Sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giả

Một phần của tài liệu Hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai năm 2013 từ thực tiễn hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện đông anh (Trang 78 - 80)

chấp đất đai thông qua hòa giải

Hòa giải là một phương thức được các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng khuyến khích, ưu tiên áp dụng để giải quyết tất cả các tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội, từ tranh chấp dân sự đến tranh chấp kinh tế và cuối cùng là tranh chấp lao động vì hòa giải là phương thức thể hiện rõ nét nhất quyền tự định đoạt, quyền tự do thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ dân sự, đồng thời cũng là phương thức đem lại lợi ích cho các bên tranh chấp, cho Nhà nước và cho toàn xã hội.

Trên thế giới, mỗi một quốc gia có chế độ sở hữu khác nhau đối với đất đai, từ sự khác nhau về chế độ sở hữu dẫn tới sự khác nhau về cơ chế giải quyết tranh chấp. Mặc dù có sự khác nhau về cơ chế giải quyết nhưng có thể khẳng định hòa giải là phương thức được các quốc gia ưu tiên sử dụng trong quá trình giải quyết các tranh chấp về đất đai, cụ thể:

Luật đất đai của Campuchia năm 2001 thừa nhận ba hình thức sở hữu đối với đất đai là sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu công và ba cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai là giải quyết theo sự vụ, hòa giải thông qua Hội đồng địa chính và cơ quan quốc gia, giải quyết tại Tòa án [20, tr49].

Luật quản lý đất đai của Trung Quốc năm 2004 quy định hai chế độ sở hữu đối với đất đai tồn tại song song cho chế độ đất đô thị và đất nông thôn, có hai cơ chế pháp lý riêng biệt điều chỉnh sở hữu và sử dụng đất nông thôn và đất đô thị, theo đó đất đô thị thuộc sở hữu Nhà nước, đất nông nghiệp gồm đất nông thôn và ven đô thuộc sở hữu tập thể [20, tr11]. Cơ chế giải quyết các tranh chấp đất đai

gồm: Hòa giải của Ủy ban hòa giải nhân dân, hòa giải tranh chấp tại Tòa án [20, tr18].

Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Khi có tranh chấp phát sinh, các cơ chế được Nhà nước sử dụng để giải quyết gồm: Khuyến khích các bên tự thương lượng, hòa giải ở cơ sở, hòa giải của UBND cấp xã, giải quyết của UBND cấp huyện, cấp tỉnh, Bộ TN và MT và giải quyết của Tòa án, trong đó hòa giải là phương thức được Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp lựa chọn đầu tiên. Do vậy, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hòa giải tranh chấp đất đai là cần thiết bởi các lý do sau đây:

Thứ nhất: Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp có nhiều ưu điểm so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác như: Linh hoạt về thủ tục; duy trì mối quan hệ giữa các bên tranh chấp; giảm thiểu những thiệt hại về lợi ích vật chất cho các bên tranh chấp; giảm tải khối lượng công việc cho các cơ quan nhà nước và đặc biệt là duy trì sự ổn định về an ninh trật tự của địa phương nơi có đất tranh chấp.

Thứ hai: Cùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là ảnh hưởng của tốc độ đô thị hóa và mặt trái nền kinh tế thị trường, tranh chấp đất đai ngày càng tăng về số lượng và phức tạp về tính chất, quy mô. Nếu các tranh chấp phát sinh không được giải quyết kịp thời sẽ trở thành điểm nóng về chính trị, gây ảnh hưởng xấu tới mọi mặt của đời sống xã hội, phát hiện kịp thời mâu thuẫn, bất đồng và có phương pháp hòa giải thích hợp sẽ giúp các bên tranh chấp tự hóa giải bất đồng, mâu thuẫn từ đó không để tranh chấp phát sinh gay gắt, phức tạp.

Thứ ba: Thực tế cho thấy có những tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân mới đầu chỉ là những bất đồng, mâu thuẫn nhỏ, có tính chất đơn giản nhưng không được phát hiện, giải quyết kịp thời nên đã phát triển và trở thành những mâu thuẫn, bất đồng có tính chất phức tạp. Có những bất đồng, mâu thuẫn nhỏ nhưng do các hòa giải viên, các cán bộ, công chức không tận tâm, không nhiệt tình, không có kỹ năng nghiệp vụ nên không hòa giải được hoặc làm cho mâu thuẫn, bất đồng trở nên

trầm trọng hoặc làm cho vụ việc kéo dài ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên tranh chấp.

Thứ tư: Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải là biện pháp phát huy vai trò tự quản của cộng đồng dân cư, là biện pháp để MTTQ và các tổ chức thành viên thực hiện tốt chức năng giám sát, chức năng phản biện xã hội, thực hiện tốt vai trò phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

Thứ năm: Nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải là biện pháp đảm bảo tối đa quyền tự định đoạt, tự thỏa thuận của các đương sự, đồng thời là quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật, hình thành trong mỗi cá nhân sự hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật.

Thứ sáu: Trong thực tế, tranh chấp đất đai ngày càng tăng về số lượng nhưng số vụ tranh chấp được hòa giải thành đạt tỷ lệ thấp, tình trạng khiếu kiện vượt cấp ở một số địa phương có xu hướng gia tăng với sự tham gia của nhiều người cho thấy công tác hòa giải tranh chấp đất đai chưa được coi trọng, việc hòa giải còn mang tính hình thức. Do vậy, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hòa giải là cần thiết góp phần giảm tình trạng khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện đông người và khiếu kiện kéo dài trong nhân dân.

Một phần của tài liệu Hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai năm 2013 từ thực tiễn hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện đông anh (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)