Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam là một trong những ngân hàng lớn của cả nước. Cùng với sự phát triển đi lên của cả nước nói chung, Thành phố Cần Thơ nói riêng, BIDV ngày càng khẳng định vị trí của mình trong cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập quốc tế không tránh khỏi những khó khăn thách thức, mặt khác cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn đang tồn tại và tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, trong đó có BIDV Cần Thơ. Để tồn tại và phát triển, sự phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ, công nhân viên để đạt được mục tiêu đề ra và phục vụ tốt khách hàng là vô cùng quan trọng và đã được thể hiện trong những kết quả hoạt động kinh doanh qua bảng 3.2 như sau:
35
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng BIDV Cần thơ giai đoạn 2011-2013.
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chệnh lệch 2012 so
với 2011
Chênh lệch 2013 so
với 2012
Khoản mục
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
256.435 100,00 249.847 100,00 237.952 100,00 (6.588) (2,57) (11.895) (4,76) Tổng thu nhập
Thu nhập từ lãi 235.926 92,00 230.660 92,32 185.595 78,00 (5.266) (2,23) (45.065) (19.54)
Thu nhập phi lãi 20.509 8,00 19.187 7,68 52.357 22,00 (1.322) (6,45) 33.170 172,87
Tổng chi phí 245.279 100,00 241.362 100,00 204.542 100,00 (3.917) (1,60) (36.820) (15,26)
Chi phí từ lãi 190.709 77,75 178.045 73,77 123.709 60,48 (12.664) (6,64) (54.336) (30,52)
Chi phí phi lãi 54.570 22,25 63.317 26,23 80.833 39,52 8.747 (13,03) 17.516 27,66
Lợi nhuận 11.156 - 8.485 - 33.410 - (2.671) (23,94) 24.925 293,75
36 Về thu nhập
Thu nhập của BIDV-chi nhánh Cần Thơ chủ yếu là các khoản thu được từ lãi (cho vay, tiền gửi) và nguồn thu này chiếm tỷ trọng khá lớn (trên 70%) trong tổng thu nhập của chi nhánh. Trong khoảng thời gian từ năm 2011-2013 thu nhập của ngân hàng có xu hướng giảm dần nhưng mức độ giảm không đáng kể. Cụ thể là:
- Năm 2012 thu nhập của BIDV Cần Thơ là 249.847 triệu đồng, giảm 6.588 triệu đồng tương ứng giảm 2,57% so với thu nhập 256.435 triệu đồng của năm 2011. Trong năm này, nền kinh tế nước ta tiếp tục ảnh hưởng bởi sự bất ổn của nền kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Bên cạnh đó, tình hình nợ xấu đang ảnh huởng đến việc hoạt động của nhiều ngân hàng nên mức tăng trưởng doanh thu trong giai đoạn này của chi nhánh bị sụt giảm.
0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2011 2012 2013 Thu nhập Chi phí Lợi nhuận
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp ngân hàng BIDV Cần Thơ, 2011, 2012, 2013)
Hình 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng BIDV Cần Thơ năm 2011, 2012, 2013
- Năm 2013 thu nhập của chi nhánh là 237.952 triệu đồng giảm đến 4,76% tương ứng giảm 11.895 triệu đồng so với năm 2012. Năm 2013 hệ thống ngân hàng đã có nhiều cải thiện đáng kể nhưng vẫn không đủ để khắc phục những hậu quả từ những năm trước đây. Năm 2013 là quãng thời gian khó khăn nhất trong nhiều năm qua đối với hệ thống ngân hàng. Tổng thu nhập của ngân hàng sụt giảm chủ yếu là do thu nhập từ lãi của ngân hàng giảm khá mạnh từ 230.660 triệu đồng vào năm 2012 xuống còn 185.595 triệu đồng vào năm 2013, tương ứng giảm 19,54% so với năm 2012, nguồn thu này giảm là do ngân hàng hạ mức lãi suất cho vay xuống còn từ 11-12%/năm trong năm 2013 thay vì với mức lãi
37
suất cho vay vào năm 2012 thường ở mức biến động trong khoảng từ 12-13%/năm. Tuy nhiên, nếu xét về tổng thể thì tổng thu nhập của chi nhánh năm 2013 giảm vẫn ở mức thấp so với năm 2012, là do sự tăng trưởng cao của các khoản thu nhập phi lãi. Các khoản thu nhập phi lãi chiếm tỷ trọng thấp trong khoản thu nhập của ngân hàng gồm hai khoản thu lớn là phí dịch vụ và từ các hoạt động ngoại hối. Năm 2013 đạt 52.357 triệu đồng tăng 33.170 triệu đồng (tương ứng tăng 172,87%) so với năm 2012 là 19.187 triệu đồng. Khoản thu này tăng mạnh vào năm 2013 là do hoạt động dịch vụ của ngân hàng được phát triển mạnh mẽ, nhất là hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng rất mạnh, thị phần chiếm ưu thế. Ngoài ra, mối quan hệ của khách hàng cũng làm cho nguồn thu từ dịch vụ thanh toán tương đối cao. Điều đó cũng chứng tỏ rằng, ngân hàng đã đưa ra những chính sách phù hợp để khắc phục nhược điểm và lấy mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ làm mục tiêu chính do vậy chi nhánh ngày càng nâng cao được uy tín trên địa bàn và sản phẩm dịch vụ của chi nhánh ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu cho khách hàng nên đã thu hút một lượng lớn khách hàng đến giao dịch và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh ngân hàng.
Về chi phí
Việc tối thiểu hóa chi phí là một trong những mục tiêu quan trọng của các tổ chức. Chi phí của ngân hàng BIDV Cần Thơ bao gồm các loại chi phí sau: chi phí từ hoạt động tín dụng, trả lãi phát hành giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, chi phí dịch vụ và các khoản chi khác, trong đó chi phí trả lãi tiền gửi và trả lãi tiền vay thường chiếm tỷ trọng lớn hơn 55% trong tổng chi phí. Ngoài ra, ngân hàng còn có thêm một số chi phí khác như: chi phí quản lý, chi phí về tài sản, chi trích lập dự phòng,....Tương tự như thu nhập, chi phí của BIDV Cần Thơ cũng giảm qua 3 năm tài chính. Năm 2012 chi phí là 241.362 triệu đồng giảm 3.917 triệu đồng (tương ứng giảm 1,6%) so với năm 2011 với chi phí là 254.279 triệu đồng. Năm 2013 chi phí giảm khá nhiều là 204.542 triệu đồng giảm 36.820 triệu đồng (tương ứng giảm 15,26%) so với năm 2012. Nguyên nhân giảm là do các khoản chi phí từ lãi (chiếm tỷ lệ cao) của ngân hàng giảm mạnh, còn các khoản chi phí phi lãi tuy tăng qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên cũng không làm phát sinh thêm chi phí nhiều.
- Chi phí từ lãi năm 2012 là 178.045 triệu đồng giảm 12.664 triệu đồng (tương ứng giảm 6,64%) so với năm 2011 là 190.709 triệu đồng và năm 2013 mức chi phí này là 123.709 triệu đồng giảm khá mạnh 54.336 triệu đồng (tương ứng giảm 30,52%) so với năm 2012. Chi phí lãi giảm dần qua các năm là do chi phí trả lãi tiền vay cho ngân hàng giảm mạnh với chi phí trả lãi tiền vay năm 2012 là 66.236 triệu đồng giảm 21.684 triệu
38
đồng (tương ứng giảm 24,66%) so với năm 2011 là 87.920 triệu đồng, năm 2013 chi phí trả lãi tiền vay là 5.576 triệu đồng giảm 60.660 triệu đồng (tương ứng giảm 91,58%) so với năm 2012. Nguyên nhân làm cho chí phí trả lãi tiền vay ngân hàng giảm mạnh vào năm 2013 là do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do ngân hàng giảm việc đi vay của tổ chức liên ngân hàng và các ngân hàng thương mại khác. Tuy năm 2013 lãi suất huy động giảm nhưng lượng tiền gửi từ dân cư vẫn tăng trưởng mạnh. Ngược lại, do nền kinh tế vẫn chưa hồi phục nên các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế vay tiền nên ngân hàng gặp tình trạng ứ đọng vốn nên ngân hàng không cần phải đi vay nhiều để bù đắp thiếu hụt vốn. Không chỉ vì lãi suất thấp và dư vốn nhiều mà còn do qui định của ngân hàng Nhà Nước siết chặt hơn trước về việc đi vay của các ngân hàng khác. Thông tư số 21 năm 2012 của ngân hàng Nhà Nước có hiệu lực từ ngày 1 tháng 9 năm 2012, các ngân hàng chỉ được phép cho vay và vay lẫn nhau với thời hạn dưới một năm, không được gửi và nhận tiền gửi của nhau trừ khi tiền gửi để phục vụ cho mục đích thanh toán. Đến đầu năm 2013 Ngân hàng Nhà Nước tiếp tục ban hành Thông tư số 01 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 21 về các hoạt động trên thị trường liên ngân hàng, siết chặt điều kiện đi vay trên thị trường này. Cụ thể, tại thời điểm đi vay, các ngân hàng không được có khoản nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên tại một ngân hàng khác - trừ trường hợp được Thống Đốc cho phép đi vay .
- Chi phí phi lãi chiếm tỷ trọng không cao trong chi phí của ngân hàng nhưng nó cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận và khả năng quản lý chi phí của ngân hàng. Nguồn chi phí này tăng dần qua các năm, chi phí phi lãi năm 2012 là 63.317 tăng 13,03% so với năm 2011 là 54.570 triệu đồng, đến năm 2013 thì chi phí này tăng cao là 80.833 triệu đồng tăng 27,66% so với năm 2012. Chi phí ngoài lãi bao gồm các khoản chi phí hoạt động dịch vụ, chi phí dự phòng rủi ro, và chi phí khác. Các khoản chi phí hoạt động dịch vụ tăng dần qua các năm, năm 2012 chi phí này là 526 triệu đồng tăng 160 triệu đồng (tương ứng tăng 43,72%) so với năm 2011 và năm 2013 với chi phí từ hoạt động dịch vụ là 997 triệu đồng tăng 471 triệu đồng (tương ứng tăng 89,54%). Do ngân hàng muốn nâng cao hiệu quả hoạt động nên ngân hàng phải cho nhiều chi quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm của ngân hàng đến cho khách hàng, đồng thời áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi như quay số trúng thưởng, chương trình tặng quà cho khách hàng trong các dịp lễ lớn để thu hút nhiều khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng và giúp nâng cao sự hài lòng, chất lượng dịch vụ khi khách hàng sử dụng các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp. Chi phí dự phòng rủi ro và chi phí khác chiếm tỷ trọng cao trong khoản mục chi phí ngoài lãi của ngân hàng và cả hai
39
khoản này đều tăng qua các năm. Chi phí dự phòng rủi ro là khoản tiền trích từ hoạt động thu nhập để hình thành một khoản dự trữ bù đắp cho khoản tổn thất tín dụng có thể phát sinh, vào năm 2012 chi phí dự phòng rủi ro là 31.914 triệu đồng tăng 9.914 triệu đồng (tăng 27,66%) so với năm 2011 là 25.000 triệu đồng; năm 2013 chi phí dự phòng rủi ro là 38.000 triệu đồng tăng 19,07% so với năm 2012. Nguyên nhân làm cho ngân hàng tăng trích lập dự phòng là do nợ xấu của ngân hàng tăng khá nhanh, năm 2011 nợ xấu ngân hàng là 44.702 triệu đồng nhưng đến năm 2012 nợ xấu là 58.509 triệu đồng, tăng 30,87% so với năm 2011. Năm 2013 nợ xấu ngân hàng là 57.979 triệu đồng, giảm 0,91% so với năm 2012 nhưng trích lập dự phòng của ngân hàng vẫn ở mức cao do nợ nhóm 5 (nhóm nợ có khả năng mất vốn) năm 2013 ở mức khá cao chiếm 55,75% tổng nợ xấu của ngân hàng.
Dựa vào bảng 3.2 ta thấy lợi nhuận của BIDV Cần Thơ có sự biến động qua từng năm:
- Lợi nhuận trong năm 2012 là 8.485 triệu đồng, giảm 23,94% so với mức lợi nhuận 11.156 triệu đồng của năm 2011, tương đương 2.671 triệu đồng. Do năm 2012 tuy tổng chi phí của ngân hàng giảm so với năm 2011 nhưng không đáng kể so với việc giảm thu nhập của ngân hàng vào năm 2012. Năm 2012,các khoản thu nhập từ lãi và thu nhập phi lãi của ngân hàng đều giảm so với năm 2011 nguyên nhân từ việc giảm lãi suất cho vay và thu nhập từ các hoạt động từ ngoại tệ và chứng khoán đều giảm.
- Mặc dù trong năm 2013, thu nhập giảm 4,76% so với năm 2012 nhưng lợi nhuận của BIDV Cần Thơ lại tăng là 24.925 triệu đồng tương ứng tăng 293,75%, từ 8.485 triệu đồng năm 2012 lên 33.410 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2013 chi phí ngân hàng giảm mạnh chủ yếu là giảm các khoản chi phí từ lãi và để có được kết quả như trên cũng nhờ vào sự chỉ đạo đúng đắn của Ban Giám Đốc, sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của các phòng ban trong ngân hàng. Bên cạnh đó là nhờ sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của BIDV Cần Thơ.
Nhìn chung, từ năm 2011-2013, kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Thơ có sự biến động không đều qua các năm. Đơn vị có thu nhập và chi phí nhỏ nhất ở năm 2013 và đạt giá trị lớn nhất trong năm 2011. Lợi nhuận thấp nhất trong năm 2012 và đạt hiệu quả cao nhất trong năm 2013.
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng BIDV Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
40 ĐVT: Triệu đồng 6T/2013 6T/2014 Chênh lệch 6T/2014 so với 6T/2013 Khoản mục
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng thu nhập 99.634 100,00 114.765 100,00 15.131 15,19
Thu nhập từ lãi 88.049 88,37 87.012 75,82 (1.037) (1,18) Thu nhập phi lãi 11.585 11,63 27.753 24,18 16.168 139,56
Tổng chi phí 84.159 100,00 80.224 100,00 (3.935) (4,68)
Chi phí từ lãi 64.921 77,14 61.187 76,27 (3.734) (5,75) Chi phí phi lãi 19.238 22,86 19.037 23,73 (201) (1,04)
Lợi nhuận 15.475 - 34.541 - 19.066 132,21
Về thu nhập
Tổng thu nhập 6 tháng năm 2014 là 114.756 triệu đồng tăng 15,19% so với 6 tháng năm 2013 là 99.634 triệu đồng. Trong đó khoản tăng chủ yếu là khoản thu nhập từ lãi tăng, 6T/2014 là 27.753 triệu đồng tăng 139,56% so với 6T/2013 là 11.585 triệu đồng. Do ngân hàng ngày càng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và nhận được nguồn thu nhập từ các hoạt động như thu phí dịch vụ thanh toán, thu phí dịch vụ trong cho thuê tài chính, bất động sản, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thẻ thanh toán... Với thế mạnh về nguồn ngoại tệ, kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, ngoài việc đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp, BIDV Cần Thơ còn giúp doanh nghiệp tránh khỏi những rủi ro trong hoạt động ngoại hối bằng cách cung cấp đa dạng danh mục các sản phẩm, thiết kế các sản phẩm ngoại hối đặc thù, phù hợp với thực trạng hoạt động kinh doanh và nguồn ngoại tệ của doanh nghiệp. Song song đó là sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ với nhiều ứng dụng cong nghệ ngân hàng hiện đại.
- Thu nhập từ lãi 6T/2014 giảm 1,18% so với 6T/2013 là do những tháng đầu năm 2014 ngân hàng đã tiếp tục thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất huy động chỉ còn từ 5- 7,5%/năm, việc điều chỉnh này làm cho ngân hàng giảm mạnh lãi suất cho vay và trở thành một trong các ngân hàng có mức lãi suất huy động và cho vay thấp trong thị trường
41
hiện nay. Việc giảm lãi suất là yếu tố cạnh tranh và cũng là định hướng của ngân hàng trong thời gian sắp tới, điều này giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ hơn xuyên suốt trong thời gian dài, giúp ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng hơn.
0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 6T/2013 6T/2014 Thu nhập Chi phí Lợi nhuận
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp ngân hàng BIDV Cần Thơ, 6/2013, 6/2014)
Hình 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng BIDV Cần Thơ 6T/2013, 6T/2014
Về chi phí
Tổng chi phí của ngân hàng 6T/2014 là 80.224 triệu đồng giảm 4,68% so với 6T/2013 là 84.159 triệu đồng. Trong đó chi phí từ lãi 6T/2014 là 61.187 triệu đồng giảm 4,68% so với 6T/2013 là 64.921 triệu đồng, chi phí phi lãi 6T/2014 là 19.037 triệu đồng giảm 1,04% so với 6T/2013 là 19.238 triệu đồng. Nhìn chung, biến động về chi phí không đáng kể qua 6 tháng đầu của 2 năm phân tích. Tuy nhiên, việc chi phí giảm cũng chưa hẳn là mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng nếu ngân hàng không tăng cường các chương trình nhằm giới thiệu các sản phẩm đến khách hàng thì sẽ làm mất đi rất nhiều khách hàng tiềm năng. Vì vậy, ngân hàng cần có những chính sách chi tiêu phù hợp vừa mang lại hiệu quả hoạt động cho ngân hàng vừa giảm bớt chi phí cho ngân hàng.
Về lợi nhuận
Lợi nhuận 6T/2014 là 34.541 triệu đồng tăng 132,21% so với lợi nhuận 6T/2013 là 15.475 triệu đồng. Nguyên nhân là do cuối năm 2013 và đầu năm 2014 nền kinh tế Việt