Giảm tỷ trọng nhập khẩu gỗ từ bên ngoài, tăng cƣờng sử dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học: Phân tích rủi ro tài chính của các công ty gỗ tại Bình Định (Trang 151 - 152)

nguồn nguyên liệu gỗ trong nƣớc

Không chỉ ngành gỗ Bình Định mà cả ngành gỗ Việt Nam đều đang nhập khẩu rất nhiều nguyên liệu gỗ từ bên ngoài, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 4 triệu m3 gỗ, chiếm 80% nguồn gỗ nguyên liệu cho chế biến hàng xuất khẩu, việc này tạo ra sự phụ thuộc rất lớn và các doanh nghiệp gỗ gặp rất nhiều khó khăn khi các nguyên liệu đầu vào đều tăng giá nhƣ hiện nay. Vì vậy giảm tỷ trọng nhập khẩu gỗ từ bên ngoài, sử dụng nguồn nguyên liệu trong nƣớc sẽ mang lại lợi thế cho các doanh nghiệp gỗ, chủ động về nguồn nguyên liệu và tiết kiệm chi phí hơn.

3.1.2 Chuyển từ sản xuất đồ gỗ ngoài trời sang sản xuất đồ gỗ nội thất, thoát khỏi cảnh sản xuất theo mùa vụ

Nếu nhƣ đồ gỗ ngoài trời sản tập trung theo mùa vụ để khách hàng bán trong thời gian ngắn vào mùa nắng và thị trƣờng tiêu thụ chỉ ổn định ở một số nƣớc giàu có thì đồ gỗ nội thất nhà nhà đều cần, thị trƣờng tiêu thụ khắp thế giới nên có thể sản xuất quanh năm. Nhƣ vậy các doanh nghiệp tránh đƣợc áp lực về nhà kho và vốn liếng đầu tƣ cho hàng tồn kho, tiền trả lƣơng công nhân,.. Chuyển từ sản xuất đồ gỗ ngoài trời sang sản xuất đồ gỗ nội thất là con đƣờng sống của các doanh nghiệp yếu kém về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và năng lực tài chính.

Sản xuất đồ gỗ nội thất mang lại nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp nhƣ không phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu, thời tiết, chủ động trong kế hoạch sản xuất, thị trƣờng tiêu thụ ổn định. Trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp đã chuyển mạnh từ sản xuất đồ gỗ ngoài trời sang sản xuất đồ nội thất nhƣ các công ty: Tiến Đạt, Hồng Hữu Thịnh, Hồng Hạnh, Đại Thành, Hải Vy, Phƣớc Hƣng, Duyên Hải, Quốc Thắng...

3.1.3 Các doanh nghiệp gỗ trong Tỉnh cần tìm cách nắm bắt kịp thời các thông tin cần thiết, tìm hiểu kỹ đặc điểm, nhu cầu, xu hƣớng của từng thị trƣờng

Trong những thị trƣờng chính đầy tiềm năng của sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của nƣớc ta nhƣ Mỹ, Nhật Bản, EU,… thì mỗi thị trƣờng đều có những nét đặc trƣng riêng, rất khác biệt về nhu cầu, thị hiếu, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng hay môi trƣờng pháp lý. Vì vậy các doanh nghiệp trƣớc khi thâm nhập thị trƣờng cần tìm hiểu kỹ những thông tin cụ thể có liên quan đến việc sản xuất kinh doanh của mình, việc này sẽ tạo cơ sở cho các quyết định, các chính sách của doanh nghiệp khi làm ăn với các đối tác nƣớc ngoài, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hợp tác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học: Phân tích rủi ro tài chính của các công ty gỗ tại Bình Định (Trang 151 - 152)