Phân loại siêu thị

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại các siêu thị thành phố cần thơ (Trang 50 - 53)

Kênhtrực tiếp Kênh ngắn Kênh trung bình Kênh dài Hình 3.2 Phân loại siêu thị

Qua sơ đồ cho ta thấy, siêu thị là một dạng cửa hàng bán lẻ gần với người tiêu dùng nhất. hệ thống cửa hàng này ở các nước phương Tây bao gồm cửa hàng tiện dụng, siêu thị nhỏ, đại siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng đại hạ giá, cửa hàng thông thường, trung tâm thương mại, cửa hàng chuyên doanh….

3.2.2.1 Phân loại siêu thị theo quy mô

Việc phân loại siêu thị theo quy mô được hầu hết các nước trên thế giới ứng dụng. Căn cứ vào quy mô có thể chia siêu thị thành 3 loại: siêu thị nhỏ,

Người sản xuất Người sản xuất TTT M Đại siêu thị CH bách hóa CH đại hạ giá CH thông thường Siêu thị CH chuyên doanh

Đại lý, môi giới

Người bán buôn Người bán buôn Người bán lẻ CH tiện dụng

37

siêu thị vừa và đại siêu thị. Siêu thị nhỏ và siêu thị vừa thường đặt ở trung tâm thành phố thì đại siêu thị được đặt ở vùng ngoại vi thành phố.

3.2.2.2 Phân theo loại hàng hóa kinh doanh

Thông thường thì hàng hóa trong siêu thị là hàng thực phẩm, tuy nhiên ngày nay cùng với sự phát triển của kinh doanh siêu thị nói riêng và ngành phân phối bán lẻ nói chung siêu thị ngày nay có những cửa hàng bán lẻ tổng hợp, đa dạng hàng hóa (giày dép, quần áo, vật dụng gia đình….)

- Siêu thị tổng hợp

Siêu thị tổng hợp là siêu thị bán nhiều loại hàng hóa cho từng nhóm khách hàng khác nhau. Hiện nay siêu thị tổng hợp đang ngày càng phát triển có những siêu thị có tập hợp hàng hóa vừa rộng vừa sâu lên tới hàng chục ngàn sản phẩm. Ở những siêu thị lớn như vậy, khách hàng có thể mua tất cả những gì cần thiết phục vụ cho sinh hoạt và cuộc sống.

- Siêu thị chuyên doanh

Theo nghĩa hẹp thì các siêu thị chuyên doanh chỉ có thể là siêu thị bán hàng thực phẩm. Nhưng theo cách hiểu thông thường thì siêu thị chuyên doanh chính là các cửa hàng chuyên doanh áp dụng phương thức bán hàng tự chọn. Đó có thể là các cửa hàng chuyên bán quần áo, giày dép, đồ nội thất….Siêu thị chuyên doanh tập hợp hàng hóa hẹp nhưng sâu.

* Tiêu chuẩn siêu thị

Theo quy định của Bộ Công Thương Việt Nam, siêu thị được phân thành 3 hạng:

Bảng 3.3: Tiêu chuẩn xếp hạng siêu thị

Loại hình Hạng Diện tích Danh mục mặt hàng

Siêu thị kinh doanh tổng hợp

I >5.000 m2 >20.000 tên hàng II > 2.000 m2 >10.000 tên hàng III >500 m2 >4.000 tên hàng

Siêu thị chuyên doanh

I >1.000 m2 >2.000 tên hàng II >500 m2 >1.000 tên hàng III >500 m2 > 500 tên hàng

38

3.2.2.3 Đặc trưng của siêu thị

- Đóng vai trò cửa hàng bán lẻ: siêu thị thực hiện chức năng bán lẻ, bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng chứ không phải bán lại. Đây là một kênh phân phối ở mức phát triển cao, được quy hoạch và tổ chức kinh doanh dưới hình thức những cửa hàng quy mô, có trang thiết bị và cơ sỏ vật chất hiện đại, văn minh, do thương nhân đầu tư và quản lý, được nhà nước cấp phép hoạt động.

- Áp dụng phương thức tự phục vụ (self-service hay libre - service): Đây là phương thức bán hàng do siêu thị sáng tạo ra, được ứng dụng trong nhiều loại cửa hàng bán lẻ khác và là phương thức kinh doanh chủ yếu của xã hội văn minh... giữa phương thức tự chọn và tự phục vụ có sự phân biệt:

+ Tự chọn: khách hàng sau khi chọn mua được hàng hoá sẽ đến chỗ người bán để trả tiền hàng, tuy nhiên trong quá trình mua vẫn có sự giúp đỡ, hướngdẫncủangườibán.

+Tự phục vụ: khách hàng xem xét và chọn mua hàng, bỏ vào giỏ hoặc xe đẩy đem đi và thanh toán tại quầy tính tiền đặt gần lối ra vào. Người bán vắng bóng trong quá trình mua hàng.

- Phương thức thanh toán thuận tiện: Hàng hóa gắn mã vạch, mã số được đem ra quầy tính tiền ở cửa ra vào, dùng máy quét để đọc giá, tính tiền bằng máy và tự động in hóa đơn. Đây chính là tính chất ưu việt của siêu thị, đem lại sự thỏa mãn cho người mua sắm... Đặc điểm này được đánh giá là cuộc đại "cách mạng" trong lĩnh vực thương mại bán lẻ.

- Sáng tạo nghệ thuật trưng bày hàng hoá: qua nghiên cứu cách thức vận động của người mua hàng khi vào cửa hàng, người điều hành siêu thị có cách bố trí hàng hóa thích hợp trong từng gian hàng nhằm tối đa hoá hiệu quả của không gian bán hàng. Do người bán không có mặt tại các quầy hàng nên hàng hóa phải có khả năng "tự quảng cáo", lôi cuốn người mua. Siêu thị làm được điều này thông qua các nguyên tắc sắp xếp, trưng bày hàng hóa nhiều khi được nâng lên thành những thủ thuật. Chẳng hạn, hàng có tỷ suất lợi nhuận cao được ưu tiên xếp ở những vị trí dễ thấy nhất, được trưng bày với diện tích lớn; những hàng hóa có liên quan đến nhau được xếp gần nhau; hàng khuyến mại phải thu hút khách hàng bằng những kiểu trưng bày đập vào mắt; hàng có trọng lượng lớn phải xếp ở bên dưới để khách hàng dễ lấy.

- Hàng hóa chủ yếu là hàng tiêu dùng thường ngày như:

Thực phẩm, quần áo, bột giặt, đồ gia dụng, điện tử... với chủng loại rất phong phú, đa dạng. Siêu thị thuộc hệ thống các cửa hàngkinh doanh tổng

39

hợp, khác với các cửa hàng chuyên doanh chỉ chuyên sâu vào một hoặc một số mặt hàng nhất định. Theo quan niệm của nhiều nước, siêu thị phải là nơi mà người mua có thể tìm thấy mọi thứ họ cần và với một mức giá "ngày nào cũng thấp" (everyday-low-price). Chủng loại hàng hóa của siêu thị có thể lên tới hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn loại hàng. Thông thường, một siêu thị có thể đáp ứng được 70-80% nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng về ăn uống, trang phục, mỹ phẩm, đồ làm bếp, chất tẩy rửa, vệ sinh...

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại các siêu thị thành phố cần thơ (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)