Tổng quan về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, K T XH của huyện Đông Anh

Một phần của tài liệu Hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai năm 2013 từ thực tiễn hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện đông anh (Trang 59 - 62)

bàn huyện Đông Anh

2.2.1. Tổng quan về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, KT - XH của huyện Đông Anh Đông Anh

2.2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện Đông Anh

Đông Anh là huyện ngoại thành, nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội với diện tích tự nhiên là 18.213,9 ha.

Địa giới của huyện Đông Anh được xác định: Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn; phía Nam giáp quận Bắc Từ Liêm, quận Tây Hồ, quận Long Biên; phía Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh; phía Đông Nam giáp huyện Gia Lâm và phía Tây giáp huyện Mê Linh.

Theo Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 của Thủ tướng chính phủ về quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH thành phố Hà Nội đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030, Đông Anh nằm trong khu vực đô thị hóa mạnh, trở thành một

khu đô thị lớn và hoàn chỉnh. Đến năm 2030, khoảng hơn một nửa đến 2/3 diện tích đất tự nhiên của huyện sẽ được chuyển sang phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu đô thị mới hiện đại của Thủ đô ở phía Bắc sông Hồng. Dự báo, trong tổng quỹ đất tự nhiên của huyện 18.213,9 ha đến năm 2020 diện tích đất nông nghiệp còn khoảng 5.500 ha (chiếm 30% tổng diện tích đất tự nhiên); khu vực đô thị hóa chiếm khoảng 20 - 25% diện tích đất tự nhiên, gồm 03 khu vực lớn với diện tích khoảng 3.500 - 4.500 ha.

Là cửa ngõ giao thông của Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, hiện tại trên địa bàn Đông Anh có tuyến đường cao tốc từ trung tâm Hà Nội đi sân bay quốc tế Nội

Bài, cửa ngõ thông thương với quốc tế; có đường quốc lộ 3 và các tuyến đường đi các tỉnh phía Bắc; có hệ thống cầu Nhật Tân và cầu Đông Trù mới được khánh thành và đưa vào sử dụng nối liền Đông Anh với các tỉnh lân cận của Thủ đô. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu giữa Hà Nội với các tỉnh Đông Bắc và là cửa ngõ giao lưu quốc tế của đất nước.

2.2.1.2. Tình hình phát triển KT - XH của huyện

Tại Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Đông Anh lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020, KT - XH của huyện Đông Anh đã đạt được những kết quả nổi bật sau 30 năm đổi mới, cụ thể:

Năm 2015 giá trị sản xuất các ngành kinh tế tăng 1,48 lần so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,8%, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 29.000.000 đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch: Thương mại - dịch vụ chiếm 14,46%, tăng 3,63%; công nghiệp - xây dựng chiếm 81,58%, giảm 2,42%; nông - lâm - thủy sản chiếm 3,96%, giảm 1,19%. Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11,5%. Sau 4 năm thực hiện phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”đến nay huyện đã có 21/23 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Việc xây dựng các thiết chế văn hóa luôn được quan tâm, toàn huyện có 116/156 thôn làng có nhà văn hóa đạt chuẩn; 100% thôn làng, 85% tổ dân phố có điểm sinh hoạt văn hóa thể thao. Hàng năm có trên 88% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”; 115/155 thôn, làng đạt "Thôn, làng văn hóa"; 36/40 tổ dân phố đạt danh hiệu "Tổ dân phố văn hóa".

Công tác giáo dục - đào tạo của huyện được Thành phố đánh giá cao, là một trong những đơn vị đứng tốp đầu của Thành phố. Toàn huyện có 2.243 lớp học của 126 trường học với 85.175 học sinh, đã có 44 trường công lập đạt chuẩn quốc gia.

Công tác an sinh xã hội được đảm bảo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 3,8% xuống còn 1,28%. 3.353 lao động nông thôn được học nghề, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40,91%. Số lao động được giải quyết việc làm hàng năm từ 9.000 đến 10.000 người. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm chỉ đạo. Toàn huyện có 03 bệnh viện, 24 trạm y tế, 210 cơ sở hành nghề y dược ngoài công

lập. 22/24 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2010 - 2020. Tỷ suất sinh thô giảm còn 18,4%o năm.

Tình hình an chính chính trị trên địa bàn được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; phát hiện, giải quyết kịp thời những mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân và khiếu kiện đông người.

2.2.1.3. Vị trí, vai trò của huyện Đông Anh trong sự phát triển KT - XH của thủ đô Hà Nội

Theo phương hướng phát triển KT - XH huyện Đông Anh đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030, không gian đô thị Hà Nội được tổ chức theo mô hình chùm đô

thị, bao gồm đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh, các thị trấn và các vùng nông thôn. Khu đô thị trung tâm được phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về phía Tây, Nam đến đường vành đai 4 và về phía Bắc đến khu vực Mê Linh, Đông Anh. Theo quy hoạch, khu đô thị Đông Anh sẽ phát triển thương mại giao dịch quốc tế, công nghệ kỹ thuật cao, du lịch sinh thái, giải trí gắn liền với bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống khu di tích Cổ Loa, sông Thiếp, đầm Vân Trì; hình thành khu thể thao mới, trung tâm triển lãm, thương mại Hà Nội và khu vui chơi giải trí của Thành phố; phát triển dịch vụ và các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật cao gắn với dịch vụ hàng không, sân bay Nội Bài, trung tâm khoa học công nghệ chuyên ngành hoa, cây cảnh và khu nông nghiệp công nghệ cao…

Với quy hoạch tổng thể trên cho thấy: Đông Anh có vị trí và vai trò chiến lược quan trọng đối với sự phát triển KT - XH của Thủ đô Hà Nội.

Về giao thông: Đông Anh là cửa ngõ giao thông của Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, có 02 tuyến đường sắt chạy qua, nối trung tâm thành phố Hà Nội với Thái Nguyên, Lào Cai; có tuyến đường cao tốc từ trung tâm Hà Nội đi sân bay quốc tế Nội Bài; có đường quốc lộ 3 và các tuyến đường đi các tỉnh phía Bắc; có hệ thống cầu Nhật Tân và cầu Đông Trù nối liền Đông Anh với các tỉnh lân cận của Thủ đô.

Về phát triển đô thị: Với định hướng phát triển đô thị dọc hai bên bờ sông Hồng, Đông Anh trở thành trọng điểm phát triển đô thị ở bờ Bắc sông Hồng của Hà Nội. Trong thời gian tới trên địa bàn huyện Đông Anh sẽ phát triển các dự án đô thị

lớn, tầm cỡ để cùng với nội thành hiện tại và khu vực phát triển mới ở phía Tây, Tây Nam trở thành khu vực đô thị trung tâm của Hà Nội trong tương lai.

Về phát triển KT - XH: Với vị trí địa lý thuận lợi và quỹ đất cho phép, huyện Đông Anh đã và đang thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong thời gian tới, Đông Anh sẽ trở thành địa bàn trọng điểm thu hút đầu tư phát triển kinh tế với các khu công nghiệp, các trung tâm tài chính, thương mại, du lịch, thể thao lớn của thủ đô Hà Nội.

Có thể khẳng định: Trên cơ sở những điều kiện tự nhiên, KT - XH sẵn có và những lợi thế đang hình thành do quá trình phát triển, Đông Anh đã và đang là huyện có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung

Một phần của tài liệu Hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai năm 2013 từ thực tiễn hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện đông anh (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)