Những mặt còn tồn tại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học: Phân tích rủi ro tài chính của các công ty gỗ tại Bình Định (Trang 148 - 149)

Các công ty có xu hƣớng là mở rộng sản xuất, thay đổi phƣơng thức kinh doanh nhƣng vấn đề gia tăng nguồn vốn lại phụ thuộc quá nhiều vào vay nợ, bên cạnh đó nguồn nợ chủ yếu là nguồn ngắn hạn dẫn đến cơ cấu của các công ty không bền vững.

Tuy phụ thuộc nhiều vào nợ nhƣng hệ số chi trả lãi vay của các công ty lại ở mức không cao. Hàng tồn kho của các công ty tăng cao, dẫn đến vòng quay hàng tồn kho của các công ty tăng giảm, khả năng luân chuyển vốn của công ty thấp, ít sinh ra đƣợc lợi nhuận cho công ty.

Hệ số thanh toán tổng quát có biến động trong 3 năm nhƣng nhìn chung hệ số thanh toán giảm so với năm đầu nghiên cứu. Hầu hết các công ty đều có hệ số thanh toán tổng quát thấp hơn trung bình mẫu và tỷ lệ các công ty có hệ số thanh toán tổng quát cao hơn trung bình mẫu giảm trong hai năm gần đây. Khi xét khả năng thanh toán nhanh thì mức bình quân của các công ty giảm dần qua các năm bên cạnh đó thì mỗi năm ta nhận thấy chỉ có một hoặc hai công ty có hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 1 nên khả năng đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn trong kì của các công ty gỗ là chƣa tốt. Đối với hệ số thanh toán bằng tiền thì tỷ lệ các công ty có hệ số thanh toán cao hơn mức bình quân là không cao, chỉ dao động từ 3 đến 4 công ty trong tổng số các công ty nghiên cứu. Điều này cho thấy lƣợng tiền dự trữ của các công ty đáp ứng chƣa tốt các khoản nợ đến hạn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học: Phân tích rủi ro tài chính của các công ty gỗ tại Bình Định (Trang 148 - 149)