4.2.1.1. Môi trường kinh tế
Công ty Cổ phần Kiên Hùng là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản, mọi sự biến động về kinh tế vĩ
mô đều tác động đến hoạt động của doanh nghiệp.
a. Tình hình kinh tếthếgiới
Kinh tế thế giới trong những năm gần đây vẫn còn nhiều bất ổn. WB đã đưa
ra mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2015 là 3%, năm 2016 là 3,3% và năm 2017 là 3,2%. Có thể nói các nền kinh tế chính ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế
Việt nam đối với hoạt độngxuất khẩu thủysản bao gồm : Hoa Kỳ, Châu Âu, Trung
Quốc và NhậtBản.
Kinh tế Mỹ được IMF dự báo tiếp tục là điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh tăng trưởng kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trưởng dự báo đạt 3,6% trong năm 2015. Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ lớn nhất của mặt hàng thủy sản của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này dự báo trong năm 2015 đạt 1,82tỷ USD, chiếm 20,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này. Xếp thứ hai là xuất khẩu sang
35
thị trường Nhật Bản, dự báo đạt 1,37 tỷ USD, chiếm 17,3% tổng kim ngạch. Thị trường Hàn Quốc dự báo xếp thứ 3 đạt 824,21 triệu USD, chiếm 9,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Với tình hình thế giới như trên, các quốc gia đã ra sứctiếtkiệm chi tiêu, kiểm
soát cán cân thương mại, đưa ra các chính sách ngắn hạn nhằm kích thích xuất khẩu
và tăng trưởng nên đã tác động trực tiếp đến thị trường xuất nhập khẩu của các
quốc gia đối tác. Trong khi sức cầu đang giảm thì áp lực cạnh tranh lại ngày càng tăng trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó là xu hướng tăng cường các rào cản
phi thuế quan từ các nước nhập khẩu thủy sản, ví dụ rào cản Ethoxyquin tại Nhật Bản đối với mặt hàng Tôm, viễncảnh chính phủ Hoa Kỳ có thểđánhthuế Tôm nhập
khẩucủaViệt Nam,…
b. Tình hình kinh tếViệt Nam
Trong bối cảnh khó khăn của nhiều quốc gia trên thế giới, Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,0% trong năm 2015, đồng thời dự báo mức tăng trưởng cho các năm 2016 là 6,2%, 2017 là 6,5%. Nhìn chung nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ được tốc độ tăngtrưởng ổn định.
Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho thấy trong giai đoạn 2016- 2020, tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư cốđịnh có thể trên 6% (theo giá cố định). Tín dụng tăng trưởng khoảng 12-15%, tùy theo quan điểm của chính sách tiền tệ. Mức 12-15% là mức bảo đảm để lạm phát duy trì trong mức mục tiêu 6%. Với mức tăng trưởng tín dụng khoảng 20%, nguy cơ lạm phát tăng trở lại
(vượt 10%) là cao, tạo ra nguy cơ phá vỡ các cân bằng vĩ mô. Mức tăng lạm phát sẽ đẩy chi phí cho các yếu tố đầu vào tăng cao. Điều này đã dẫn đến thách thức không
nhỏđốivới doanh nghiệp khi hàng loạt chi phí đầu vào tăngđột biến.
Mức lãi suất cho vay dự báo sẽ tiếp tục giảmnhưng việc tiếp cận nguồn vốn
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn khó khăn. Trong bối cảnh Chính phủ vẫn chủ trương chính sách kiềm chế lạm phát, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng đã tạo áp
lực lên doanh nghiệp buộc phải khẳng định hiệu quả sản xuất kinh doanh khi
chuyển từ tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng quá dễ dàng với lãi suất thấp
sang tuân thủ các điều kiện về chất lượng tín dụng, hạnchế nợ xấu với lãi suất cao
36
Là một doanh nghiệp xuất khẩu, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ giá hối đoái ổn định giúp cho doanh
nghiệp hoạch định các kế hoạch kinh doanh một cách chính xác hơn, giảm rủi ro
cho doanh nghiệp. Dự báo năm 2015đồng USD sẽ tiếp tục mạnh lên nhờ triển vọng
tăng trưởng khả quan của nền kinh tế Mỹ. Trong khi đó, cả đồng Euro và đồng Yên sẽ tiếp tục xuống giá trong năm 2015. Tỷ giá Euro/USD sẽ giảm về ngưỡng 1,15-1,2
USD/Euro còn USD/Yên sẽ giao dịch trong khoảng 120-125 Yên/USD.
4.2.1.2. Môi trường chính trị pháp luật
Môi trường chính trị Việt Nam ổnđịnh. Doanh nghiệp hoạt động theo Luật
doanh nghiệp 2005 và các pháp luật về ngành nghềhoạt động, bao gồm các chính
sách vềđảmbảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các chính sách về chất lượngsản phẩm,
các chính sách về thủtục hải quan, chính sách thuế… Ngoài ra hoạtđộng xuất khẩu
của doanh nghiệp chịu tác động bởi sự thỏa thuận và các Hiệp định song và đa phươngcủa Chính phủđốivớiquốc gia mà Doanh nghiệp có đối tác kinh doanh. Mọi sự thay đổi trong hợp tác giữa Việt Nam và quốc gia khác trựctiếp trở thành cơhội hoặc thách thức cho doanh nghiệp.
Với đặc thù ngành nghề hoạt động là ngành thủy sản, hoạt động của doanh
nghiệpcũngchịusự tác động với các chính sách, mục tiêu dài hạn của Chính phủ, của Tỉnh về việc Quy hoạch phát triển ngành thủy sản.Vào ngày 04 tháng 07 năm 2015,
Việt Nam - Nhật Bản cơ bản kết thúc đàm phán song phương về TPP (Đàm phán Đối tác Xuyên Thái Bình Dương). Sau hội đàm tại Nhật, hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản đã chứng kiến Lễ ký kết một loạt các văn bản thỏa thuận, đối với ngành thủy sản xuất khẩu sang Nhật thì thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước Nhật - Việt là đáng chú ý hơn cả. Vì sau thỏa thuận này các chương trình cụ thể như: Xúc tiến đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam; hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản triển khai các chương trình trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam; hỗ trợ cho việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam…và các đề nghị khác nhằm cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ được thực hiện. Trong giai đoạn 2015-2020, Hiệp định TPP thành công sẽ góp phần tạo hành lang pháp lýcho các doanh nghiệp chế biến thủy sản
37
xuất khẩu như KIHUSEA thuận lợi xuất khẩu sản phẩm, tìm kiếm thông tin về khách hàng và người tiêu dùng để phát triển thị trường tại Nhật. Giảm rủi ro khi tìm kiếm đối tác kinh doanh và dễ thực hiện mục tiêu phát triển thị trường tại Nhật hơn nữa.
Các quy định và luật công ty cần tuân thủ khi xuất khẩu sang thị trường Nhật:
a. Luật quy định khi nhập khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản
Việc nhập khẩu các mặt hàng hải sản và thực phẩm chế biến vào thị trường Nhật Bản cần tuân theo các luật sau đây:
Luật thương mại quốc tế và trao đổi ngoại hối
Việc nhập khẩu hải sản vào thị trường Nhật Bản chịu những hạn chế nhất định, được liệt kê dưới đây:
► Hạn ngạch nhập khẩu
Việc nhập khẩu những mặt hàng hải sản dưới đây cần tuân thủ theo hạn ngạch nhập khẩu theo quy định của Luật thương mại quốc tế và trao đổi ngoại hối. Nhà nhập khẩu các loại hải sản này cần có giấy chứng nhận hạn ngạch nhập khẩu và phê duyệt nhập khẩu của Bộ trưởng Bộ Thương mại. Các mặt hàng này bao gồm: cá trích (tiếng Nhật: nishin), cá tuyết (tiếng Nhật: tara), cá đuôi vàng, cá thu, cá ngừ, horse mackerel, cá thu đao, sò điệp, mắt sò điệp, mực... (tươi sống, ướp lạnh, đông lạnh, phi lê hoặc
khô).
Có bốn cách thức phân bổ hạn ngạch bao gồm phân bổ hạn ngạch dành cho các
công ty thương mại (cấp hạn ngạch dựa trên hoạt động trước đó), phân bổ hạn ngạch dành cho các công ty kinh doanh hải sản, hạn ngạch tiêu dùng và phân bổ hạn ngạch trên cơ sở hoạt động lần đầu. Các công ty nhập khẩu mới bắt đầu hoạt động, về lý
thuyết, cần xin phân bổ hạn ngạch hoạt động lần đầu (việc phân bổ hạn ngạch có thể được thực hiện theo hình thức bốc thăm), nếu không họ có thể nhận được phân bổ hạn ngạch cấp lại từ các công ty đã được cấp hạn ngạch.
► Phê duyệt nhập khẩu
Để nhập khẩu các loại hải sản dưới đây, công ty nhập khẩu cần nhận được bản phê duyệt nhập khẩu do Bộ Thương mại cấp từ trước: Cá ngừ vây xanh (bluefin) (những loại được nuôi ở Đại Tây Dương hoặc biển Địa Trung Hải và các loại hải sản tươi sống hoặc hải sản ướp lạnh); Cá ngừ vây xanh miền Nam (các loại tươi sống hoặc ướp lạnh, trừ những loại được nhập khẩu từ Ôxtrâylia, New Zealand, Philippines, Hàn
38
Quốc hoặc Đài Loan); Cá ngừ mắt to và cá ngừ mắt to đã qua sơ chế (những loại được nhập khẩu từ Bolivia/ Georgia) và các loại cá, các loại giáp xác và các loại không xương sống và các loại thực phẩm sơ chế từ các loại cá này, cũng như các loại thực phẩm làm từ động vật có sử dụng cá, các loài giáp xác và các loại động vật thân mềm.
►Xác nhận nhập khẩu cấp trước
Để nhập khẩu các loại hải sản dưới đây, cần xin xác nhận nhập khẩu từ Bộ Thương mại trước khi nhập khẩu hàng hoá: Cá ngừ vây xanh đông lạnh, cá ngừ vây xanh miền Nam, cá ngừ mắt to, và cá kiếm; Cá ngừ (trừ các loại như cá ngừ albacore, cá ngừ vây xanh, cá ngừ vây xanh miền Nam và cá ngừ mắt to) và cá maclin (trừ cá kiếm) được nhập khẩu bằng đường biển (cá tươi sống, ướp lạnh và đông lạnh).
►Xác nhận nhập khẩu tại điểm thông quan
Khi nhập khẩu các loại hải sản dưới đây, các loại giấy tờ cần thiết phải nộp bao gồm giấy chứng nhận thống kê, giấy chứng nhận đánh bắt và giấy chứng nhận tái xuất khẩu để được các cơ quan hải quan cấp xác nhận nhập khẩu: Cá ngừ vây xanh (tươi sống/ ướp lạnh); Cá ngừ vây xanh miền Nam (tươi sống/ ướp lạnh); Cá kiếm (tươi sống/ ướp lạnh).
Luật an toàn vệ sinh thực phẩm
Để phù hợp với Thông báo số 370 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội về "Tiêu chuẩn đối với thực phẩm và phụ gia thực phẩm" được ban hành theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm và các tiêu chuẩn đối với dư lượng thuốc trừ sâu... (bao gồmcả phụ gia thức ăn động vật và dược phẩm dành cho động vật), hải sản và các loại thực phẩm chế biến cần tuân thủ theo các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Các biện pháp được tiến hành nhằm đánh giá các loại và chi tiết về thành phần thực phẩm, và
kiểm định các loại và thành phần phụ gia, dư lượng thuốc trừ sâu, độc tố nấm... Lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm có thể được áp dụng trong trường hợp một loại phụ gia, thuốc trừ sâu hoặc các thành phần khác bị cấm lưu hành tại Nhật Bản, hoặc trong trường hợp mức độ quá mức độ cho phép hoặc khi độc tố nấm vượt quá mức độ cho phép. Theo đó, hải sản và các loại thực phẩm chế biến sẽ được kiểm tra tại điểm sản xuất trước khi nhập khẩu. Nếu mức độ vượt quá tiêu chuẩn của Nhật Bản, sẽ có các hướng dẫn cụ thể.
39
phủ nhận tới năm 2006. Theo đó, các loại thuốc trừ sâu sẽ không chịu sự kiểm soát nếu không có quy định gì dành cho chất đó. Tuy nhiên, luật sửa đổi đã áp dụng hệ thống xác thực, do đó, hiện nay việc phân phối các sản phẩm trên lý thuyết bị cấm nếu sản phẩm đó có chứa một chất cụ thể nào đó, thậm chí ngay cả khi không có luật quy định. Hệ thống danh sách xác thực được áp dụng với tất cả các mặt hàng thực phẩm, bao gồm cả thủy sản nuôi hoặc thủy sản tự nhiên. Từ năm 2011, các mặt hàng hải sản chịu kiểm dịch bắt buộc theo quy định của Bộ Y tế (kiểm dịch tất cả các lô hàng theo quy định của Bộ Y tế nhằm đảm bảo không có các mặt hàng thực phẩm có khả năng cao vi phạm Luật an toàn vệ sinh thực phẩm). Các mặt hàng thực phẩm chịu kiểm dịch bắt buộc, không tính theo nước xuất xứ, bao gồm trứng cá hồi và cá nóc. Trong quy định kiểm tra của Nhật Bản có bao gồm tôm của Việt Nam.
Luật hải quan
Theo Luật hải quan, việc nhập khẩu hàng hoá có nhãn mác giả mạo xuất xứ thành phần thực phẩm bị cấm hoàn toàn.
b. Các quy định liên quan đến kinh doanh thủy sản tại Nhật Bản Luật an toàn vệ sinh thực phẩm
Theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, việc kinh doanh các sản phẩm có chứa chất gây hại hoặc độc tố hoặc các sản phẩm không vệ sinh bị cấm hoàn toàn. Việc kinh doanh hải sản và các loại thực phẩm chế biến đựng trong container và bao gói phải tuân theo quy định về dán nhãn bắt buộc theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm và các
điều khoản liên quan đến nhãn an toàn như các chỉ dẫn về phụ gia thực phẩm, các thông tin về dị ứng, các thành phần thực phẩm và nguồn gốc, các thông tin về biến đổi gen...
Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm
Các sản phẩm hải sản (bao gồm rất nhiều loại sản phẩm, ngoại trừ các sản phẩm chưa qua chế biến) phải tuân theo Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến việc quản lý an toàn vệ sinh của các thành phần thực phẩm, bao gói có liên quan đến các vấn đề như ngộđộc thực phẩm.
Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm quy định trách nhiệm của nhà sản xuất...
đối với các thiệt hại gây ra cho người tiêu dùng có liên quan đến sản phẩm lỗi (nhà nhập khẩu cũng được quy định trách nhiệm ở đây). Luật này dựa trên một chính sách
40
nhằm khiến cho nhà nhập khẩu có trách nhiệm đối với các thiệt hại vì rất khó có thể
giúp những nạn nhân là người tiêu dùng truy cứu trách nhiệm của nhà sản xuất ở nước ngoài. Việc đòi bồi thường thiệt hại từ các nhà sản xuất nước ngoài do nhà nhập khẩu thực hiện, tách biệt hoàn toàn với Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm.
Luật về các giao dịch thương mại đặc biệt
Luật về các giao dịch thương mại đặc biệt quy định việc bảo vệ quyền lợi của người mua trong các giao dịch thương mại trực tiếp với người tiêu dùng. Việc bán các sản phẩm hải sản và thực phẩm chế biến theo các hình thức như bán hàng qua thư, marketing trực tiếp, bán hàng qua các phương tiện truyền thông... phải tuân theo các
điều khoản của Luật về các giao dịch thương mại đặc biệt.
Luật thúc đẩy việc thu gom rác thải đã phân loại và tái chế container, bao gói
Theo Luật thúc đẩy việc thu gom rác thải đã phân loại và tái chế container và bao gói, nhà nhập khẩu... bán các sản phẩm có sử dụng container và bao gói được quy
định bởi luật này (container và bao gói bằng giấy và nhựa...) sẽ phải có trách nhiệm tái chế. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ dưới một mức độ nào đó được miễn trách nhiệm thực hiện các điều khoản của Luật này.
4.2.1.3. Môi trường kỹ thuật công nghệ
Hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư về dây chuyền công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất và yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm. Bên cạnh đó là hệ thống quản lý chất lượng đạt yêu cầu của quốc gia mà sản phẩm của doanh nghiệp xuất khẩu. Đồng thời doanh nghiệp phải cập nhật thông tin về các kỹ thuật sản xuất mới và máy móc thiết bị mới để kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm.
Công nghệ của ngành thủy sản tương đối ổn định trong thời gian dài, ít thay đổi về công năng chủ yếu. Đối với máy móc công nghệ phục vụ cho sản xuất thủy sản,