Phân tích rủi rotài chính thông qua khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học: Phân tích rủi ro tài chính của các công ty gỗ tại Bình Định (Trang 112 - 134)

Khả năng thanh toán thể hiện sức khỏe tài chính của công ty. Qua đó nếu tính thanh khoản không tốt thì sẽ tiểm ẩn rủi ro tài chính cao, và ngƣợc lại khi công ty có khả năng thanh toán tốt thì rủi ro tài chính sẽ đƣợc giảm bớt.

a. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát thể hiện mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả (nợ ngắn hạn, nợ dài hạn…).

𝐇𝐓𝐓𝐓𝐐 = 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐧ợ 𝐩𝐡ả𝐢 𝐭𝐫ả

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát có ý nghĩa: Với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có đảm bảo trang trải đƣợc các khoản nợ phải trả hay không.

Qua bảng 2.20, hệ số thanh toán tổng quát qua các năm của các doanh nghiệp gỗ Bình Định đều lớn hơn 1, cho thấy khả năng đảm bảo nợ bằng tài sản của các công ty là khá tốt. Tuy nhiên hệ số thanh toán tổng quát trung bình biến động và nhìn chung giảm so với năm đầu nghiên cứu thể hiện khả năng đảm bảo nợ bằng tài sản của các công ty đang giảm sút. Năm 2011, cứ 1 đồng nợ đƣợc đảm bảo bằng 1,572 đồng tài sản và năm 2012 giảm chỉ còn 1,535 đồng tài sản đến năm 2013 tăng nhẹ lên 1,539 đồng tài sản.

Trong đó, 3/11 công ty nghiên cứu có hệ số thanh toán giảm dần qua các năm là CTCP Vinafor Quy Nhơn, CTTNHH đồ gỗ viễn thông Bình Định và CTTNHH Minh Tiến, chỉ có 1/9 công ty có hệ số tăng dần là công ty TNHH Hoàng Phát và 7/11 công ty còn lại có hệ số biến động. Xét trong năm 2011, chỉ có 6/11 công ty có hệ số thanh toán lớn hơn trung bình mẫu. Con số này ở năm 2012 và năm 2013 chỉ còn 4/11 công ty có hệ số thanh toán cao

hơn trung bình mẫu. Và để thấy rõ hơn sự biến động này và tìm ra nguyên nhân ta đi vào phân tích cụ thể:

Bảng 2.20 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của một số doanh nghiệp gỗ Bình Định giai đoạn 2011 - 2012

(ĐVT: lần) STT Công ty NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013

1 CTCP chế biến đồ gỗ nội thất PISICO 1,92 1,508 1,558 2 CTCP kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt 1,234 1,228 1,25

3 CTCP Lâm nghiệp 19 1,365 1,381 1,248

4 CTCP Phú Tài 1,426 1,387 1,458

5 CTCP Vinafor Quy Nhơn 2,054 1,714 1,438

6 CTTNHH đồ gỗ viễn thông Bình Định 2,131 2,011 1,972 7 CTTNHH Hoàng Phát 1,647 1,913 1,917 8 CTTNHH Minh Tiến 1,245 1,241 1,209 9 CTTNHH Tân Phƣớc 1,198 1,154 1,16 10 CTTNHH Toàn Gia Đạt 1,611 1,327 1,396 11 CTTNHH XNK Hà Thanh 2,457 2,018 2,321

12 Hệ số thanh toán tổng quát TB 1,572 1,535 1,539

(Nguồn: Tác giả tính toán)

Năm 2011: Các công ty: CTCP Vinafor Quy Nhơn, CTTNHH đồ gỗ viễn thông Bình Định và CTTNHH XNK Hà Thanh có hệ số thanh toán tổng quát đều lớn hơn 2 và cao hơn nhiều so với hệ số trung bình của mẫu. CTCP chế biến đồ gỗ nội thất PISICO cũng có hệ số thanh toán gần bằng 2 và lớn hơn trung bình mẫu. CTTNHH Hoàng Phát và CTTNHH Toàn Gia Đạt có hệ số thanh toán tổng quát cũng cao hơn trung bình mẫu. Nhƣ vậy 6/11 công ty có khả năng đảm báo các khoản nợ bằng tài sản cao. Mặc dù tỷ lệ này chỉ

vƣợt mức trung bình 4,55% nhƣng cho thấy khả năng thanh toán tổng quát của các công ty gỗ Bình Định là tƣơng đối tốt.

Năm 2012: hệ số thanh toán trung bình giảm 2,35% so với năm 2011 cho thấy số đồng tài sản đảm bảo 1 đồng nợ giảm 0,037 đồng. Bốn công ty: CTCP Vinafor Quy Nhơn, CTTNHH đồ gỗ viễn thông Bình Định, CTTNHH Hoàng Phát và CTTNHH XNK Hà Thanh có hệ số thanh toán tổng quát cao hơn trung bình mẫu. Nhƣng trong 4 công ty chỉ có CTTNHH Hoàng Phát là có hệ số tăng. Nhìn vào biểu đồ 2.21 ta thấy đƣợc sở dĩ ba công ty: CTCP Vinafor Quy Nhơn, CTTNHH XNK Hà Thanh, CTTNHH đồ gỗ viễn thông Bình Định có hệ số thanh toán giảm là do tốc độ tăng của tổng tài sản đều nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ phải trả. Với CTTNHH Hoàng Phát, nợ phải trả năm 2012 giảm 7% trong khi tổng tài sản tăng 6,58% đã làm gia tăng hệ số thanh toán tổng quát.

Biểu đồ 2.21 Biến động của tổng tài sản và nợ phải trả năm 2012 so với năm 2011 của một số công ty

ĐVT: %

(Nguồn: Tác giả tính toán)

14,88 5,6 6,58 27,14 37,6 11,94 -7 55 -20 -10 0 10 20 30 40 50 60 CT CP Vinafor Quy

Nhơn CT TNHH đồ gỗ viễn thông Bình Định

CT TNHH Hoàng Phát CT TNHH XNK Hà

Thanh

Hàng loạt các công ty cũng có hệ số thanh toán giảm trong năm 2012 là CTCP kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt, CTCP Vinafor Quy Nhơn, CTCP chế biến đồ gỗ nội thất PISICO, CTCP Phú Tài, CTTNHH đồ gỗ viễn thông Bình Định, công ty TNHH MinhTiến, , công ty TNHH Tân Phƣớc, CTTNHH Toàn Gia Đạt, CTTNHH XNK Hà Thanh. Có thể thấy, trong năm này chỉ còn 4/11 công ty vẫn giữ hệ số thanh toán tổng quát cao hơn trung bình tuy nhiên hầu hết khả năng thanh toán của các công ty đều giảm nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng của tài sản thấp hơn tốc độ tăng của nợ phải trả và đây là điều không tốt bởi về lâu dài sẽ ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Năm 2013: Hệ số thanh toán của năm này tăng còn 0,004 lần trong đó ba công ty: CTTNHH đồ gỗ viễn thông Bình Định, CTTNHH Hoàng Phát và CTTNHH XNK Hà Thanh có hệ số thanh toán cao hơn trung bình. Năm 2013, hệ số thanh toán của công ty TNHH Hoàng Phát là 1,917 lần tăng 0,21% so với năm 2012. Công ty TNHH XNK Hà Thanh cũng có hệ số tăng 15% so với năm 2012. Tuy nhiên, công ty TNHH đồ gỗ viễn thông Bình Định lại có hệ số thanh toán giảm 1,9% so với năm trƣớc. Với các công ty có hệ số nhỏ hơn trung bình thì CTCP kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt, CTCP Phú Tài, CTTNHH Tân Phƣớc và CTTNHH Toàn Gia Đạt lại có hệ số thanh toán tổng quát tăng so với năm 2012. Trong khi hệ số này của CTCP Lâm nghiệp 19, CTCP Vinafor Quy Nhơn, CTTNHH Minh Tiến giảm mạnh. Nhìn vào biểu đồ 2.22

có thể thấy, công ty CP Vinafor Quy Nhơn là một trong ba công ty có hệ số thanh toán khá tốt hai năm trƣớc còn năm 2013 do tổng tài sản giảm 10,18% trong khi tổng nợ phải trả tăng đến 7,05% nên hệ số thanh toán tổng quát của công ty năm này giảm và thấp hơn trung bình các công ty nghiên cứu. Công ty TNHH đồ gỗ viễn thông Bình Định mặc dù có hệ số cao hơn trung bình nhƣng do nợ phải trả tăng nhanh hơn tổng tài sản làm cho khả năng thanh toán tổng quát của công ty giảm so với năm trƣớc. Với công ty TNHH Hoàng Phát, tổng tài sản và tổng nợ phải trả có tốc độ tăng gần bằng nhau song tổng

tài sản tăng cao hơn 0,28% dẫn đến khả năng thanh toán của công ty trong năm này cũng tốt hơn so với năm 2012. Tổng tài sản và tổng nợ phải trả của Công ty TNHH XNK Hà Thanh đều giảm tuy nhiên nợ phải trả có tốc độ giảm mạnh hơn tổng tài sản nên hệ số thanh toán tổng quát lại tăng lên 30,3%.Còn với công ty CP chế biến đồ gỗ nội thất PISICO mặc dù giảm tài sản đến 22,77% nhƣng do nợ phải trả lại giảm 25,28 % nên hệ số thanh toán tổng quát lại tăng so với năm trƣớc.

Biểu đồ 2.22 Biến động của tổng tài sản và nợ phải trả năm 2013 so với năm 2012 của một số công ty

ĐVT: %

(Nguồn: Tác giả tính toán)

Nhƣ vậy, ở năm 2013, vẫn chỉ có 4/11 công ty nghiên cứu có hệ số thanh toán tổng quát cao hơn trung bình nhƣng có đến 7/11 công ty có hệ số thanh toán ăng so với năm trƣớc. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy khả năng đảm bảo nợ bằng tài sản của các công ty gỗ Bình Định dần khôi phục.

Kết luận: Hệ số thanh toán tổng quát trung bình biến động và nhìn chung giảm qua các năm phân tích . Năm 2012, hầu hết các công ty gỗ đều có

-10,18 -22,77 0,92 26,5 -0,09 7,05 -25,28 2,9 26,22 -13,14 -30 -20 -10 0 10 20 30 CT CP Vinafor Quy Nhơn CT CP chế biến đồ gỗ nội thất PISICO CT TNHH đồ gỗ viễn thông Bình Định CT TNHH Hoàng Phát CT TNHH XNK Hà Thanh

hệ số thanh toán giảm so với năm trƣớc. Nguyên nhân chủ yếu do tốc độ tăng của tài sản nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ phải trả. Nhƣng đến năm 2013, hàng loạt các công ty đều gia tăng khả năng thanh toán với tỷ lệ là 7/11 công ty.Tuy nhiên hệ số này tăng với nguyên nhân là vì tốc độ giảm của nợ phải trả thấp hơn tốc độ giảm của tài sản là không tốt bởi khả năng thanh toán tốt nhƣng nguồn lực kinh tế giảm thì khả năng phát triển và mở rông sản xuất kinh doanh của công ty sẽ bị ảnh hƣởng. Đồng thời, hệ số thanh toán tổng quát nhìn chung vẫn giảm cho thấy khả năng đảm bảo các khoản nợ của các công ty gỗ Bình Định chƣa thực sự tốt. Về lâu dài, khả năng thanh toán tổng quát không tốt sẽ là nguyên nhân phát sinh rủi ro tài chính mà cụ thể ở đây là rủi ro thanh toán vì vậy để nâng cao khả năng này thì cần phải có biện pháp để gia tăng tổng tài sản cao hơn tổng nợ của công ty.

b. Hệ số thanh toán hiện hành

Một trong những thƣớc đo khả năng thanh toán của doanh nghiệp đƣợc sử dụng rộng rãi nhất là khả năng thanh toán hiện hành.

𝐇𝐓𝐓𝐇𝐇 = 𝐓à𝐢 𝐬ả𝐧 𝐧𝐠ắ𝐧 𝐡ạ𝐧 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐧ợ 𝐧𝐠ắ𝐧 𝐡ạ𝐧

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (HTTHH) cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, từ đó đo lƣờng khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Bảng 2.21 cho thấy hệ số khả năng thanh toán hiện hành trung bình của các công ty gỗ Bình Định giảm dần qua các năm. Năm 2011, hệ số thanh toán hiện hành trung bình là 1,319 lần có nghĩa cứ 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bằng 1,319 đồng tài sản ngắn hạn sang năm 2012 giảm còn 1,248 đồng và năm 2013 chỉ còn 1,222 đồng tài sản đảm bảo. Tỷ lệ các công ty có hệ số thanh toán hiện hành cao hơn trung bình năm 2012 tăng lên 5/11 công ty ,đến năm 2013 giảm chỉ còn 3/11. Và tỷ lệ các công ty có hệ số thanh toán hiện hành giảm khá cao. Có thể thấy, 6/11 công ty có hệ số này giảm trong năm

2012 và mặc dù tỷ lệ này không đổi ở năm 2013 nhƣng do các công ty có hệ số thanh toán trong kỳ luôn cao ở các năm trƣớc giảm đã làm cho khả năng thanh toán hiện hành trung bình cũng giảm. Các công ty có hệ số thanh toán luôn cao hơn trung bình chỉ đạt tỷ lệ 3/11 đó là CTCP chế biến đồ gỗ nội thất PISICO, CTTNHH đồ gỗ viễn thông Bình Định và CTTNHH XNK Hà Thanh.

Bảng 2.21 Hệ số thanh toán hiện hành của một số doanh nghiệp gỗ Bình Định giai đoạn 2011 – 2013 ĐVT: lần STT Công ty NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013

1 CTCP chế biến đồ gỗ nội thất PISICO 1,60 1,364 1,343 2 CTCP kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt 0,953 0,977 0,936

3 CTCP Lâm nghiệp 19 0,992 0,959 0,963

4 CTCP Phú Tài 1,044 1,052 1,075

5 CTCP Vinafor Quy Nhơn 1,693 1,448 0,814

6 CTTNHH đồ gỗ viễn thông Bình Định 1,796 1,807 1,796 7 CTTNHH Hoàng Phát 1,309 1,50 1,57 8 CTTNHH Minh Tiến 1,16 1,088 1,182 9 CTTNHH Tân Phƣớc 1,092 1,075 1,09 10 CTTNHH Toàn Gia Đạt 0,92 0,965 0,923 11 CTTNHH XNK Hà Thanh 1,949 1,496 1,752

12 Hệ số thanh toán tổng quát TB 1,319 1,248 1,222

(Nguồn: Tác giả tính toán)

Năm 2011: Các công ty có hệ sô thanh toán hiện hành cao hơn trung bình ngành là công ty CP chế biến đồ gỗ nội thất PISICO, công ty CP Vinafor Quy Nhơn, công ty TNHH đồ gỗ viễn thông Bình Định và công ty TNHH XNK Hà Thanh. Trong đó, công ty TNHH XNK Hà Thanh có hệ số thanh toán hiện hành cao nhất, gấp 1,48 lần hệ số trung bình. Công ty CP kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt, công ty CP Lâm nghiệp 19 và công ty TNHH Toàn Gia Đạt, có

hệ số thanh toán hiện hành rất thấp so với trung bình . Tuy nhiên, nhìn chung, hết các công ty gỗ Bình Định đều có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trong kỳ tƣơng đối tốt.

Năm 2012: Hệ số thanh toán tổng quát trung bình giảm 5,38% so với năm 2011 bởi 6/11 công ty đều có hệ số thanh toán giảm trong năm này và các công ty có khả năng thanh toán hiện hành tốt ở năm trƣớc đều giảm: công ty TNHH XNK Hà Thanh giảm 23,2%, công ty CP Vinafor Quy Nhơn giảm 14,5% và công ty CP chế biến đồ gỗ nội thất PISICO giảm 14,8%. Mặc dù hệ số thanh toán của công ty TNHH Hoàng Phát, công ty CP kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt và công ty TNHH đồ gỗ viễn thông Bình Định có tăng song không đủ để tác động đến hệ số trung bình của ngành gỗ Bình Định.

Biểu đồ 2.23 Biến động của tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn năm 2012 so với năm 2011 của một số công ty

ĐVT: %

(Nguồn: Tác giả tính toán)

Dựa vào Biểu đồ 2.23 có thể thấy, nguyên nhân mà các công ty có hệ số thanh toán hiện hành tốt ở năm 2011 nhƣng đến năm 2012 lại giảm là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Tuy tài

92,8 28,69 40,58 126,3 50,5 83,2 0 20 40 60 80 100 120 140 Công ty CP chế biến đồ gỗ nội thất PISICO

Công ty CP Vinafor Quy Nhơn Công ty TNHH XNK Hà Thanh Tốc độ tăng tài sản ngắn hạn 2012/2011 Tốc độ tăng nợ ngắn hạn 2012/2011

sản trong kì của công ty có gia tăng nhƣng khả năng thanh toán trong kì của các công ty vẫn giảm sút. Nhƣ vậy, khả năng thanh toán hiện hành của các công ty gỗ Bình Định năm 2012 không tốt so với năm trƣớc.

Năm 2013: Khả năng đảm bảo nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn trung bình các công ty giảm còn 1,222 đồng. Trong năm này, 5/9 công ty có hệ số thanh toán hiện hành tăng nhẹ khoảng dƣới 10%, riêng công ty TNHH XNK Hà Thanh có hệ số tăng đến 17%. Nhìn chung những công ty có hệ số thanh toán khá tốt ở năm trƣớc đều giảm sút trong năm này. Tỷ lệ các công ty có hệ số thanh toán cao hơn trung bình giảm chỉ còn 3/11 công ty.

Biểu đồ 2.24 Biến động của tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn năm 2013 so với năm 2012 của một số công ty

ĐVT: %

(Nguồn: Tác giả tính toán)

Dựa vào biểu đồ 2.24 có thể thấy: Công ty CP chế biến gỗ nội thất PISICO có tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều giảm ở năm 2013 tuy nhiên tài sản trong kỳ giảm nhiều hơn các khoản nợ đã làm khả năng thanh toán giảm so với năm trƣớc. Công ty TNHH đồ gỗ viễn thông Bình Định cũng có

-26,48 -49,73 2,32 32,12 12,06 -25,28 -10,6 2,94 26,22 -4,35 -60 -50 -40 -30 -20 -10 0 10 20 30 40 Công ty CP chế biến đồ gỗ nội thất PISICO Công ty CP

Vinafor Quy Nhơngỗ viễn thông Bình Công ty TNHH đồ Định

Công ty TNHH Hoàng Phát

Công ty TNHH XNK Hà Thanh

hệ số thanh toán hiện hành cao hơn trung bình nhƣng lại giảm hơn so với năm trƣớc. Nguyên nhân cùng do tốc độ tăng của tài sản chậm hơn tốc độ tăng của nợ trong kì. Với công ty CP Vinafor Quy Nhơn, hệ số trong năm này giảm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học: Phân tích rủi ro tài chính của các công ty gỗ tại Bình Định (Trang 112 - 134)