Các yếu tố đặc thù ảnh hưởng đến hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Đông Anh

Một phần của tài liệu Hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai năm 2013 từ thực tiễn hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện đông anh (Trang 62 - 65)

địa bàn huyện Đông Anh

Trong những năm qua, công tác hòa giải nói chung và hòa giải tranh chấp đất đai nói riêng trên địa bàn huyện đã được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Đúc kết kinh nghiệm từ hoạt động hòa giải trong thực tiễn có thể khẳng định: Ngoài việc chịu ảnh hưởng của các yếu tố như hệ thống pháp luật về hòa giải, chủ thể thực hiện hòa giải, các chủ thể tranh chấp đất đai… hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Đông Anh còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố đặc thù sau:

2.2.2.1. Yếu tố kinh tế

Cùng với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội, trong những năm gần đây, nền kinh tế của huyện Đông Anh phát triển và đạt được kết quả nổi bật: Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ, công nghiệp, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp; nhiều dự án, công trình lớn được triển khai thực hiện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện dẫn đến tình trạng nhiều diện tích đất nông nghiệp sẽ được chuyển sang đất chuyên dùng, kéo theo các vấn đề về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ; nhu cầu sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại của người

dân ngày càng tăng thúc đẩy việc thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa theo chủ trương của Nhà nước diễn ra nhanh và đạt kết quả (6/24 xã của huyện đã thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa); do ảnh hưởng của đô thị hóa, giá đất trên địa bàn huyện sẽ tiếp tục sôi động, nhu cầu khai thác giá trị của QDS đất qua việc chuyển nhượng của người dân sẽ gia tăng… đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện.

2.2.2.2. Yếu tố chính trị

Từ sau Đại hội Đảng bộ huyện Đông Anh lần thứ XXIX và đặc biệt là sau cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện và cấp xã, nhiệm kỳ 2016 - 2021, hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được kiện toàn và ngày càng hoạt động có hiệu quả, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương hành chính. Đội ngũ cán bộ, công chức của huyện, xã ngày càng được chuẩn hóa. Đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố thường xuyên được kiện toàn theo quy định. Nhiều cộng đồng dân cư đã phát huy được tính tự quản và tham gia tích cực vào hoạt động quản lý xã hội. Nhiều chủ trương, chính sách được Huyện ủy - UBND huyện ban hành để thu hút mọi nguồn lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển đồng thời giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội được triển khai thực hiện có kết quả trong đó có giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư… Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn tới hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện.

2.2.2.3. Yếu tố văn hóa - xã hội

Đông Anh là cái nôi của nền văn hóa kinh bắc xưa, vinh dự hai lần được chọn làm kinh đô dưới thời Ngô Quyền và Thục Phán An Dương Vương. Với những đóng góp tích cực cho cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đông Anh được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh

hùng”. Mặc dù là huyện đang chịu ảnh hưởng của tốc độ đô thị hóa, có sự đan xen

giữa hiện đại và truyền thống nhưng Đông Anh vẫn giữ được nhiều nét đẹp truyền thống, nhiều phong tục tập quán tốt đẹp. Nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp của một

số vùng miền bị mai một đang dần được khôi phục. Tính tự quản trong cộng đồng dân cư ngày càng được phát huy và có tính cố kết, bền vững cao.

Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên rõ rệt, trình độ dân trí được nâng cao, nhu cầu được tham gia vào việc bàn bạc, thảo luận và quyết định các vấn đề của địa phương theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân

làm, dân kiểm tra” của người dân này càng tăng. Nhiều mô hình dịch vụ pháp lý ra

đời đã tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận, được tìm hiểu đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật… Đây là những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động hòa giải trên địa bàn huyện.

2.2.2.4. Yếu tố con người

Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch kéo theo sự chuyển dịch về cơ cấu lao động, số lao động làm việc trong ngành thương mại - dịch vụ và công nghiệp có xu hướng tăng và số lao động làm việc trong ngành nông nghiệp giảm. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp trong khi đó ngành thương mại - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp lại đem lại cho người dân nguồn thu nhập khá và ổn định do vậy người dân không còn mặn mà với đồng ruộng. Khi nhiều dự án được triển khai thực hiện trên địa bàn huyện đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ phía người dân như dự án cầu Đông Trù, cầu Nhật Tân, dự án Trung tâm kiểm thính của Bộ công an…. Khi công tác giải phóng mặt bằng được triển khai, trên địa bàn huyện không có tình trạng khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp giống như các địa phương khác do ý thức chấp hành pháp luật của người dân và do thực hiện tốt công tác tuyên truyền.

Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, giá đất trên địa bàn huyện có sự biến động. Nhu cầu khai thác giá trị QSD đất từ việc chuyển nhượng của người dân ngày càng tăng. Tranh chấp đất đai cũng có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, người dân Đông Anh vẫn duy trì và phát huy được nhiều truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp. Trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao do vậy khi tranh chấp đất đai xảy ra, người dân địa phương vẫn luôn lấy hòa giải làm trọng tâm và

chỉ khi nào không thể tự hòa giải được họ mới yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Một phần của tài liệu Hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai năm 2013 từ thực tiễn hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện đông anh (Trang 62 - 65)