Phân tích rủi rotài chính thông qua độ biến thiên ROE

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học: Phân tích rủi ro tài chính của các công ty gỗ tại Bình Định (Trang 99 - 104)

a. Phân tích chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ số này đo lƣờng mức lợi nhuận trên mức đầu tƣ của các chủ sở hữu. Đây là tỷ số mà các nhà đầu tƣ rất quan tâm bởi nó phản ánh thu nhập mà họ nhận đƣợc khi đầu tƣ vốn vào DN. Tỷ số này cho biết bình quân mỗi 100 đồng vốn CSH của DN tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.

Bảng 2.16 Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu của một số doanh nghiệp gỗ tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 – 2013

STT Tên công ty 2011 2012 2013

1 CTCP chế biến gỗ nội thất Pisico 50,73% 32,84% 26,61%

2 CTCP Lâm Nghiệp 19 27,42% 26,15% 23,40% 3 CTCP Phú Tài 43,57% 30,72% 16,98% 4 CTTNHH XNK Hà Thanh 7,92% 1,38% 9,55% 5 CTTNHH Tân Phƣớc 8,23% 7,49% 9,47% 6 CTCP kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt 7,02% 8,67% 8,08% 7 CTTNHH Đồ gỗ Viễn Thông BĐ 0,37% 1,12% 1,59% 8 CTTNHH Toàn Gia Đạt 4,53% 1,00% 0,25% 9 CTTNHH Hoàng Phát 0,28% 0,10% 0,16% 10 CTTNHH Minh Tiến 0,36% -3,49% -6,97%

11 CTCP Vinafor Quy Nhơn -32,95% -32,12% -33,55%

12 ROE trung bình 11 công ty 10,68% 6,71% 5,05%

Nguồn: Tác giả tính toán

Qua bảng 2.16 cho thấy trong giai đoạn 2011 – 2013, ROE bình quân của các công ty gỗ Bình Định có xu hƣớng giảm dần: năm 2011, nếu bình

quân đầu tƣ 100 đồng vào vốn chủ sở hữu thì thu đƣợc 10,68 đồng lợi nhuận, thì sang năm 2012 chỉ còn 6,71 đồng và lợi nhuận thu đƣợc lại tiếp tục giảm còn xấp xỉ 5 đồng vào năm 2013. Đây là dấu hiệu không mấy khả quan trong kinh doanh của các doanh nghiệp gỗ Bình Định.

Bên cạnh đó, ROE của nhóm các công ty cổ phần đều lớn hơn nhiều so với nhóm các công ty TNHH và đồng thời cũng lớn hơn doanh lợi vốn chủ sở hữu trung bình các công ty, chứng tỏ bình quân khi đầu tƣ 100 đồng vốn chủ sở hữu vào các công ty cổ phần gỗ Bình Định sẽ kiếm đƣợc nhiều đồng lợi nhuận sau thuế hơn so với đầu tƣ vào các công ty TNHH. Ngoài ra, ta cũng nhận thấy đƣợc là ROE của đa số các doanh nghiệp gỗ Bình Định đều có biến động mạnh và không có xu hƣớng ổn định.

Bảng 2.17 Biến động ROE của một số doanh nghiệp gỗ Bình Định Giai đoạn 2011 – 2013 STT Tên công ty So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 So sánh 2013/2011 1 CTTNHH XNK Hà Thanh -6,53% 8,16% 1,63% 2 CTTNHH Tân Phƣớc -0,74% 1,98% 1,24% 3 CTTNHH Đồ gỗ Viễn Thông BĐ 0,75% 0,47% 1,22% 4 CTCP kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt 1,66% -0,59% 1,06% 5 CTTNHH Hoàng Phát -0,18% 0,06% -0,12%

6 CTCP Vinafor Quy Nhơn 0,83% -1,42% -0,59%

7 CTCP Lâm Nghiệp 19 -1,28% -2,74% -4,02%

8 CTTNHH Toàn Gia Đạt -3,53% -0,76% -4,28%

9 CTTNHH Minh Tiến -3,85% -3,48% -7,33%

10 CTCP chế biến gỗ nội thất Pisico -17,89% -6,24% -24,12%

11 CTCP Phú Tài -12,85% -13,73% -26,58%

Nguồn: Tác giả tính toán

Nhìn vào Bảng 2.17 ta thấy rõ doanh lợi vốn chủ sở hữu các công ty: CTCP Lâm nghiệp 19, công ty TNHH Toàn Gia Đạt, công ty TNHH Minh Tiến, công ty cổ phần chế biến gỗ nội thất Pisico và công ty cổ phần Phú tài

có xu hƣớng giảm liên tục 03 năm. Nguyên nhân giảm chủ yếu đƣợc xác định là do giai đoạn này việc kinh doanh của các công ty chƣa thật sự hiệu quả, doanh thu kiếm đƣợc không đủ bù đắp chi phí dẫn đến tình trạng lợi nhuận sau thuế sụt giảm mạnh trong khi vẫn tăng đầu tƣ cho vốn chủ sở hữu. Đây là điểm mà các doanh nghiệp gỗ Bình Định cần lƣu ý nhiều hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Công ty TNHH Đồ gỗ Viễn thông Bình Định là doanh nghiệp duy nhất duy trì đƣợc mức tăng ổn định doanh lợi vốn chủ sở hữu hàng năm. Tuy nhiên, một điều đáng thất vọng là tỷ số ROE của doanh nghiệp chỉ xấp xỉ từ 0 đến 1,5%, thấp hơn rất nhiều so với trung bình ngành. Nguyên nhân giải thích ở đây là mặc dù doanh nghiệp đầu tƣ rất nhiều vào vốn chủ sở hữu nhƣng lợi nhuận kiếm đƣợc hàng năm rất thấp do doanh nghiệp chƣa kiểm soát tốt chi phí sản xuất kinh doanh.

Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu của 05 doanh nghiệp còn lại đều biến động trong giai đoạn 2011 – 2013. Vào năm 2012, chỉ có 02/05 công ty có thể kiếm đƣợc nhiều đồng lợi nhuận hơn năm 2011 khi đầu tƣ bình quân 100 đồng vốn chủ sở hữu, đó là CTCP kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt (tăng 1,66%) và CTCP Vinafor Quy Nhơn (tăng 0,83%); công ty TNHH XNK Hà Thanh là công ty có mức biến động giảm lớn nhất (giảm 6,53%). Nguyên nhân chính làm ROE của công ty CTCP kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt tăng là do trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty đã tăng đồng thời lợi nhuận và số tiền đầu tƣ vốn chủ sở hữu.

Trong cả 03 năm nghiên cứu, ROE của CTCP Vinafor Quy Nhơn đều âm. Điều đáng chú ý là doanh lợi vốn chủ sở hữu của công ty này có xu hƣớng tiếp tục giảm, nghĩa là bình quân đầu tƣ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì các doanh nghiệp này sẽ thu đƣợc ngày càng ít đồng lợi nhuận hơn, thậm chí còn phải bù đắp thêm phần thiếu hụt do trang trải các khoản chi phí kinh doanh. Nguyên nhân chính làm ROE của công ty này nhỏ hơn 0 là do giai

đoạn này việc kinh doanh của các công ty chƣa thật sự hiệu quả, doanh thu kiếm đƣợc không đủ bù đắp chi phí dẫn đến tình trạng thua lỗ trong khi vẫn tăng đầu tƣ cho vốn chủ sở hữu. Duy chỉ có công ty cổ phần Vina for Quy Nhơn là có tình hình kinh doanh khả quan khi lợi nhuận sau thuế tăng 13,65%, nhƣng do công ty thu hẹp quy mô đầu tƣ vốn chủ sở hữu nên làm giảm tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu ROE trong giai đoạn 2011 – 2013.

b. Phân tích rủi ro tài chính thông qua độ biến thiên ROE

Nhƣ đã phân tích ở trên, rủi ro tài chính của doanh nghiệp đƣợc biểu hiện bởi độ biến thiên của tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE): Độ biến thiên của ROE càng cao thì rủi ro tài chính càng lớn. Với ý nghĩa đó, ta dùng các chỉ tiêu độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của ROE để xem xét rủi ro tài chính của một số doanh nghiệp gỗ Bình Định trong giai đoạn 2011 – 2013.

Áp dụng công thức tính bình quân tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE), phƣơng sai (2), độ lệch chuẩn () và hệ số biến thiên (HBT) cho thời kì 2011 – 2013 của các doanh nghiệp gỗ Bình Định nhƣ sau:

ROE =ROE2011 + ROE2012 + ROE2013 3

σ = 1

n − 1 ROE2011 − ROE 2 + ROE2012 − ROE 2 + ROE2013 − ROE 2

HBT = σ ROE

Qua Bảng 2.18 ta thấy trong cùng một ngành nghề kinh doanh, mỗi công ty có quy mô khác nhau sẽ có tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) và hệ số biến thiên ROE (HBT) khác nhau, chứng tỏ mức độ rủi ro tài chính của mỗi công ty là không giống nhau. Trong các doanh nghiệp gỗ Bình Định đƣợc khảo sát, đa số các công ty TNHH có mức độ rủi ro tài chính lớn hơn so với nhóm các công ty cổ phần.

Bảng 2.18 Các chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính thông qua độ biến thiên tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu của một số doanh nghiệp gỗ

tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 – 2013 STT TÊN CÔNG TY 𝑹𝑶𝑬 ĐỘ LỆCH CHUẨN HỆ SỐ BIẾN THIÊN 1 CTTNHH Toàn Gia Đạt 1,93% 0,0229 1,1875 2 CTTNHH XNK Hà Thanh 6,28% 0,0432 0,6875 3 CTTNHH Đồ gỗ Viễn Thông BĐ 1,03% 0,0062 0,6021 4 CTTNHH Hoàng Phát 0,18% 0,0009 0,5208 5 CTCP Lâm Nghiệp 19 19,57% 0,0911 0,4656 6 CTCP Phú Tài 30,72% 0,1374 0,4473

7 CTCP chế biến gỗ nội thất Pisico 36,73% 0,1252 0,3410

8 CTTNHH Tân Phƣớc 8,40% 0,0100 0,1193

9 CTCP kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt 7,92% 0,0084 0,1059 10 CTCP Vinafor Quy Nhơn -32,88% 0,0072 -0,0218

11 CTTNHH Minh Tiến -3,37% 0,0367 -1,0900

12 Bình quân 11 công ty 6,96% 0,0204 0,2927

Nguồn: Tác giả tính toán

Một cách cụ thể, trong 6 công ty TNHH đƣợc tiến hành phân tích, có 4 công ty có hệ số biến thiên biến động trong mức từ 0,5 đến 1,2 (lớn hơn so với hệ số biến thiên ROE của bình quân các công ty là 0,2927), trong đó công ty TNHH Toàn Gia Đạt có mức độ rủi ro tài chính cao nhất (HBT = 1,1875). Đối với các công ty cổ phần, hệ số biến thiên ROE giao động từ 0,1 đến 0,46, trong đó công ty cổ phần kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt có mức độ rủi ro tài chính thấp nhất và công ty cổ phần Lâm nghiệp 19 có rủi ro tài chính cao nhất. Nhƣ vậy, mặc dù đã bỏ qua nhân tố quy mô doanh nghiệp, nhƣng nhìn chung có thể nhận thấy loại hình công ty TNHH lại đối diện với nhiều vấn đề về rủi ro tài chính.

Bên cạnh đó, 7/11 công ty đƣợc tiến hành nghiên cứu đều có mức độ rủi ro tài chính lớn hơn so với mức trung bình là 0,2927 chứng tỏ hầu hết các doanh nghiệp gỗ Bình Định đều đối mặt với các vấn đề rủi ro tài chính.

Tuy nhiên, cũng phải xem xét thêm là: mặc dù có mức độ rủi ro tài chính lớn hơn, nhƣng tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu bình quân của nhóm các công ty cổ phần lại lớn hơn rất nhiều so với nhóm các công ty TNHH và so với bình quân của 11 công ty. Điều này cho thấy sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học: Phân tích rủi ro tài chính của các công ty gỗ tại Bình Định (Trang 99 - 104)