Để công tác hoạch định chiến lược marketing xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2015-2020 được thực thi một cách có hiệu quả, tác giả có một số đề nghị với công ty như sau:
- Thành lập bộ phận marketing riêng biệt vì hiện nay đa số các hoạt động quảng bá thương hiệu vẫn do Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu phụ trách, điều này gây khó khăn và quá tải cho nhân viên xuất nhập khẩu. Do đó, công ty cần bổ sung thêm nhân lực phụ trách marketing xuất nhập khẩu, phát triển sản phẩm. Bộ phận này trong thời gian đầu thành lập có thể trực thuộc tại Phòng Kinh doanh nhưng chỉ làm công tác chuyên biệt này, không kiêm nhiệm việc khác. Sau khi ổn định sẽ thành lập Phòng
86 marketing chuyên biệt.
- Đề ra chính sách quản lý và sử dụng vốn hiệu quả. Trích nguồn ngân sách ổn định tài trợ cho chi phí marketing, thường xuyên xem xét các hoạt động đầu tư cho marketing mà bộ phận marketing đề ra. Có chính sách hu hút thêm vốn đầu tư để mở rộng qui mô công ty, ngành nghề kinh doanh trong tương lai.
- Chấn chỉnh lại hệ thống máy móc thiết bị, quy trình sản xuất trong từng công đoạn hạn chế hao hụt trong quá trình chế biến nhằm tiết kiệm chi phí tiến đến nâng cao chất lượng sản phẩm, tối đa hóa lợi nhuận. Đồng thời cũng chủ động hơn trong chiến lược định giá sản phẩm, thu hút và giữ khách hàng trongthời kỳ cạnh tranh gay gắt và nguồn nguyên liệu đầu vào khan hiếm như hiện nay.
- Có chính sách thu hút người lao động cũng như đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong dài hạn. Tạo động lực cho nhân viên nỗ lực cống hiến và yên tâm gắn bó lâu dài với công ty nhằm đối phó với hiện trạng nguồn nhân lực đổ về các thành phố lớn hay khu công nghiệp.