Tình hình hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Đông Anh

Một phần của tài liệu Hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai năm 2013 từ thực tiễn hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện đông anh (Trang 65 - 72)

2.2.3.1. Hòa giải của các hòa giải viên tổ hòa giải trong việc giải quyết tranh chấp đất đai

a) Về số lượng, chất lượng các hòa giải viên tổ hòa giải

Theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013, Tổ hòa giải được thành lập ở các thôn, làng, phun, sóc, bản, ấp, tổ dân phố… Tính đến nay, Đông Anh là huyện có 23 xã và 01 thị trấn với 195 thôn, làng, tổ dân phố. Tương ứng với 195 thôn, làng, tổ dân phố là 195 tổ hòa giải với 1.347 hòa giải viên. Trong đó: Xã, thị trấn có số tổ hòa giải nhiều nhất là thị trấn Đông Anh với 40 tổ hòa giải; xã có số tổ hòa giải ít nhất là xã Xuân Nộn với 01 tổ hòa giải [Bảng 2.2.2.1].

Về chất lượng đội ngũ hòa giải viên: Qua điều tra, khảo sát cho thấy, đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở có trình độ chuyên môn chuyên ngành luật tỷ lệ thấp, trong khi đó số hòa giải viên chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao. Điều này ảnh hưởng ít nhiều tới chất lượng, hiệu quả hoạt động hòa giải tranh chấp nói chung và hòa giải tranh chấp đất đai nói riêng vì ngoài những hiểu biết về cuộc sống, phong tục tập quán còn đòi hỏi hòa giải viên cần phải có sự hiểu biết nhất định về các quy định của pháp luật có liên quan [Bảng 2.2.2.1].

b) Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến được hòa giải bởi các hòa giải viên tổ hòa giải

Thực tế cho thấy, các hòa giải viên trong quá trình hòa giải thường hòa giải các dạng tranh chấp đất đai phổ biến như: Tranh chấp về ranh giới QSD đất giữa các hộ gia đình; tranh chấp về lối đi chung, về việc thoát nước qua bất động sản liền kề; tranh chấp trong nội bộ gia đình về thừa kế QSD đất; tranh chấp trong nội bộ gia đình về việc đòi QSD đất như bố mẹ đòi đất đã cho con, đòi đất đã cho anh chị em mượn để canh tác, sản xuất nông nghiệp…

c) Kết quả hòa giải của các hòa giải viên Tổ hòa giải

Qua kết quả hòa giải của các năm có thể nhận xét: Số vụ tranh chấp đất đai các năm luôn có sự biến động, tăng giảm không đều. Năm 2014, số vụ tranh chấp đất đai được các hòa giải viên tổ chức hòa giải theo quy định cao so với năm 2013 và năm 2015. Tỷ lệ các vụ tranh chấp đất đai được hòa giải thành hàng năm tăng, tỷ lệ hòa giải không thành giảm cho thấy công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện ngày được quan tâm, chất lượng hòa giải ngày càng được nâng cao góp phần làm giảm những mâu thuẫn, bất đồng trong đời sống xã hội [Bảng 2.2.2.1].

2.2.3.2. Hòa giải của UBND cấp xã, Hội đồng hòa giải thuộc UBND cấp xã trong việc giải quyết tranh chấp đất đai

a) Cơ cấu tổ chức và chất lượng hoạt động của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai

Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư trong việc đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, Huyện ủy - UBND huyện Đông Anh đã lãnh chỉ đạo các xã thường xuyên đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư. 24/24 xã, thị trấn đều thành lập Tổ tiếp công dân do Chủ tịch UBND xã làm Tổ trưởng, đồng thời phân công công chức Tư pháp làm cán bộ thực hiện tiếp nhận, phân loại đơn thư.

Về công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân liên quan đến đất đai: Theo quy định của pháp luật, Chủ tịch UBND xã có trách nhiệm chỉ đạo chung và chủ trì hội nghị giải quyết đơn thư của công dân theo quy định, đồng thời giao nhiệm vụ cho công chức Tư pháp phối hợp với công chức Địa chính thẩm tra, xác minh, tham mưu thành lập Hội đồng hòa giải và tham mưu hướng giải quyết vụ việc.

Qua khảo sát thực trạng hòa giải tranh chấp đất đai của UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện trước khi có Luật đất đai năm 2013, việc hòa giải tranh chấp đất đai được UBND xã tổ chức hội nghị với sự tham gia của đại diện UBND xã (Phó chủ tịch UBND xã), đại diện MTTQ xã (Chủ tịch UBMTTQ), công chức Tư pháp, công chức Địa chính, các tổ chức thành viên của Mặt trận như: Phụ nữ, Nông

dân, Cựu chiến binh; Bí thư chi bộ, Trưởng thôn và các bên tranh chấp. Trong trường hợp đất tranh chấp không có giấy tờ và cần xác minh nguồn gốc để giải quyết, UBND xã thành lập Hội đồng tư vấn với các thành phần theo quy định tại Điều 161 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/02/2004 của Chính phủ.

Khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực pháp luật, 24 xã, thị trấn khi được hỏi có 11 xã, thị trấn không thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai theo hình thức cũ; 13 xã có thành lập Hội đồng hòa giải. Trong số 13 xã thành lập Hội đồng hòa giải có 09 xã thành lập Hội đồng hòa giải chung cho tất cả các vụ việc, 02 xã thành lập Hội đồng hòa giải cho từng vụ việc, 02 xã thành lập Hội đồng hòa giải cho từng thôn.

Về số lượng thành viên Hội đồng hòa giải: Xã, thị trấn có số lượng thành viên Hội đồng hòa giải nhiều nhất là 12 thành viên và ít nhất là 05 thành viên, số thành viên của Hội đồng hòa giải các xã là 112. Trong đó: 64 thành viên có trình độ Đại học, 20 thành viên có trình độ Trung cấp và 28 thành viên có trình độ Trung học phổ thông. Trong số các thành viên Hội đồng hòa giải có trình độ Đại học, 42 thành viên có chuyên ngành Luật, 22 thành viên có chuyên ngành quản lý đất đai.

b) Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến UBND xã thường tiếp nhận và giải quyết

Qua điều tra, khảo sát cho thấy: Trong những năm gần đây, UBND các xã, thị trấn thường tiếp nhận và giải quyết các vụ việc với những dạng tranh chấp đất đai phổ biến như: Tranh chấp về mốc giới QSD đất; tranh chấp về lối đi chung; tranh chấp về hệ thống thoát nước qua bất động sản liền kề; tranh chấp thừa kế về QSD đất; đòi QSD đất giữa các thành viên trong gia đình; tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng QSD đất; tranh chấp đòi nhà thờ họ.

c) Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai của UBND và Hội đồng hòa giải thuộc UBND cấp xã

Qua kết quả hòa giải tranh chấp đất đai của UBND và Hội đồng hòa giải thuộc UBND xã qua các năm có thể thấy:

- Tình trạng tranh chấp đất đai phát sinh ở các xã trên địa bàn huyện không đồng đều. Có xã số vụ tranh chấp đất đai ít, có xã số vụ tranh chấp đất đai chiếm tỷ lệ cao so với vụ việc được tiếp nhận. Xã có số vụ việc tranh chấp đất đai lớn thường là những xã chịu ảnh hưởng của tốc độ đô thị hóa, nhiều dự án quan trọng được triển khai thực hiện dẫn tới giá đất có nhiều biến động.

- Ở một số xã, công tác hòa giải tranh chấp đất đai được quan tâm nên tỷ lệ hòa giải thành rất cao như: Hải Bối, Mai Lâm... Bên cạnh đó, một số xã công tác hòa giải chưa được quan tâm nên dẫn tới số vụ việc hòa giải thành đạt tỷ lệ thấp như: Nam Hồng, Uy Nỗ…

- Việc thực hiện các quy định của pháp luật về thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai ở một số xã chưa thống nhất dẫn tới tình trạng có xã không thành lập Hội đồng hòa giải, có xã thành lập Hội đồng hòa giải theo từng vụ việc, có xã thành lập Hội đồng hòa giải theo từng thôn, có xã lại thành lập Hội đồng hòa giải chung cho tất cả các vụ việc.

- Việc phân loại vụ việc tranh chấp đất đai với những đơn thư có nội dung liên quan đến đất đai của cán bộ, công chức còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn nên ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả của hoạt động hòa giải.

- Số vụ hòa giải thành ngày càng thấp và số vụ việc hòa giải không thành chiếm tỷ lệ ngày càng cao [Bảng 2.2.2.2].

2.2.3.3. Hòa giải của cơ quan tham mưu thuộc UBND huyện Đông Anh trong giải quyết tranh chấp đất đai

Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân liên quan đến đất đai được Huyện ủy - UBND huyện Đông Anh quan tâm chỉ đạo. Trên cơ sở Luật khiếu nại năm 2011, Luật tố cáo năm 2011, Luật tiếp công dân năm 2013 và Luật đất đai năm 2013, phòng Thanh tra nhà nước đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng Quy định về việc tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị áp dụng trên địa bàn huyện Đông Anh. Trong Quy định đã quy định rõ trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện trong việc tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân; quy

định trách nhiệm của phòng TN và MT trong việc tham mưu giải quyết các đơn thư có liên quan đến tranh chấp đất đai. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để UBND huyện thực hiện tốt công tác giải quyết đơn thư liên quan đến tranh chấp đất đai.

a) Cơ cấu, tổ chức của phòng TN và MT thuộc UBND huyện

Theo Luật đất đai năm 2013, trong trường hợp UBND cấp xã hòa giải không thành, căn cứ vào quy định của pháp luật và sự lựa chọn của một hoặc các bên tranh chấp, UBND huyện sẽ giải quyết một số tranh chấp đất đai. Để giải quyết các đơn thư liên quan đến tranh chấp đất đai, Chủ tịch UBND huyện giao cho phòng TN và MT là cơ quan tham mưu, giúp việc tiến hành thẩm tra, xác minh và tham mưu hướng giải quyết vụ việc. Trong quá trình xác minh, tham mưu giải quyết, phòng TN và MT sẽ thực hiện việc hòa giải giữa các bên tranh chấp, nếu hòa giải thành phòng TN và MT sẽ lập biên bản hòa giải thành và tham mưu với Chủ tịch UBND huyện ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Nếu hòa giải không thành, phòng TN và MT sẽ tham mưu với Chủ tịch UBND huyện ra quyết định giải quyết tranh chấp.

Theo quy định, phòng TN và MT thuộc UBND huyện Đông Anh là đơn vị thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn 23 xã và 01 thị trấn. Hiện nay, số lượng biên chế của phòng là 11 người gồm: 01 Trưởng phòng, 02 Phó trưởng phòng và 08 chuyên viên. Trưởng phòng, Phó trưởng phòng được giao nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo chung, các chuyên viên ngoài nhiệm vụ chính còn được phân công phụ trách các xã, thị trấn. Mỗi chuyên viên được phân công phụ trách 04 xã, thị trấn từ việc thẩm định hồ sơ cấp GCN QSD đất đến việc nghiên cứu, xác minh, đề xuất, xử lý, giải quyết đơn thư tranh chấp đất đai. Với việc phân công nhiệm vụ trên cho thấy, khối lượng công việc nhiều nhưng số lượng chuyên viên ít nên ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai của UBND huyện.

Về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của phòng TN và MT thuộc UBND huyện: Các cán bộ, công chức của phòng đều có trình độ từ Đại học trở lên, trong

đó: 03 người có trình độ Cử nhân, 08 người có trình độ Thạc sĩ với chuyên ngành quản lý đất đai.

b) Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến UBND huyện Đông Anh đã tiếp nhận và giải quyết

Qua nghiên cứu sổ tiếp công dân và giải quyết đơn thư của UBND huyện cũng như sổ theo dõi kết quả giải quyết đơn thư của phòng TN và MT, UBND huyện Đông Anh đã tiếp nhận và giải quyết các dạng tranh chấp đất đai phổ biến sau: Tranh chấp về lối đi chung; tranh chấp đòi nhà thờ họ; tranh chấp về ranh giới QSD đất giữa các hộ liền kề; tranh chấp về QSD đất giữa các hộ gia đình.

c) Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai của UBND huyện Đông Anh

Qua kết quả giải quyết tranh chấp đất đai của UBND huyện Đông Anh có thể khẳng định:

- Hàng năm số đơn thư có nội dung liên quan đến đất đai UBND huyện Đông Anh đã tiếp nhận và giải quyết tương đối nhiều. Tuy nhiên, số đơn thư UBND huyện Đông Anh nhận được có nội dung chủ yếu là các đề nghị liên quan đến việc cấp GCN QSD đất như: Hủy, thu hồi GCN QSD đất đã cấp cho người khác; xem xét lại nghĩa vụ tài chính khi cấp GCN QSD đất; chỉnh sửa lại GCN QSD đất đã cấp; đề nghị cấp GCN QSD đất… Tiếp theo là đề nghị giao đất theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, cuối cùng là khiếu nại các văn bản giải quyết của UBND các xã, của phòng TN và MT. Số lượng đơn thư liên quan đến tranh chấp đất đai ít và chủ yếu là các tranh chấp có tính chất phức tạp.

- Số lượng cán bộ, công chức của phòng TN và MT trong biên chế là 11 người, vừa thực hiện chức năng quản lý vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và còn được phân công phụ trách các xã dẫn tới tình trạng lượng công việc nhiều, nguồn nhân lực không đảm bảo nên số lượng đơn thư tồn chưa được giải quyết các năm còn cao.

- Việc hòa giải tranh chấp đất đai chưa được quan tâm, chú trọng. Số vụ tranh chấp đất đai được hòa giải thành chiếm tỷ lệ thấp. Trong quá trình giải quyết

đơn thư liên quan đến đất đai, UBND huyện chủ yếu ra văn bản trả lời, cung cấp tài liệu, hướng dẫn công dân và ra quyết định giải quyết tranh chấp.

2.2.3.4. Hòa giải của TAND huyện Đông Anh trong việc giải quyết tranh chấp đất đai.

a) Về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ TAND huyện Đông Anh

Từ khi thành lập cho đến nay, đội ngũ Thẩm phán, cán bộ Tòa án có sự biến động về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, sự biến động đó diễn ra chậm dẫn tới tình trạng số lượng vụ việc nhiều, số lượng Thẩm phán ít nên trung bình một năm mỗi Thẩm phán được giao thụ lý từ 90 - 95 vụ, giải quyết từ 85 - 90 vụ.

- Số lượng Thẩm phán và Thư ký Tòa án qua các năm có sự bổ sung không đáng kể, cụ thể: Từ năm 2012 đến năm 2015 số lượng Thẩm phán vẫn giữ nguyên là 13, chưa được bổ nhiệm thêm theo quy định; năm 2012 - 2013 có 12 Thư ký, năm 2014 có 13 Thư ký và năm 2015 có 15 Thư ký.

- Về chất lượng đội ngũ Thẩm phán, Thư ký của Tòa: 03 Thẩm phán có trình độ Thạc sĩ và 10 Thẩm phán có trình độ cử nhân Luật; 05 Thư ký có trình độ Thạc sĩ và 10 Thư ký có trình độ cử nhân Luật.

b) Các dạng tranh chấp đất đai được Tòa án thụ lý và giải quyết

Các dạng tranh chấp đất đai được Tòa án thụ lý và giải quyết ngày càng phong phú, đa dạng gồm: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSD đất; tranh chấp hợp đồng thế chấp QSD đất; tranh chấp thừa kế QSD đất; đòi đất cho mượn, cho sử dụng nhờ, lấn chiếm; tranh chấp QSD đất. Trong số những dạng tranh chấp được Tòa án thụ lý và giải quyết, tranh chấp QSD đất là phổ biến, chiếm tỷ lệ tương đối cao so với các dạng tranh chấp khác, tiếp đến là tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng QSD đất, tranh chấp thừa kế QSD đất và cuối cùng là tranh chấp về đòi đất cho mượn, cho sử dụng nhờ, lấn chiếm.

c) Kết quả hòa giải của TAND trong việc giải quyết tranh chấp đất đai

Trong quá trình giải quyết các vụ tranh chấp đất đai, Tòa án sẽ tổ chức hòa giải tranh chấp trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, sẽ công nhận sự thỏa thuận

Một phần của tài liệu Hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai năm 2013 từ thực tiễn hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện đông anh (Trang 65 - 72)