong 3 năm đều âm. Công ty có mức doanh thu thuần tăng mạnh nhất là công ty TNHH XNK Hà Thanh, tăng 48,38%. Để hiểu rõ hơn hiệu quả hoạt động của các công ty nhƣ thê nào trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2013 ta xét đến chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.

Dựa vào Bảng 2.8 ta thấy đa số các công ty hàng năm đều có lợi nhuận sau thuế (LNST) dƣơng, chứng tỏ hầu hết các công ty đều có kết quả kinh doanh khả quan, doanh thu thu về đủ bù đắp chi phí trong quá trình kinh doanh.

Bảng 2.8 Lợi nhuận sau thuế của một số doanh nghiệp gỗ tỉnh Bình Định Giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: Đồng

STT Tên công ty Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 CTCP chế biến gỗ nội thất Pisico 11.032.412.934 9.762.360.909 7.931.676.464 2 CTCP Lâm Nghiệp 19 6.051.404.973 6.092.814.913 5.692.274.767 3 CTCP kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt 7.698.867.782 9.798.990.696 9.374.509.015 4 CTCP Vinafor Quy Nhơn (2.966.842.278) (3.067.664.644) (2.561.801.271) 5 CTCP Phú Tài 70.548.273.994 58.792.453.619 40.703.467.353 6 CTTNHH XNK Hà Thanh 847.952.697 155.987.735 1.143.217.982 7 CTTNHH Đồ gỗ Viễn Thông BĐ 35.335.747 109.310.792 155.008.311 8 CTTNHH Hoàng Phát 126.111.363 55.623.182 115.438.444 9 CTTNHH Minh Tiến 202.343.889 (2.117.386.130) (3.994.552.797) 10 CTTNHH Tân Phƣớc 1.356.808.749 1.340.527.938 1.836.860.784 11 CTTNHH Toàn Gia Đạt 240.492.226 60.288.203 16.235.620 (Nguồn: Bảng KQKD)

Qua số liệu Bảng 2.8 trên ta thấy đa số các công ty có LNST trong 3 năm đều ở mức dƣơng, điều đó cho thấy LNTT của các công ty trong 3 năm đủ bù đắp chi phí bỏ ra, do đó trong 3 năm qua công ty qua kinh doanh có lợi nhuận. Tuy nhiên, có công ty Cổ phần Vinafor Quy Nhơn trong 3 năm liên tiếp có LNST ở mức âm, nhƣng con số này đang dần đƣợc cải thiện. Công ty TNHH Minh Tiến có LNST ở 2 năm 2012, 2013 đang ở mức âm, cho thấy 2 công ty này hoạt động không hiệu quả trong 3 năm.

Trong 9 công ty đã khảo sát thì công ty Cổ phần Phú Tài có mức LNST cao nhất, tuy nhiên mức LNST có xu hƣớng giảm qua các năm. Trong các

công ty TNHH thì công ty TNHH Tân Phƣớc có mức LNST cao nhất, và mức LNST này có xu hƣớng tăng qua các năm.

Bảng 2.9 Biến động lợi nhuận sau thuế của một số doanh nghiệp gỗ tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 – 2013 ĐVT: % STT Tên công ty So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012

1 Công ty CP chế biến gỗ nội thất Pisico (11,5) (18,8)

2 Công ty CP Lâm Nghiệp 19 0,7 (6,6)

3 Công ty CP kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt 27,3 (4,3) 4 Công ty CP Vinafor Quy Nhơn (3,40) (16,5)

5 Công ty CP Phú Tài (16,7) (30,8)

6 Công ty TNHH XNK Hà Thanh (81,6) 632,9 7 Công ty TNHH Đồ gỗ Viễn Thông BĐ 209,3 41,8 8 Công ty TNHH Hoàng Phát (55,9) 107,5 9 Công ty TNHH Minh Tiến (1146,4) 88,7

10 Công ty TNHH Tân Phƣớc (1,2) 37,0

11 Công ty TNHH Toàn Gia Đạt (74,9) (73,1)

(Nguồn: Tác giả tính toán)

Theo số liệu tính toán Bảng 2.9, trong 9 công ty thì có công ty TNHH XNK Hà Thành là có sự biến động mạnh vào năm 2013, LNST của công ty tăng 634% so với năm 2012, cho thấy trong năm 2013 công ty kinh doanh tốt. Công ty hoạt động không hiệu quả nhất là công ty TNHH Minh Tiến có LNST âm trong 2 năm 2012 và 2013, nhƣng vào năm 2013 LNST tiếp tục lọt thỏm sâu vào vùng LNST âm.

Các công ty có xu hƣớng giảm LNST là công ty CP Lâm Nghiệp 19, công ty CP chế biến gỗ nội thất Pisico, công ty CP kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt, công ty Cổ phần Phú Tài và công ty TNHH Toàn Gia Đạt. Các công ty còn lại TNHH Đồ gỗ Viễn Thông Bình Định, công ty TNHH Hoàng Phát, công ty

TNHH Tân Phƣớc có chuyển biến tốt trong kinh doanh trong 3 năm nên LNST có xu hƣớng tăng dần.

2.2.1.2 Khái quát hiệu quả kinh doanh của các công ty gỗ đã khảo sát tại Bình Định giai đoạn 2011 – 2013

Để có thể xem xét khái quá hiệu quả kinh doanh của các công ty gỗ Bình Định, ta có thể tính toán và so sánh các tỷ số sinh lợi của các công ty với nhau. Các tỷ số sinh lợi bao gồm: doanh lợi doanh thu (DLDT), sức sinh lời căn bản (BEPR), tỷ suất sinh lời tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE).

a. Doanh lợi doanh thu

Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết một dồng doanh thu tạo ra đƣợc bao nhiều đồng lợi nhuận sau thuế.

𝐃𝐋𝐃𝐓 =𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế

𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐭𝐡𝐮ầ𝐧 × 𝟏𝟎𝟎%

Tỷ số doanh lợi doanh thu cho biết LNST chiếm bao nhiêu phần trong doanh thu thuần, chỉ số này lớn nghĩa là công ty kinh doanh có lãi, chỉ số càng lớn nghĩa là công ty có lãi càng lớn, chỉ số này âm nghĩa là công ty thua lỗ. Qua bảng 2.10 có thể thấy: Các công ty khảo sát có DLDT có con số dƣơng nhƣng ở mức rất thấp. Trong các công ty trên thì 2 công ty Cổ phần Vinafor Quy Nhơn và TNHH Minh tiến có DLDT âm, và TNHH Hoàng Phát có DLDT bằng 0 trong cả 3 năm.

Công ty TNHH Vinafor Quy Nhơn có DLDT âm là do LNST của công ty qua các năm đều âm, công ty TNHH Minh Tiến có DLDT năm 2011 gần bằng 0, và 2 năm còn lại có LNST âm, công ty Hoàng Phát có mức doanh thu thuần rất cao trung bình doanh thu thuần của công ty trong 3 năm khoản 88 tỷ, nhƣng trong quá trình hoạt động chi trả chi phí thì LNST của công ty ở mức rất thấp chỉ chiếm 0.11% so với doanh thu thuần, nên ROA của công ty gần nhƣ là bằng 0, nghĩa là tài sản của công ty gần nhƣ không sinh lợi cho công ty.

Bảng 2.10 Doanh lợi doanh thu của một số doanh nghiệp gỗ tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: %

STT Tên công ty Năm

2011

Năm 2012

Năm 2013

1 Công ty CP chế biến gỗ nội thất Pisico 0,099 0,120 0,109 2 Công ty CP Lâm Nghiệp 19 0,048 0,029 0,032 3 Công ty CP kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt 0,010 0,012 0,011 4 Công ty CP Vinafor Quy Nhơn -0,177 -0,193 -0,386

5 Công ty CP Phú Tài 0,040 0,034 0,019

6 Công ty TNHH XNK Hà Thanh 0,026 0,005 0,027 7 Công ty TNHH Đồ gỗ Viễn Thông Bình Định 0,003 0,011 0,015 8 Công ty TNHH Hoàng Phát 0,001 0,000 0,001 9 Công ty TNHH Minh Tiến 0,001 -0,014 -0,028

10 Công ty TNHH Tân Phƣớc 0,006 0,006 0,007

11 Công ty TNHH Toàn Gia Đạt 0,024 0,003 0,001

(Nguồn: Bảng KQKD và Tác giả tính toán)

b. Sức sinh lời căn bản

Tỷ số sinh lời căn bản phản ánh khả năng sinh lời trƣớc thuế và lãi của doanh nghiệp, nghĩa là chƣa kể ảnh hƣởng của thuế và đòn bẩy tài chính. Nó cho biết bình quân cứ mỗi 100 đồng tài sản tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi. Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời căn bản chƣa kể đến ảnh hƣởng của thuế và đòn bẩy tài chính cho nên thƣờng đƣợc sử dụng để so sánh khả năng sinh lợi trong trƣờng hợp các doanh nghiệp có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và mức độ sử dụng nợ rất khác nhau.

𝐁𝐄𝐏𝐑 = 𝐄𝐁𝐈𝐓

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐓à𝐢 𝐬ả𝐧 𝐁𝐐 × 𝟏𝟎𝟎%

Qua bảng 2.11 ta thấy khả năng sinh lời trƣớc thuế và lãi vay của các doanh nghiệp gỗ Bình Định có xu hƣớng giảm khi BEPR bình quân giảm dần

từ 7,03% vào năm 2011 xuống còn 5,70% vào năm 2013, tốc độ giảm là 18,92%.

Bảng 2.11 Sức sinh lời căn bản của một số doanh nghiệp gỗ tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: %

STT Tên công ty 2011 2012 2013

1 Công ty CP chế biến gỗ nội thất Pisico 18,26% 18,98% 17,77% 2 Công ty CP Lâm Nghiệp 19 11,62% 10,24% 7,47% 3 Công ty CP kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt 5,31% 4,06% 3,87% 4 Công ty CP Vinafor Quy Nhơn -12,83% -11,66% -11,50%

5 Công ty CP Phú Tài 19,27% 17,20% 17,82%

6 Công ty TNHH XNK Hà Thanh 4,89% 1,55% 6,10% 7 Công ty TNHH Đồ gỗ Viễn Thông BĐ 3,91% 5,58% 4,26%

8 Công ty TNHH Hoàng Phát 4,97% 4,63% 3,10%

9 Công ty TNHH Minh Tiến 5,76% 5,38% 3,99%

10 Công ty TNHH Tân Phƣớc 6,38% 5,70% 4,36%

11 Công ty TNHH Toàn Gia Đạt 9,81% 6,28% 5,46%

12 Bình quân 7,03% 6,18% 5,70%

(Nguồn: Bảng KQKD và Tác giả tính toán)

BEPR của các công ty trong 3 năm đều là con số dƣơng, trừ công ty Cổ phần Vianfor Quy Nhơn trong 3 năm đều có BEPR âm. Trong 11 công ty thì công ty Cổ phần kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt có tổng tài sản bình quân là lớn nhất (trên 500 tỷ đồng) nhƣng sức lợi tổng tài sản của công ty không cao và công ty có BEPR cao nhất là công ty Cổ phần Phú Tài, BEPR năm trên năm 2011 là 31,05%, năm 2012 là 17,2% và năm 2013 là 17,82%, mặc dù tài sản của công ty thấp hơn công ty Cổ phần kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt (chỉ bằng 1/5) nhƣng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay của công ty đạt mức cao nhất trong 11 công ty (trên 100 tỷ đồng).

Xét năm 2012, BEPR đã tăng lên 6,11%, đây là điều tốt cho các công ty và chỉ có 4 công ty có BEPR lớn hơn BEPR bình quân là công ty Cổ phần

chế biến gỗ nội thất Pisico (18,98%), Công ty CP Lâm Nghiệp 19 (10,24%), Công ty CP Phú Tài (17,2%), Công ty TNHH Toàn Gia Đạt (6,28%).

Năm 2013, BEPR bình quân có xu hƣớng giảm xuống còn 5,70%. Các công ty có BEPR cao hơn BEPR bình quân là công ty Cổ phần chế biến gỗ nội thất Pisico (17,77%), Công ty CP Lâm Nghiệp 19 (7,47%%), Công ty CP Phú Tài (17,82%) và công ty TNHH XNK Hà Thanh (6,1%).

c. Tỷ suất sinh lời tổng tài sản

Tỷ số suất sinh lời tổng tài sản phản ánh khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết bình quân cứ 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

𝐑𝐎𝐀 = 𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐓à𝐢 𝐬ả𝐧 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 × 𝟏𝟎𝟎%

Bảng 2.12 Tỷ suất sinh lời tổng tài sản (ROA) của của một số doanh nghiệp gỗ tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 – 2013

STT Tên công ty Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 CTCP chế biến gỗ nội thất Pisico 13,67% 14,88% 12,12%

2 CTCP Lâm Nghiệp 19 7,09% 7,14% 5,38%

3 CTCP kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt 1,41% 1,65% 1,56% 4 CTCP Vinafor Quy Nhơn -15,78% -14,83% -12,20%

5 CTCP Phú Tài 11,48% 8,59% 4,89% 6 CTTNHH XNK Hà Thanh 4,31% 0,75% 5,49% 7 CTTNHH Đồ gỗ Viễn Thông BĐ 0,19% 0,58% 0,79% 8 CTTNHH Hoàng Phát 0,10% 0,04% 0,07% 9 CTTNHH Minh Tiến 0,07% -0,68% -1,28% 10 CTTNHH Tân Phƣớc 1,43% 1,10% 1,29% 11 CTTNHH Toàn Gia Lạt 1,61% 0,29% 0,06% 12 ROA bình quân 2,32% 1,77% 1,65%

Theo Bảng 2.12 trên thì ROA của hầu hết các công ty TNHH đều nhỏ hơn 1% và nhỏ hơn trung bình ngành, cho thấy sức sinh lời của tài sản của các công ty loại hình này đang ở mức rất thấp, việc sử dụng tài sản chƣa hiệu quả, đặc biệt là công ty Cổ phần Vinafor Quy Nhơn và công ty TNHH Minh Tiến có ROA nhỏ hơn 0, công ty TNHH Hoàng Phát có ROA gần nhƣ bằng 0 là trong cả 3 năm.

Tỷ số ROA giảm nguyên nhân là tổng tài sản của các công ty gia tăng qua các năm và tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của LNST. Năm 2011 công ty Cổ phần Phú Tài có ROA cao nhất, năm 2012 và năm 2013 công ty Cổ phần chế biến gỗ nội thất Pisico có ROA cao nhất trong 11 công ty.

Năm 2012, các công ty có ROA cao hơn ROA bình quân (1,77%) là công ty Cổ phần chế biến gỗ nội thất Pisico (14,88%), công ty Cổ phần Lâm Nghiệp 19 (7,14%), công ty Cổ phần Phú Tài (8,59%).

Đối với năm 2013, ROA là 1,65% giảm 0,12% so với năm 2012. Các công ty có ROA cao hơn ROA bình quân là công ty Cổ phần chế biến gỗ nội thất Pisico (12,12%), công ty Cổ phần Lâm Nghiệp 19 (5,38%), công ty Cổ phần Phú Tài (4,89%) và công ty TNHH XNK Hà Thanh (5,49%).

d. Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu

Tỷ số này đo lƣờng mức lợi nhuận trên mức đầu tƣ của các chủ sở hữu. Đây là tỷ số mà các nhà đầu tƣ rất quan tâm bởi nó phản ánh thu nhập mà họ nhận đƣợc khi đầu tƣ vốn vào doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.

𝐑𝐎𝐄 = 𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế

𝐕ố𝐧 𝐜𝐡ủ 𝐬ở 𝐡ữ𝐮 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 × 𝟏𝟎𝟎%

Qua Bảng 2.13 ta thấy các công ty TNHH đều có ROE nhỏ hơn 1%, cho thấy các công ty có sức sinh lời của vốn chủ sở hữu đang ở mức rất thấp, thậm chí có công ty đang ở mức âm là công ty Vinafor Quy Nhơn và công ty

TNHH Minh Tiến nhƣ phân tích ở trên là do LNST của công ty âm nên ROE ở mức âm, công ty TNHH Hoàng Phát và công ty TNHH Toàn Gia Đạt có sức sinh lời của vốn chủ sở hữu ở mức rất thấp gần nhƣ bằng 0.

Bảng 2.13 Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) của một số doanh nghiệp gỗ tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 – 2013

STT Tên công ty 2011 2012 2013

1 CTCP chế biến gỗ nội thất Pisico 50,73% 32,84% 26,61%

2 CTCP Lâm Nghiệp 19 27,42% 26,15% 23,40% 3 CTCP Phú Tài 43,57% 30,72% 16,98% 4 CTTNHH XNK Hà Thanh 7,92% 1,38% 9,55% 5 CTTNHH Tân Phƣớc 8,23% 7,49% 9,47% 6 CTCP kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt 7,02% 8,67% 8,08% 7 CTTNHH Đồ gỗ Viễn Thông BĐ 0,37% 1,12% 1,59%

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học: Phân tích rủi ro tài chính của các công ty gỗ tại Bình Định (Trang 78 - 89)