Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hòa giải tranh chấp đất đai của Hội đồng hòa giả

Một phần của tài liệu Hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai năm 2013 từ thực tiễn hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện đông anh (Trang 90 - 92)

của Hội đồng hòa giải

Hòa giải tranh chấp đất đai của Hội đồng hòa giải theo quy định hiện hành là một thủ tục hành chính, thủ tục bắt buộc trước khi một hoặc các bên tranh chấp gửi đơn đến UBND cấp huyện hoặc TAND cấp huyện yêu cầu tiếp tục giải quyết tranh chấp nếu hòa giải không thành. Việc hòa giải thành của UBND cấp xã sẽ góp phần giảm tải lượng công việc cho các cơ quan hành chính cũng như Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp đất đai, giảm chi phí, thời gian, công sức cho các bên tranh chấp trong việc theo đuổi các vụ kiện… Với ý nghĩa đó, việc nâng cao chất lượng

hoạt động của Hội đồng hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai là vô cùng cần thiết. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng hòa giải cần phải thực hiện các giải pháp sau:

Một là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự chỉ đạo, điều hành của UBND xã, sự phối kết hợp của MTTQ và sự giám sát của HĐND xã đối với công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư của UBND xã. Trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, UBND cấp xã phải quán triệt và thực hiện phương châm lấy hòa giải là trọng tâm, mọi bất đồng, mâu thuẫn phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng đất phải được phát hiện và giải quyết kịp thời tránh phát sinh điểm nóng về chính trị.

Hai là: Tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ, công chức tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn để bổ sung, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải. Phát huy vai trò, trách nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức Tư pháp, Địa chính trong việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan làm cơ sở cho việc giải quyết đơn thư cũng như tham mưu đường hướng giải quyết vụ việc, đảm bảo hội nghị hòa giải đạt kết quả, đúng pháp luật và không trái đạo đức xã hội.

Ba là: Hiện nay pháp luật chưa có quy định về kinh phí bảo đảm cho hoạt động hòa giải của Hội đồng hòa giải. Hoạt động hòa giải của Hội đồng hòa giải ngoài sự tham gia của các thành viên là cán bộ, công chức được hưởng lương từ ngân sách nhà nước còn có đại diện một số hộ dân biết rõ nguồn gốc đất tranh chấp, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, khi mời đến tham dự buổi hòa giải họ phải bố trí, sắp xếp công việc gia đình, cá nhân. Có địa phương do bố trí được nguồn thu nên trong những lần tổ chức hòa giải có thể hỗ trợ cho các thành viên Hội đồng hòa giải với mức chi không đáng kể từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng/người. Có địa phương do không bố trí được nguồn thu nên không áp dụng mức hỗ trợ đó. Để khuyến khích, động viên các thành viên Hội đồng hòa giải tham gia tích cực vào việc giải quyết tranh chấp đất đai cần phải có kinh phí đảm bảo cho hoạt động hòa giải của Hội đồng hòa giải.

Bốn là: Thực hiện tốt việc thiết lập, lưu trữ, quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến công tác quản lý đất đai như: Bản đồ địa chính, sổ mục kê, sổ giã ngoại, hồ sơ lưu cấp giấy chứng nhận QSD đất… để phục vụ cho công tác giải quyết đơn thư. : Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật và nhu cầu sử dụng đất của địa phương. Việc lập quy hoạch, kế hoạch của UBND huyện được tiến hành trên cơ sở ý kiến đồng thuận của nhân dân các xã. Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phải được thực hiện công khai, dân chủ và đảm bảo đúng quy trình quy định.

Năm là: Cần xây dựng một quy trình chung về hoạt động của Hội đồng hòa giải thuộc UBND cấp xã trong việc hòa giải các tranh chấp phát sinh để đảm bảo áp dụng thống nhất trong thực tế, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động hòa giải. Phòng TN và MT huyện cần tham mưu với UBND huyện chỉ đạo các xã thực hiện việc hòa giải tranh chấp đất đai thông qua Hội đồng hòa giải theo Luật đất đai năm 2013, có hướng dẫn cụ thể đối với UBND cấp xã trong việc thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để đảm bảo tính thống nhất.Trong thành phần của Hội đồng hòa giải, Chủ tịch Hội đồng nên là Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch Hội đồng là Phó chủ tịch UBND và đại diện MTTQ nên là Chủ tịch UBMTTQ xã để đề cao vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND, Chủ tịch UBMTTQ xã trong việc hòa giải các tranh chấp đất đai. UBND xã cần phân công 01 công chức Tư pháp làm nhiệm vụ giúp UBND xã thực hiện tổng hợp, hướng dẫn chuyên môn cho các hòa giải viên tổ hòa giải và tham gia phối hợp giải quyết đơn thư, 01 công chức Địa chính làm nhiệm vụ tham mưu giúp UBND xã thực hiện việc giải quyết tranh chấp đất đai.

Một phần của tài liệu Hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai năm 2013 từ thực tiễn hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện đông anh (Trang 90 - 92)