Các tỷ số hoạt động đo lƣờng hoạt động kinh doanh của một công ty. Các tỷ số này đƣợc thiết lập trên doanh thu, nhằm mục đích xác định tốc độ quay vòng của một số đại lƣợng, cung cấp những thông tin cần thiết cho công tác quản lý tài chính, nó cũng là những tỷ số cho ta biết đƣợc mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
a. Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho là số lần bình quân hàng tồn kho luân chuyển trong kỳ. Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh đƣợc đánh giá càng tốt.
𝐒ố 𝐯ò𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐚𝐲 𝐡à𝐧𝐠 𝐭ồ𝐧 𝐤𝐡𝐨=
𝐆𝐢á 𝐯ố𝐧 𝐡à𝐧𝐠 𝐛á𝐧 𝐇à𝐧𝐠 𝐭ồ𝐧 𝐤𝐡𝐨 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧
Nếu số vòng quay dự trữ năm nay thấp hơn năm trƣớc và thấp hơn trung bình ngành. Điều này chứng tỏ sự bất hợp lý và kém hiệu quả trong hoạt động quản lý dự trữ của doanh nghiệp.
Biểu đồ 2.28 Số vòng quay hàng tồn kho của một số doanh nghiệp gỗ Bình Định giai đoạn 2011 – 2013
ĐVT: Vòng
(Nguồn: Bảng CĐKT, bảng KQKD và Tác giả tính toán)
Dựa vào Biểu đồ 2.28 ta có thể thấy: Bình quân hệ số vòng quay hàng tồn kho của các công ty trong 3 năm nhƣ sau: năm 2011 là 6,09. Năm 2012 là 5,57 và năm 2013 là 4,61. Cho thấy bình quân hệ số vòng quay hàng tồn kho giảm qua 3 năm, hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều.
0 5 10 15 20 25 CTCP Pisico CTCP Lâm Nghiệ p 19 CTCP Tiến Đạt CTCP Vinafo r Quy Nhơn CTCP Phú Tài CTTN HH XNK Hà Thanh CTTN HH Viễn Thông BĐ CTTN HH Hoàng Phát CTTN HH Minh Tiến CTTN HH Tân Phƣớc CTTN HH Toàn Gia Đạt Bình quân 2011 3,02 10,77 4,69 2,96 11,21 20,01 0,7 1,81 0,83 9,39 1,57 6,09 2012 4,68 14,61 4,34 2,59 8,13 10,17 0,62 2,18 0,69 10,78 2,44 5,57 2013 4,75 5,2 3,64 0,97 7,13 13,23 0,58 1,92 0,62 11,09 1,55 4,61 2011 2012 2013
Bên cạnh đó, ta cũng nhận thấy rằng, các công ty có hệ số vòng quay hàng tồn kho cao hơn mức trung bình là công ty TNHH XNK Hà Thanh, công ty Cổ phần Lâm Nghiệp 19, công ty Cổ phần Phú Tài và công ty TNHH Tân Phƣớc. Số vòng quay hàng tồn kho càng nhanh chứng tỏ công ty càng bán đƣợc hàng, hàng tồn kho tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì nhƣ vậy có nghĩa là lƣợng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trƣờng tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngƣng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng.
Các công ty còn lại có hệ số vòng quay hàng tồn kho thấp hơn mức trung bình. Hai công ty TNHH Đồ gỗ Viễn thông Bình Định và Công ty TNHH Minh Tiến có hệ số thấp nhất, nhỏ hơn mức trung bình đến 5 lần. Các công ty này có hàng tồn kho cao, là các doanh nghiệp sản xuất nên luôn có một lƣợng hàng tồn kho nhất định, tuy nhiên hàng tồn kho cao là do các thành phẩm gỗ sản xuất ra nhƣng không bán đƣợc là một điều đáng lo ngại cho các công ty, điều đó gây rủi ro thanh khoản rất lớn cho các công ty khi đến kì thanh toán. Hàng không bán đƣợc bị ứ đọng nhiều, khả năng sinh lời thấp, rủi ro sẽ tăng cao.
Các công ty có hệ số vòng quay hàng tồn kho theo xu hƣớng tăng là công ty Cổ phần chế biến gỗ nội thất Pisico, công ty TNHH XNK Hà Thanh, công ty TNHH Tân Phƣớc. Hệ số vòng quay các khoản phải thu bình quân tăng chủ yếu là do giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn hàng tồn kho bình quân.
Các công ty còn lại có hệ số vòng quay hàng tồn kho theo xu hƣớng giảm qua các năm. Các công ty này có hệ số vòng quay hàng tồn kho tăng là do hàng tồn kho bình quân của công ty tăng.
Trong các công ty cổ phần thì công ty Cổ phần Lâm Nghiệp 19 có hệ số vòng quay hàng tồn kho cao nhất, 10,77 vào năm 2011, 14,61 năm 2012 và 4,62 vào năm 2013. Tuy nhiên hệ số của công ty này có xu hƣớng giảm dần. Đối với các công ty TNHH thì công ty TNHH XNK Hà Thanh có hệ số vòng quay hàng tồn kho lớn nhất, 20,01 vào năm 2011, 10,17 vào năm 2012 và 13,23 vào năm 2013
Kết luận: Hàng tồn kho của các doanh nghiệp tăng, trong 11 công ty thì có đến 9 công ty có lượng hàng tồn kho tăng lên và số vòng quay hàng tồn kho giảm. Lượng hàng tồn kho tăng nguyên nhân chính là không bán được hàng, gây ứ đọng hàng và công ty bị chiếm dụng vốn, điều này chứng minh những khó khăn về thị trường tiêu thụ của các công ty càng làm gia tăng khó khăn về tài chính.
b. Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà một đồng hàng hóa bán ra đƣợc thu hồi. Tỷ số này dùng để đo lƣờng chất lƣợng quản lý khoản phải thu.
𝐊ỳ 𝐭𝐡𝐮 𝐭𝐢ề𝐧 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 = 𝐒ố 𝐝ƣ 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 𝐜á𝐜 𝐤𝐡𝐨ả𝐧 𝐩𝐡ả𝐢 𝐭𝐡𝐮 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 𝐦ộ𝐭 𝐧𝐠à𝐲 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 𝟏 𝐧𝐠à𝐲 = 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐭𝐡𝐮ầ𝐧
𝟑𝟔𝟎
Kỳ thu tiền bình quân càng thấp là càng tốt, chứng tỏ doanh nghiệp không bị chiếm dụng vốn nhiều, không bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, ít có những khoản nợ khó đòi và doanh nghiệp hạn chế đƣợc ảnh hƣởng của rủi ro tài chính do các khoản phải thu khách hàng mang lại. Nếu tỷ số kỳ thu tiền bình quân tăng thì rủi ro tài chính càng tăng và ngƣợc lại. Đó là do xác suất thu hồi nợ giảm, vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lâu dài, dẫn đến chi phí tài chính tăng doanh nghiệp cần phải phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng nợ. Tuy nhiên trong nhiều trƣờng hợp DN muốn
chiếm lĩnh thị trƣờng thông qua bán hàng trả chậm cũng làm cho tỷ số này tăng cao nhƣng vẫn đƣợc xem là hiệu quả.
Biểu đồ 2.29 Kỳ thu tiền bình quân của một số doanh nghiệp gỗ Bình Định giai đoạn 2011 – 2013
ĐVT: Vòng
(Nguồn: Bảng CĐKT, bảng KQKD và Tác giả tính toán)
Dựa vào Biểu đồ 2.29 ta thấy: Bình quân các khoản phải thu của các công ty giữ ở con số tƣơng đối ổn định là 5. Cho thấy các công ty duy trì chính sách thu hồi nợ khá ổn định trong 3 năm.
Các công ty có số vòng quay khoản phải thu có xu hƣớng giảm là công ty Cổ phần chế biến gỗ nội thất Pisico, công ty Cổ phần Lâm Nghiệp 19, công
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 CTCP Pisico CTCP Lâm Nghiệ p 19 CTCP Tiến Đạt CTCP Vinaf or Quy Nhơn CTCP Phú Tài CTTN HH XNK Hà Thanh CTTN HH Viễn Thông Bình Định CTTN HH Hoàng Phát CTTN HH Minh Tiến CTTN HH Tân Phƣớc CTTN HH Toàn Gia Đạt Bình quân 2011 7,1 7,6 3,39 5,44 7,66 4,65 3,49 5,28 4,24 5,62 2,93 5,2 2012 5,29 16,09 3 4,65 8,19 4,58 3,72 7,03 3,32 4,99 2,5 5,85 2013 3,8 14,65 3,52 3,18 10,6 5,97 4,22 8,97 2,49 5,88 1,64 5,85 2011 2012 2013
ty Cổ phần Vinafor, công ty TNHH Minh Tiến và công ty TNHH Toàn Gia Đạt. Giảm mạnh nhất là công ty Cổ phần chế biến gỗ nội thất Pisico, năm 2013 số vòng quay của công ty giảm 28% so với năm 2012.
Công ty Cổ phần chế biến nội thất Pisico và công ty TNHH Minh Tiến có số vòng quay các khoản phải thu giảm là do doanh thu thuần giảm nhƣng các khoản phải thu bình quân của 2 công ty này tăng trong cả 3 năm. Các công ty khác có số quay vòng các khoản phải thu giảm là do khoản phải thu bình quân của các công ty tăng lên, điều đó có nghĩa là công ty đang bị chiếm dụng vốn, dẫn đến chi phí tài chính tăng và do đó rủi ro tài chính của công ty cũng tăng lên. Tuy nhiên số vòng quay các khoản phải thu của công ty giảm ảnh hƣởng tốt hay xấu đến công ty thì ta phải xét đến chính sách bán hàng thu tiền của mỗi công ty trong năm đó.
Công ty Cổ phần Vinafor Quy Nhơn và công ty Cổ phần Lâm Nghiệp 19 có số vòng quay các khoản phải thu giảm chủ yếu là do doanh thu thuần giảm với tốc độ lớn hơn tốc độ giảm của các khoản phải thu bình quân. Vào năm 2013 công ty Cổ phần Vinafor Quy Nhơn có doanh thu thuần giảm 10,85%, trong khi khoản phải thu giảm 9,02%. Đối với công ty Cổ phần Lâm Nghiệp 19 vào năm 2013 doanh thu thuần giảm 17,23%, trong khi các khoản phải thu bình quân giảm 9,12%. Các công ty có số vòng quay các khoản phải thu giảm do doanh thu thuần giảm có thể trong năm đó công ty hoạt động không hiệu quả.
Các công ty có số vòng quay khoản phải thu theo xu hƣớng tăng là, Công ty Cổ phần kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt, công ty Cổ phần Phú Tài, công ty XNK Hà Thanh, Công ty TNHH Đồ gỗ Viễn Thông BĐ, công ty TNHH Hoàng Phát và công ty TNHH Tân Phƣớc. Tăng mạnh nhất là công ty TNHH XNK Hà Thanh, năm 2013 công ty có số vòng quay các khoản phải thu tăng 30,38% so với năm 2012.
Số vòng quay của các công ty này tăng là do doanh thu thuần tăng. Số vòng quay các khoản phải thu giảm là một điều tốt cho công ty, công ty thực hiện tốt chính sách thu hồi nợ, nguồn vốn của công ty không bị chiếm dụng, từ đó giảm chi phí tài chính và do đó giảm rủi ro tài chính cho các công ty.
Kết luận: 8/11 công ty có có kỳ thu tiền bình quân giảm vào năm 2013, nguyên nhân là do doanh thu thuần giảm với tốc độ giảm thấp hơn tốc độ giảm của các khoản phải thu bình quân. Cho thấy các công ty thực hiện chính sách thu hồi nợ tốt, vốn của công ty có thể đƣợc thu hồi lại nhanh chóng đáp ứng đƣợc các khoản trả nợ khi đến hạn, do đó giảm thiểu đƣợc rủi ro tài chính của các công ty.