Định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc về hoàn thiện pháp luật hoà giải trong giải quyết tranh chấp đất đa

Một phần của tài liệu Hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai năm 2013 từ thực tiễn hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện đông anh (Trang 80 - 82)

trong giải quyết tranh chấp đất đai

Hòa giải là một truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, nó trực tiếp giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật nhỏ trong xã hội, nó được coi là phương thức giải quyết tranh chấp thay thế với thủ tục mềm dẻo, linh hoạt. Kết quả hòa giải thành góp phần duy trì mối quan hệ giữa các bên tranh chấp; duy trì và lưu giữ tình cảm, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và xã hội; hạn chế tình trạng khiếu nại, khiếu kiện trong nhân dân; tiết kiệm được thời gian, tiền của, công sức cho các bên tranh chấp; giảm tải được khối lượng công việc cho

các cơ quan Nhà nước; góp phần nâng cao trình độ nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân.

Xuất phát từ ý nghĩa, vai trò của hòa giải, trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiệm vụ: “Khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài”. Điều đó có nghĩa, hòa giải là phương thức được Đảng và Nhà nước khuyến khích áp dụng để giải quyết một số tranh chấp trong đó có tranh chấp đất đai. Tư tưởng, quan điểm này đã được cụ thể hóa trong hệ thống pháp luật về hòa giải ở cơ sở, hệ thống pháp luật đất đai khi Nhà nước khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ sở, cũng như quy định hòa giải tại UBND xã là thủ tục bắt buộc trước khi gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết nếu hòa giải không thành.

Trên cơ sở hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan có thể thấy định hướng của Đảng và Nhà nước ta trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai gồm:

Thứ nhất: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai phải quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng

Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai phải dựa trên các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước sau đây: Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, bảo đảm tuyệt đối quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước qua các thời kỳ lịch sử [35, Điều 26] và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai; Nhà nước khuyến khích giải quyết tranh chấp đất đai thông qua tự thương lượng, hòa giải trong nội bộ nhân dân. Trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai phải đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; Gắn việc giải quyết triệt để tranh chấp đất đai với việc đảm bảo chính sách an ninh lương thực, giải quyết việc làm, an sinh xã hội…

Thứ hai: Tăng cường sự lãnh chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối kết hợp của MTTQ và các tổ chức thành viên đối với công tác hòa giải tranh chấp

Một phần của tài liệu Hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai năm 2013 từ thực tiễn hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện đông anh (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)