Phân tích rủi rotài chính thông qua cơ cấu vốn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học: Phân tích rủi ro tài chính của các công ty gỗ tại Bình Định (Trang 104 - 112)

Rủi ro tài chính diễn ra cùng với mức độ sử dụng nợ. Nó gắn liền với cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, nghĩa là gắn liền với hệ số nợ và độ lớn đòn bẩy tài chính và mức độ rủi ro tăng cùng với nợ. Nhƣ Van Horne đã nhấn mạnh: “Quyết định đầu tƣ xác định những rủi ro về hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, trong khi đó thì quyết định tài trợ xác định rủi ro về tài chính của nó”. Để hiểu rõ hơn về rủi ro tài chính, ta bắt đầu nghiên cứu và phân tích tác động của hệ số nợ (cơ cấu vốn) và độ bẩy tài chính.

a. Cơ cấu vốn của công ty

Nhìn vào biểu đồ 2.19 ta thấy: Hệ số nợ của các công ty có sự biến động qua các năm và có xu hƣớng giảm vào năm 2013. Trong đó có các công ty có sự biến động mạnh và rõ nét gồm công ty Cổ phần chế biến gỗ nội thất Pisico, công ty TNHH XNK Hà Thanh, công ty Cổ phần Vinafor Quy Nhơn và công ty TNHH Hoàng Phát.

Công ty Cổ phần Vinafor Quy Nhơn có hệ số nợ năm 2013 giảm đáng kể, từ 0,58 vào năm 2012 giảm xuống còn 0,17 vào năm 2013. Công ty TNHH XNK Hà Thanh, công ty Cổ phần Hoàng Phát và công ty Cổ phần chế biến gỗ nội thất Pisico đều có hệ số nợ giảm xuống vào năm 2012, tuy nhiên sang năm 2013 các công ty đều có xu hƣớng tăng nợ.

Các công ty có hệ số nợ cao là công ty Cổ phân Lâm Nghiệp 19, công ty TNHH Minh Tiến, công ty Cổ phần kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt và công ty TNHH Tân Phƣớc. Một đồng vốn kinh doanh của các công ty này thì có đến 0,8 đồng là do vay nợ. Các công ty này sử dụng đòn bẩy tài chính cao.

Trong các công ty cổ phần thì công ty Cổ phần kỹ kệ gỗ Tiến Đạt có hệ số nợ cao nhất, duy trì ở mức 0,8 trong vòng 3 năm. Trong các công ty TNHH thì công ty có hệ số nợ cao là công ty TNHH Minh Tiến và công ty TNHH Tân Phƣớc, có hệ số nợ cao hơn 0,8.

Biểu đồ 2.19 Hệ số nợ của một số doanh nghiệp gỗ Bình Định Giai đoạn 2011 – 2013

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán và Tác giả tính toán)

So với chỉ số trung bình qua 3 năm đều giữ ở mức 0,6 thì các công ty TNHH XNK Hà Thanh, công ty TNHH Đồ gỗ Viễn Thông Bình Định, công ty Cổ phần Vinafor Quy Nhơn, công ty Cổ phần Hoàng Phát đều duy trì hệ số nợ thấp hơn chỉ số trung bình, hệ số nợ của các công ty này ở mức 0,5, công

CTCP Pisico CTCP Lâm Nghiệp 19 CTCP Tiến Đạt CTCP Vinafor Quy Nhơn CTCP Phú Tài CTTNH H XNK Hà Thanh CTTNH H Viễn Thông BĐ CTTNH H Hoàng Phát CTTNH H Minh Tiến CTTNH H Tân Phƣớc CTTNH H Toàn Gia Đạt Bình quân 2011 0,64 0,73 0,8 0,49 0,7 0,5 0,47 0,61 0,8 0,83 0,62 0,65 2012 0,52 0,72 0,81 0,58 0,72 0,42 0,5 0,52 0,81 0,87 0,75 0,66 2013 0,64 0,8 0,8 0,17 0,69 0,43 0,51 0,52 0,83 0,86 0,72 0,63 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1 2011 2012 2013

ty Cổ phần Lâm Nghiệp 19, công ty TNHH Minh Tiến, công ty Cổ phần kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt, công ty Cổ phần Phú Tài và công ty TNHH Tân Phƣớc đều có hệ số nợ cao hơn mức bình quân.

Thông qua việc phân tích hệ số nợ, ta có thể hiểu rõ trong 3 năm qua các công ty đã duy trì vốn chủ sở hữu nhƣ thế nào trong tổng nguồn vốn.

Tỷ trọng vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn trung bình của các công ty duy trì mức khoảng 37%, đây là một tỷ lệ thấp, cho thấp các công ty chủ yếu sử dụng các nguồn nợ để hoạt động. Điều này sẽ gây rủi ro lớn cho các công tykhi công ty hoạt động không có hiệu quả, sức sinh lời của vốn vay thấp.

Những công ty duy trì tỷ trọng Vốn chủ sỡ hữu/ Tổng nguồn vốn cao (vốn chủ sở hữu chiếm 50% tổng nguồn vốn) trong 3 năm chỉ có 3 công ty TNHH XNK Hà Thanh, công ty Cổ Phần Phú Tài và công ty TNHH Đồ gỗ Viễn Thông Bình Định. Các công ty Cổ phần Lâm Nghiệp 19, Công ty TNHH Minh Tiến, công ty Cổ phần kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt, công ty TNHH Tân Phƣớc và công ty TNHH Toàn Gia Đạt có cơ cấu nguồn vốn thấp, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng nguồn vốn và công ty có cơ cấu vốn thấp nhất là công ty TNHH Tân Phƣớc (vốn chủ sỡ hữu chỉ chiếm 13% trong tổng nguồn vốn).

Trong các công ty đã khảo sát thì công ty Cổ phần kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt có tổng nguồn vốn lớn nhất. Nhƣng chủ yếu là các khoản nợ. Công ty Cổ phần Vinafor Quy Nhơn có tổng nguồn vốn thấp nhất trong các công ty.

Nhƣ chúng ta đã biết, nợ có vai trò là nguồn vốn tài trợ quan trọng trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Quan trọng ở đây không phải là nợ luôn làm cho nguồn vốn dồi dào, tạo điều kiện cho việc thực hiện các chiến lƣợc kinh doanh mà bởi vì nợ có tác động hai mặt đến việc tối đa hóa lợi nhuận cho các chủ sở hữu. Một quyết định cấu vốn đúng đắn có thể khuếch đại đƣợc lợi nhuận cho các chủ sở hữu. Ngƣợc lại, lợi nhuận doanh nghiệp sẽ giảm,

điều này gây rất nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Sau đây là những phân tích tình hình cấu trúc vốn của các doanh nghiệp.

Trƣớc tiên, ta phân tích tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp (NPT/VCSH). Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ, có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chƣa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế.

Biểu đồ 2.20 Tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của một số doanh nghiệp gỗ Bình Định giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: %

(Nguồn: Bảng CĐKT, bảng KQKD và Tác giả tính toán)

Dựa vào Biểu đồ 2.20 ta nhận xét: Các công ty có đòn bẩy tài chính cao hơn chỉ số bình quân (250%) là công ty Cổ phần Lâm Nghiệp 19, Công ty

CTCP Pisico CTCP Lâm Nghiệp 19 CTCP Tiến Đạt CTCP Vinafor Quy Nhơn CTCP Phú Tài CTTN HH XNK Hà Thanh CTTN HH Viễn Thông Bình Định CTTN HH Hoàng Phát CTTN HH Minh Tiến CTTN HH Tân Phƣớc CTTN HH Toàn Gia Đạt Bình quân 2011 180 272 410 95 243 98 88 154 408 505 164 238 2012 89 262 439 140 263 72 99 110 415 648 306 258 2013 179 403 399 56 228 76 103 109 479 626 252 264 0 100 200 300 400 500 600 700 2011 2012 2013

TNHH Minh Tiến, công ty Cổ phần kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt và công ty TNHH Tân Phƣớc. Trong đó công ty TNHH Tân Phƣớc có nợ phải trả rất cao, hệ số này gấp 2 mức bình quân. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong vốn chủ sở hữu. Việc phụ thuộc quá nhiều vào đòn bẩy tài chính khiến doanh nghiệp dễ bị tổn thƣơng khi thị trƣờng tài chính có biến động tiêu cực về lãi suất, tỷ giá, chính sách tín dụng.

Các công ty có đòn bẩy tài chính thấp hơn mức trung bình là công ty TNHH XNK Hà Thanh, công ty TNHH đồ gỗ Viễn Thông Bình Định, công ty Cổ phần Vinafor Quy Nhơn, công ty TNHH Hoàng Phát, công ty Cổ phần chế biến đồ gỗ nội thất Pisico. Các công ty này có nợ phải trả chiếm tỷ trọng thấp trong vốn chủ sở hữu, thì doanh nghiệp ít gặp rủi ro hơn trong tài chính.

Bên cạnh đó, chính sách vay nợ của 9 công ty cần xem xét lại vì hầu hết các khoản nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm chủ yếu. Điều này nói lên sự không bền vững trong cơ cấu vốn. Năm 2011 tỷ trọng nợ ngắn hạn trên vốn chủ sở hữu là 186%, năm 2012 tỷ trọng này tăng lên 191% và năm 2013 tiếp tục tăng lên 211%. Việc duy trì cấu trúc thiên về nợ vay ngắn hạn quá nhiều sẽ làm tăng rủi ro tài chính cho các công ty.

Như vậy, đa số các công ty sử dụng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn thấp, nợ phải trả cao, có xu hướng tăng và nợ vay chủ yếu của các công ty là nợ ngắn hạn. Việc duy trì một tỷ trọng nợ khá cao trong cơ cấu vốn đã làm cho ROE biến thiên khá mạnh, từ đó gia tăng rủi ro tài chính cho các công ty. Sự biến thiên của chi phí lãi vay là rất khó kiểm soát bởi ngoài chịu ảnh hưởng của bản thân khoản vay nợ, nó còn chịu tác động của chính sách tiền tệ. Vì vậy, việc sử dụng vay nợ quá nhiều đã làm cho các công ty đối mặt với nhiều rủi ro.

b. Phân tích rủi ro tài chính thông qua độ lớn của đòn bẩy tài chính

Ảnh hƣởng của việc sử dụng nợ còn thể hiện qua độ lớn của đòn bẩy tài chính. Độ bẩy tài chính là một chỉ tiêu định lƣợng dùng để đo lƣờng mức độ

biến động của lợi nhuận sau thuế (LNST) khi lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay (EBIT) thay đổi. Trong khi đó, rủi ro tài chính là rủi ro biến động tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) kết hợp với rủi ro mất khả năng chi trả phát sinh do công ty sử dụng nợ (đòn bẩy tài chính). Khi công ty gia tăng tỷ trọng nguồn tài trợ nợ trong cơ cấu nguồn vốn thì dòng tiền tệ cố định chi ra để trả lãi cũng gia tăng. Kết quả là xác suất mất khả năng chi trả tăng theo. Do đó, độ lớn của đòn bẩy tài chính càng cao thì rủi ro tài chính càng lớn.

Ta tiến hành tính toán và phân tích tác động của đòn bẩy tài chính của một số doanh nghiệp gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Định nhƣ sau:

Độ lớn của đòn bẩy tài chính = EBT + I EBT

Bảng 2.19 Độ lớn của đòn bẩy tài chính của một số doanh nghiệp gỗ Bình Định giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: Lần

STT Tên công ty 2011 2012 2013

1 CTCP chế biến gỗ nội thất Pisico 1,13 1,04 1,09

2 CTCP Lâm Nghiệp 19 1,23 1,18 1,04

3 CTCP kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt 3,18 2,00 1,86

4 CTCP Vinafor Quy Nhơn 0,81 0,79 0,94

5 CTCP Phú Tài 1,62 1,35 1,15 6 CTTNHH XNK Hà Thanh 1,00 1,92 1,00 7 CTTNHH Đồ gỗ Viễn Thông BĐ 15,13 7,26 3,99 8 CTTNHH Hoàng Phát 40,15 90,41 31,21 9 CTTNHH Minh Tiến 69,68 -7,88 -3,13 10 CTTNHH Tân Phƣớc 3,35 3,88 2,54 11 CTTNHH Toàn Gia Đạt 5,19 18,20 71,66

12 Bình quân độ lớn đòn bẩy tài chính 12,94 10,92 10,30

(Nguồn: Bảng báo cáo KQKD và Tác giả tính toán)

Dựa vào Bảng 2.19 ta thấy cả 3 năm độ bẩy tài chính của các công ty đều ở mức cao, không ổn định và có xu hƣớng giảm. Trong 9 công ty thì độ

bẩy tài chính của công ty TNHH XNK Hà Thanh bằng 1 vào 2 năm 2011 và năm 2013. Ta nhận thấy rằng mặc dù hệ số nợ của công ty này trong 2 năm này tƣơng đối cao (40% - 50%), nhƣng chiếm tỷ trọng lớn trong nợ phải trả của công ty là các khoản phải trả ngƣời bán và vay nợ dài hạn. Điều này có nghĩa là trong hai năm này, công ty không phát sinh nghĩa vụ phải trả lãi vay nên lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay (EBIT) bằng với lợi nhuận trƣớc thuế (EBT).

Riêng công ty Cổ phần Vinafor có độ lớn đòn bẩy tài chính nhỏ hơn 1 trong 3 năm. Nguyên nhân là do sự kiểm soát chi phí chƣa đƣợc hợp lí của doanh nghiệp trong thời gian qua, phần doanh thu kiếm đƣợc không đủ bù đắp cho các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh (lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ hàng năm đều âm), doanh thu từ hoạt động tài chính cũng không đủ cho việc hoàn thành nghĩa vụ thanh toán lãi vay nên lợi nhuận trƣớc thuế của công ty trong 03 năm đều âm (mặc dù tình hình kinh doanh có cải thiện, mức âm của lợi nhuận trƣớc thuế có xu hƣớng giảm).

Năm 2011 công ty TNHH Minh Tiến có độ bẩy tài chính lớn nhất trong các công ty, cao gấp 4,62 lần độ lớn đòn bẩy tài chính của 11 công ty, chứng tỏ công ty này trong năm 2011 chủ yếu là đi vay nợ. Tuy nhiên sang năm 2012 và năm 2013 độ lớn độ bẩy tài chính ở con số âm do lợi nhuận trƣớc thuế của công ty này âm. Cũng trong năm này, có 2 công ty có độ bẩy tài chính lớn hơn mức bình quân là công ty TNHH Đồ gỗ Viễn Thông Bình Định và công ty TNHH Hoàng Phát, cho thấy những công ty này tiềm ẩn rủi ro tài chính cao hơn so với các công ty trong ngành. Vì chi phí lãi vay là một khoản chi phí cố định, dù có đạt đƣợc doanh thu trong năm hay không thì khi doanh nghiệp đi vay nợ đều phải đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ thanh toán lãi vay. Do đó, xác suất mất khả năng thanh toán của công ty là rất cao.

Sang năm 2012 công ty TNHH Hoàng Phát tiếp tục duy trì độ bẩy tài chính cao, năm 2012 gấp 9 lần so với mức độ lớn đòn bẩy tài chính bình quân của 11 công ty. Nguyên nhân là do trong năm 2012 lợi nhuận trƣớc thuế của công ty giảm với tốc độ rất lớn (trên 50%) trong khi chi phí lãi vay lại tăng với tốc độ chỉ gần 1% nên lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay của công ty tăng không đáng kể. Khi xem xét mối quan hệ với chỉ tiêu ROE, ta lại thấy việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty trong năm này là chƣa hiệu quả. Bằng chứng là ROE năm 2012 giảm so với năm 2011.

Năm 2013 thì dẫn đầu là công ty TNHH Toàn Gia Đạt với độ lớn đòn bẩy tài chính cao gấp 7 lần so với mức độ lớn đòn bẩy tài chính bình quân của 11 công ty, cho thấy rủi ro tài chính của công ty TNHH Toàn Gia Đạt cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp trong ngành. Theo đó, việc sử dụng nợ nhiều tác động lớn đến rủi ro tài chính thông qua sự biến động của chi phí lãi vay và lợi nhuận trƣớc thuế. Việc chi phí lãi vay năm 2013 tăng với tốc độ lớn (10,65%) trong khi lợi nhuận trƣớc thuế lại giảm đến 73% làm cho độ bẩy tài chính tăng lên rất nhiều. Điều này phù hợp với kết quả phân tích rủi ro tài chính thông qua độ biến thiên của tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu khi hệ số biến thiên ROE của công ty này là cao nhất trong giai đoạn 2011 – 2013 là 1,1875.

Như vậy, độ bẩy tài chính của các công ty cao, có nghĩa là các công ty vay nợ nhiều nên chi phí lãi vay cao làm khoảng cách giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) với lợi nhuận trước thuế (EBT) cách nhau một khoảng xa. Hệ số đòn bẩy tài chính tăng cao sẽ dẫn đến rủi ro tài chính cao cho các công ty.

Kết luận: Phân tích rủi ro tài chính thông qua phân tích hệ số nợ và độ lớn của đòn bẩy cho thấy rủi ro tài chính của các doanh nghiệp gỗ Bình Định trong giai đoạn 2011 – 2013 là khá cao. Kết quả này phù hợp với với khi

phân tích độ biến thiên của tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu ROE. Theo đó, việc sử dụng nợ nhiều tác động lớn đến rủi ro tài chính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học: Phân tích rủi ro tài chính của các công ty gỗ tại Bình Định (Trang 104 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)