Nếu xét từ góc độ quyền sở hữu thì vốn kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc hình thành từ hai nguồn: nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Thành phần và tỷ trọng từng nguồn vốn so với tổng nguồn vốn tại một thời điểm gọi là cơ cấu nguồn vốn. Phân tích rủi ro tài chính thông qua cơ cấu nguồn vốn thƣờng sử dụng chỉ tiêu phản ánh hệ số nợ và đòn bẩy tài chính.
a. Hệ số nợ
Hệ số nợ phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, đƣợc đo bằng tỷ số giữa tổng số nợ phải trả trên tổng tài sản.
Hệ số nợ = Nợ phải trả Tổng tài sản
Hệ số nợ phản ảnh trong một đồng vốn kinh doanh có mấy đồng đƣợc hình thành từ các khoản nợ. Tác động của hệ số nợ là đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng tích cực (+) hoặc tiêu cực (-) của việc sử dụng nợ đối với khả năng sinh lời tài chính của doanh nghiệp và thấy đƣợc rủi ro tài chính của doanh nghiệp gắn liền với mức độ sử dụng nợ, với cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. [2, tr190] Rủi ro tài chính mà doanh nghiệp gặp phải đƣợc thể hiện qua ảnh hƣởng của cơ cấu nợ đến khả năng sinh lợi tính trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay mức lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu thƣờng (EPS) của doanh nghiệp. [3, tr545]. Điều này đƣợc chứng minh nhƣ sau.
Gọi:
E là vốn chủ sở hữu, D là tổng nợ phải trả, A = D + E ROE là doanh lợi vốn chủ sở hữu (Return on equity) ROA là doanh lợi tài sản (Return on assets)
EAT (Earnings after tax/profit after tax) là lợi nhuận sau thuế
ROE = EAT E = EAT A A − D A = ROA 1 − HN
Từ công thức trên ta thấy: trong điều kiện kinh doanh thuận lợi, khi lợi nhuận ròng của 1 đồng vốn đầu tƣ (ROA) không đổi, hệ số nợ càng cao (vay nợ càng nhiều), thì lợi nhuận ròng của một đồng vốn vốn chủ sở hữu (ROE) càng lớn và ngƣợc lại. Tuy nhiên, trong môi trƣờng kinh doanh đầy biến động với sự cạnh tranh mạnh mẽ nhƣ hiện nay, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách thay đổi cấu trúc nguồn vốn theo hƣớng tăng số nợ phải trả để tăng trị số của đòn bẩy tài chính thực sự là con dao hai lƣỡi. Ngoài việc tăng số nợ đặt doanh nghiệp vào tình trạng luôn phải đối phó với các khoản nợ đến hạn thì khi tăng số nợ cũng đồng nghĩa với tăng số lãi vay phải trả (trừ một vài khoản nợ không phải chịu lãi). Vì thế, rủi ro tài chính mà doanh nghiệp phải đối mặt sẽ càng lớn.
b. Đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính là khái niệm dùng để phản ánh cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. Đôi khi ngƣời ta còn gọi là hệ số nợ [14, tr178]. Đòn bẩy tài chính được định nghĩa như là mức độ theo đó các chứng khoán có thu nhập cố định (nợ và cổ phiếu ưu đãi) được sử dụng trong cơ cấu nguồn vốn của công ty [6, tr508]. Tùy theo mục đích phân tích, đòn bẩy tài chính có thể đƣợc xác định khác nhau [3, tr525].
Theo quan hệ giữa tổng tài sản với vốn chủ sở hữu
Theo quan hệ này, đòn bẩy tài chính đƣợc tính theo công thức:
Đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản (Tổng nguồn vốn) (a) Vốn chủ sở hữu
Theo công thức (a), đòn bẩy tài chính cho biết tỉ lệ tài trợ tài sản cho doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu là cao hay thấp. Trị số của đòn bẩy tài chính tính theo cách này càng cao tức là nợ phải trả càng lớn, chứng tỏ mức tài sản đầu tƣ bằng vốn chủ sở hữu càng thấp và ngƣợc lại. Trong trƣờng hợp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, trị số của đòn bẩy càng lớn làm cho suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) càng lớn.
Theo quan hệ giữa nợ phải trả với vốn chủ sở hữu
Theo quan hệ này, đòn bẩy tài chính đƣợc tính theo công thức:
Đòn bẩy tài chính = Nợ phải trả (b) Vốn chủ sở hữu
Đòn bẩy tài chính tính theo cách (b) cho biết tỉ lệ tham gia tài trợ tài sản của doanh nghiệp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Nếu tài sản của doanh nghiệp tài trợ phần lớn bằng nợ phải trả thì trị số của đòn bẩy tài chính tính ra càng lớn và ngƣợc lại.
Theo quan hệ giữa nợ phải trả với tổng số nguồn vốn
Theo quan hệ này, đòn bẩy tài chính đƣợc tính theo công thức:
Đòn bẩy tài chính = Nợ phải trả (c) Tổng nguồn vốn
Đòn bẩy tài chính tính theo cách (c) cho biết nợ phải trả chiếm bao nhiêu trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp. Nếu nợ phải trả càng lớn thì trị số của đòn bẩy tài chính tính ra càng lớn và ngƣợc lại.
Tóm lại, cả ba cách xác định đòn bẩy tài chính đều cho thấy: khi số nợ phải trả của doanh nghiệp tăng lên sẽ làm cho đòn bẩy tài chính tăng theo. Vì thế, đòn bẩy tài chính còn có tên gọi khác là đòn bẩy nợ.
Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) [14, tr179]
Sự gia tăng lợi nhuận sau thuế luôn là mục tiêu quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý doanh nghiệp, trong đó đòn bẩy tài chính là một công cụ đƣợc các nhà quản lý ƣa dùng. Tuy nhiên việc sử dụng đòn bẩy tài chính giống nhƣ sử dụng một con dao hai lƣỡi không phải lúc nào cũng đem lại mục tiêu khuếch đại lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, mà tùy vào trƣờng hợp nó cũng kiềm hãm sự gia tăng đó. Chính vì vậy sự thành công hay thất bại của việc sử dụng đòn bẩy tài chính là tùy thuộc vào sự khôn ngoan, mạo hiểm của chủ sở hữu trong việc lựa chọn cơ cấu vốn cho doanh nghiệp. Ta sẽ giải thích vấn đề này nhƣ sau:
Gọi:
- BEPR là sức sinh lời căn bản (doanh lợi tài sản trƣớc thuế và lãi vay) - EBIT là lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay
- ir là lãi suất tiền vay
- t% là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp - A là tổng tài sản của doanh nghiệp
Ta có: Lãi tiền vay phải trả là D.ir
BEPR = EBIT
𝐑𝐎𝐄 = 𝐄𝐀𝐓 𝐄 = EBIT − D × ir × 1 − 𝑡% 𝐸 = BEPR A − D × ir 𝐸 × 1 − 𝑡% = BEPR D + E − D × ir 𝐸 × 1 − 𝑡% = BEPR E + BEPR D − D × ir 𝐸 × 1 − 𝑡% Nhƣ vậy: 𝐑𝐎𝐄 = 𝐄𝐀𝐓 𝐄 = 𝐁𝐄𝐏𝐑 + 𝐃 𝐄 𝐁𝐄𝐏𝐑 − 𝐢𝐫 (𝟏 − 𝐭%)
Từ công thức trên ta thấy (1- t%) là hằng số. Do vậy, doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) phụ thuộc vào lãi suất tiền vay (ir), sức sinh lời căn bản (BEPR) và tỷ lệ giữa nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E). Vì (D/E) là một số không âm nên ta có kết quả sau:
Trƣờng hợp 1: Nếu BEPR > ir thì ROE sẽ bằng sức sinh lời căn bản cộng thêm một lƣợng là D/E(BEPR-ir)
𝐑𝐎𝐄 = 𝐄𝐀𝐓
𝐄 = 𝐁𝐄𝐏𝐑 + 𝐃
𝐄 𝐁𝐄𝐏𝐑 − 𝐢𝐫 (𝟏 − 𝐭%)
Trong trƣờng hợp này ngƣời ta gọi là đòn bẩy tài chính dương và việc sử dụng đòn bẩy tài chính có tác dụng khuếch đại tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, lúc này tỷ số nợ càng cao thì ROE sẽ đƣợc khuếch đại càng lớn.
Trƣờng hợp 2: Nếu BEPR < ir thì ROE sẽ bằng sức sinh lời căn bản trừ đi một lƣợng là D/E(BEPR-ir)
𝐑𝐎𝐄 = 𝐄𝐀𝐓
𝐄 = 𝐁𝐄𝐏𝐑 − 𝐃
𝐄 𝐁𝐄𝐏𝐑 − 𝐢𝐫 (𝟏 − 𝐭%)
Trong trƣờng hợp này ngƣời ta gọi là đòn bẩy tài chính âm và việc sử dụng đòn bẩy tài chính có đã làm sụt giảm tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, lúc này tỉ số nợ càng cao thì sự sụt giảm ROE càng lớn.
Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính
Nghiên cứu đòn bẩy tài chính còn cho các nhà quản lí thấy đƣợc mối quan hệ giữa độ nhạy của việc thay đổi đòn bẩy tài chính (tăng, giảm số nợ trong nguồn vốn) với việc thay đổi lợi nhuận. Bởi vì, khi đòn bẩy tài chính thay đổi sẽ làm cho lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay với lợi nhuận sau thuế thay đổi, từ đó làm doanh lợi vốn chủ sở hữu thay đổi, tuy mức độ thay đổi không giống nhau. Sự thay đổi này đƣợc gọi là “Độ nhạy của đòn bẩy tài chính” và xác định theo công thức:
Độ nhạy của đòn bẩy tài
chính
=
% Thay đổi của doanh lợi vốn chủ sở hữu % Thay đổi của lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay
Độ nhạy của đòn bẩy tài chính cho biết mức độ thay đổi của lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay (Earnings before interest and tax – EBIT) so với mức độ thay đổi của ROE, nghĩa là khi EBIT thay đổi 1% sẽ làm cho ROE thay đổi bao nhiêu %. Vì đòn bẩy tài chính đặt trọng tâm vào tỷ số nợ, do đó đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong trƣờng hợp các doanh nghiệp có tỷ số nợ cao, và ngƣợc lại. Khi đòn bẩy tài chính cao chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay cũng tạo ra sự thay đổi lớn của doanh lợi vốn chủ sở hữu, lúc này tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu rất nhạy cảm với lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay.
Cách tính tử số và mẫu số của độ nhạy đòn bẩy tài chính nhƣ sau:
% Thay đổi của lợi nhuận sau thuế = NI1 – NI0 NI0
% Thay đổi của lợi nhuận
trƣớc thuế và lãi vay =
EBIT1 – EBIT0
EBIT0
Trong đó:
NI0 và NI1 lần lƣợt là lợi nhuận sau thuế (Net income –NI) kỳ gốc và kỳ phân tích;
EBIT0 và EBIT1 lần lƣợt là lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay kỳ gốc và kỳ phân tích.
Một cách đơn giản, chỉ tiêu “Độ nhạy của đòn bẩy tài chính” (còn gọi là độ bẩy tài chính) còn có thể xác định theo cách khác nhƣ sau: [3, tr529]
Độ nhạy của đòn bẩy tài chính = EBIT = EBIT
EBT - I EBT
Vì rủi ro tài chính chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ vấn đề sử dụng nợ của doanh nghiệp và ảnh hƣởng đó thể hiện qua sự tác động của nó đối với khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Để xem xét ảnh hƣởng đó ta có thể dùng chỉ tiêu độ nhạy của đòn bẩy tài chính với ý nghĩa nhƣ trên.
c. Phương pháp phân tích rủi ro tài chính thông qua cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
Rủi ro của việc sử dụng đòn bẩy tài chính là nếu tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tƣ thấp hơn chi phí sử dụng vốn vay thì đòn bẩy tài chính sẽ làm giảm tỷ suất sinh lợi mong đợi của các cổ đông. Đòn bẩy tài chính có khả năng làm gia tăng tỷ suất sinh lợi mong đợi của vốn cổ phần nhưng cũng ngay lúc đó đưa cổ đông tới một rủi ro lớn hơn: tỷ suất mong đợi cao sẽ trở nên cao hơn nữa nhưng nếu tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư thấp thì tỷ suất sinh lợi mong đợi trên vốn cổ phần thậm chí càng thấp hơn. [11, tr151]. Vì nhƣ đã trình bày ở trên, đòn bẩy tài chính là con dao hai lƣỡi. Việc lựa chọn cơ cấu vốn (hệ số nợ cao hay thấp) sẽ làm tăng hay giảm rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
Việc phân tích rủi ro tài chính còn đƣợc xem xét trong quan hệ với hiệu quả kinh doanh bởi vì khi kinh doanh kém hiệu quả, doanh nghiệp không những không có tích lũy mà còn không bù đắp đủ chi phí bỏ ra, trong đó có chi phí lãi vay do sử dụng các khoản nợ. Do vậy, trong quan hệ với hiệu quả kinh doanh, khi phân tích rủi ro tài chính, các nhà phân tích thƣờng xem xét các chỉ tiêu sau:
Hệ số chi trả lãi vay = Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay Chi phí lãi vay
Do:
Lợi nhuận trước
thuế và lãi vay =
Lợi nhuận trước thuế
thu nhập doanh nghiệp + Chi phí lãi vay
Nên “Hệ số chi trả lãi vay” đƣợc biến đổi thành: Hệ số chi trả
lãi vay =
Lợi nhuận trƣớc thuế thu nhập doanh nghiệp
+ 1 Chi phí lãi vay
Chỉ tiêu “Hệ số chi trả lãi vay” cho biết khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp. Khi trị số của chỉ tiêu nay nhỏ hơn 1, tức là:
Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp
< 0 Chi phí lãi vay
Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ, lợi nhuận thu đƣợc không đủ chi trả lãi vay. Trƣờng hợp hệ số chi trả lãi vay bằng 1, nghĩa là:
Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp
= 0 Chi phí lãi vay
Lúc này, lợi nhuận mà doanh nghiệp thu đƣợc chỉ vừa đủ để trang trải lãi vay, không có để nộp Ngân sách và tích lũy hay phân chia cho các thành viên. Trƣờng hợp hệ số chi trả lãi vay lớn hơn 1, ta có:
Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp
> 0 Chi phí lãi vay
Điều này cho thấy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã có lãi, sau khi bù đắp các chi phí bỏ ra và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Ngân sách, doanh nghiệp còn dôi ra để tích lũy và phân chia cho các thành viên.
1.2.2.3 Phân tích rủi ro tài chính thông qua các tỷ số hoạt động
Các tỷ số hoạt động đo lƣờng hoạt động kinh doanh của một công ty. Các tỷ số này đƣợc thiết lập trên doanh thu, nhằm mục đích xác định tốc độ
quay vòng của một số đại lƣợng, cung cấp những thông tin cần thiết cho công tác quản lý tài chính, nó cũng là những tỷ số cho ta biết đƣợc mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp [2, tr197].
a. Hệ số quay vòng hàng tồn kho
Hàng tồn kho thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn, vì vậy cần giới hạn mức dự trữ của hàng tồn kho ở mức tối ƣu, mặt khác phải tăng đƣợc vòng quay của chúng.
Hệ số quay vòng = Giá vốn hàng bán
Trị giá hàng tồn kho bình quân
Trong đó: Trị giá hàng tồn kho bình quân = Trị giá hàng tồn kho đầu kì + Trị giá hàng tồn kho cuối kì 2
Ta có thể xác định thời hạn hàng tồn kho bình quân:
Thời gian hàng tồn kho bình quân =
Trị giá hàng tồn kho bình quân
× Số ngày trong kỳ Doanh thu theo giá gốc
Chỉ tiêu này cho biết số ngày hàng tồn kho chuyển thành doanh thu (số ngày hàng tồn kho nằm trong kho là bao nhiêu ngày).
Nếu thời hạn hàng tồn kho bình quân tăng thì rủi ro về tài chính cũng tăng, đó là do: Hàng tồn kho chậm luân chuyển nên khả năng sinh lời giảm. Mặt khác thời gian hàng tồn kho bình quân tăng sẽ phải tăng chi phí bảo quản, tăng chi phí tài chính nếu nhƣ hàng tồn kho đƣợc tài trợ bằng vốn vay, có nghĩa thời hạn hàng tồn kho bình quân tăng sẽ làm giảm khả năng sinh lời, tăng tổn thất tài chính cho doanh nghiệp, tức là rủi ro tài chính tăng và ngƣợc lại. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp hệ số quay vòng hàng tồn kho giảm, thời gian hàng tồn kho bình quân tăng cũng cần xem xét nguyên nhân của nó, chẳng hạn doanh nghiệp biết trƣớc, giá nguyên vật liệu trong tƣơng lai sẽ tăng hoặc có gián đoạn trong việc cung cấp nguyên vật liệu, từ đó doanh nghiệp
quyết định tăng dự trữ nguyên vật liệu, hay doanh nghiệp biết trƣớc giá sản phẩm sẽ tăng mà quyết định giảm bán ra, làm dự trữ thành phẩm tăng. Trong những trƣờng hợp đó, doanh nghiệp mong đợi chênh lệch giá cao hơn để bù đắp những rủi ro do tăng thời hạn dự trữ.
Hệ số quay vòng hàng tồn kho, thời hạn hàng tồn kho bình quân đã cung cấp cho nhà quản lý những thông tin nhất định, nhƣng chƣa đầy đủ, bởi mỗi doanh nghiệp khác nhau, đặc điểm của dự trữ khác nhau và mỗi loại dự trữ cũng có những đặc điểm khác nhau. Do vậy, ta cần xác định thêm một số các tỷ số khác.
Đối với doanh nghiệp thương mại
Dự trữ hàng hóa thƣờng chiếm tỷ trọng lớn, sự biến động của dự trữ hàng hóa dẫn đến sự bất ổn của lợi nhuận và có thể làm tăng tổn thất tài chính. Do vậy ta cần xác định hệ số quay vòng hàng hóa.
Hệ số quay vòng = Doanh thu bán theo giá vốn Trị giá hàng hóa dự trữ bình quân Thời gian hàng tồn
kho bình quân =
Trị giá hàng hóa dự trữ bình quân
× Số ngày trong kỳ Doanh thu bán theo giá vốn
Trong đó:
Trị giá hàng hóa dự trữ bình quân =
Trị giá HTK đầu kì + Trị giá HTK cuối kì