0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu về thị trường và cạnh tranh

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KIÊN HÙNG GIAI ĐOẠN 2015 2020 (Trang 52 -58 )

4.2.2.1. Cạnh tranh của các đối thủ trong ngành

42

Việt Nam, doanh nghiệp có nhiều đối thủ cạnh tranh hoạt động trên cùng lĩnh vực. Tuy

nhiên ngành thủy sản là ngành có tốc độ tăng trưởng khá cao, mỗi doanh nghiệp hoạt

động trên cùng lĩnh vực đều có nhiều cơ hội tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu cho thị trường xuất khẩu. Đối với các sản phẩm cùng loại, ví dụ mực, tôm, cá,… thì sự khác biệt hóa là không đáng kể. Khác biệt có thể kể đến là sản phẩm thường và sản phẩm giá trị gia tăng, tuy nhiên với mỗi loại sản phẩm cũng có những nhu cầu riêng. Chính vì lẽ đó cạnh tranh về giá làchủ yếu. Vấn đề cốt lõi là tự mỗi doanh nghiệp có không ngừng cải tiến sản xuất để thỏa mãn nhu cầu thị trường xuất khẩu, giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mình hay không.

Có rất nhiều daonh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên trên cơ sở chọn lọc một số các công ty cùng ngành có dòng sản phẩm, thị trường và lĩnh vực hoạt động kinh doanh tương đồng có thể kể đến các công ty sau: Công ty Cổ phần Thủy Hải sản Việt Nhật (VISEACORP), Công ty Cổ phần Thủy sản số 1 (SEAJOCO VIET NAM), Công ty Cổ phần Thủy sản số 4 (SEAPRIEXCO NO.4), Công ty Cổ phần Thủy sản Ngô Quyền (NGOPREXCO), Công ty Cổ phần Thủy sản Kiên Giang (KISIMEX),...có sẵn về lợi thế nguyên liệu tại chỗ và nhân công giá rẻ, vì vậy, công ty nên áp dụng chiến lược của người dẫn đầu thị trường nhằm sử dụng lợi thế và bảo vệ vị trí của mình.

Khu vực ĐBSCL được cho là vùng khai thác và xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước. Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 20 doanh nghiệp chế biến thủy sản, kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 150 – 160 triệu USD. Trong đó, Công ty cổ phần Thủy sản Kiên Giang (KISIMEX) và Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Ngô Quyền là hai trong những đối thủ cạnh tranh cùng ngành trực tiếp mà KIHUSEA cần đặc biệt quan tâm.

Công ty cổ phần Thủy sản Kiên Giang được thành lập từ tháng 10 năm 1996,

với ngành nghề kinh doanh: Thu mua, chế biến và xuất khẩu các loại thủy sản (đông lạnh, khô, ướp đá, đóng hộp), bột cá; Sản xuất và cung ứng nước đá phục vụ cho khai thác thủy sản; Sản xuất và cung ứng bao bì phục vụ công tác bảo quản trong khai thác và chế biến thủy sản; Nhập khẩu và cung ứng vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, các loại máy móc, vật tư phụ tùng, phương tiện vận chuyển, ngư lưới cụ, xăng dầu phục vụ nghề cá; Nuôi trồng thủy sản các loại (Tôm sú, cá Tra, Basa, Rô Phi,...). Từ những

43

năm cuối thập niên 90 thương hiệu KISIMEX đã phát huy uy lực trên thương trường, trở thành biểu tượng sáng giá nhất của dòng sản phẩm thủy sản xuất khẩu ở Kiên Giang. KISIMEX là đối thủ cạnh tranh chủ yếu, trong khi KIHUSEA đang phải đối mặt với vấn đề nguồn nguyên liệu thì KISIMEX ngoài có đội ngũ tàu đánh bắt mạnh, còn có diện tích ao nuôi thủy sản lớn có thể chủ động trong việc cung ứng chế biến và xuất khẩu.

Công ty cổ phần chế biến thuỷ sản xuất khẩu Ngô Quyền (NGOPREXCO) được thành lập từ ngày 16/02/2005 thực hiện theo chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/2005. Ngành nghề kinh doanh là: Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thuỷ sản; Mua bán cá và thuỷ sản chế biến sản phẩm từ ngũ cốc; Xuất nhập khẩu phụ gia, vật tư, máy móc thiết bị phục vụ ngành khai thác chế biến thuỷ sản. Theo đánh giá của doanh nghiệp, thì hiện nay tại Kiên Giang NGOPREXCO nằm trong top 5 các doanh nghiệp xuất khẩu với doanh số lớn hơn 110 tỷ đồng, riêng đối với mặt hàng ghẹ, công ty tự hào là doanh nghiệp hàng mẫu của Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này. NGOPREXCO có nhiều lợị thế như công ty nằm trong vùng nguyên liệu dồi dào được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu thuận lợi có mối quan hệ truyền thống tốt với bà con ngư dân, đảm bảo cung cấp nguyên liệu thường xuyên, công ty được thừa hưởng một lượng lớn khách hàng nhập khẩu nên có thị trường tiêu thụ ổn định, nhu cầu sản phẩm của các đối tác nước ngoài tăng mạnh qua các năm, sản phẩm của công ty ngày càng được nhiều khách hàng biết đến, thương hiệu ngày càng khẳng định. Ngoài ra, công ty có kế hoạch tăng vốn điều lệ mở rộng hoạt động kinh doanh, xây dựng thêm nhà xưởng, tăng cường đầu tư thêm máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất. Trong thời gian tới, với quy mô lớn hơn, năng lực sản xuất cao hơn, vị thế của công ty sẽ được nâng cao so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Đối mặt với các đối thủ nước ngoài chuyên sản xuất và xuất khẩu thủy sản như: Trung Quốc, Thái Lan, Peru, Chile, Indonesia,... Sản phẩm của họ thường được đánh giá có chất lượng cao và được người tiêu dùng ưa chuộng. Tiêu biểu có Công ty Kelola Mina Laut (KML) của Idonesia chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản ở Indonesia. KML được thành lập năm 1994, hiện tại KML

44

15.000 tấn mỗi năm. Khách hàng truyền thống của KML là Nhật Bản và KML là cũng

là thương hiệu có uy tín tại thị trường Nhật. Đây sẽ là khó khăn đối với KIHUSEA trong thời điểm hiện nay khi mà hình ảnh và uy tín chưa cao. Nên phải áp dụng chiến lược của người theo sau thị trường, phải cải tiến sản phẩm, tối thiểu hóa chi phí làm cho giá cả cạnh tranh hơn nhưng vẫn đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của thị trường.

Kết luận: mức độ cạnh tranh trong ngành cao.

4.2.2.2. Năng lực thương lượng của người mua

Nhìn vào xu hướng giảm giá xuất khẩu cá tra, tôm, cũng có thể thấy phần nào sức mạnh của người mua. EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản …là những thị trường trọng yếu, chiếm phần lớn tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Việc 3 thị

trường khó tính là Mỹ, EU, Nhật Bản chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu đã

khiến các doanh nghiệp Việt Nam bị lệ thuộc mạnh vào chính sách nhập khẩu ở các thị trường này.

Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp là Nhật Bản. Họ đưa ra những rào cản phi thuế quan mới và thường đánh vào các khâu quản lý chất lượng sản phẩm, đặc biệt trong nuôi trồng, khai thác và chế biến. Doanh nghiệp luôn phải điều chỉnh quy trình nuôi, chế biến sản phẩm để theo kịp các tiêu chuẩn về sản phẩm do họ đưa ra. Năm

qua thủy sản xuất khẩu của KIHUSEA đã phải chịu cảnh bị đòi giảm giá bán. Nguyên

nhân được đối tác đưa ra là do đồng yên mất giá, ảnh hưởng mạnh với Doanh nghiệp

nhậpkhẩu Nhật, đặc biệt những khách hàng truyền thống đã mạnh tay ký hợp đồng dài hạn một năm với công ty sẽ không có lời. Ngoài ra, Nhật Bản còn là khách hàng khó

tính, có yêu cầu cao đối với sản phẩm và có nhiều nguồn sản phẩm để lựa chọn. Do vậy, sự thay đổi thị hiếu, thay đổi hành vi người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Nhật Bản là khách hàng lớn, truyền thống đã gắn bó với công ty ngay từ ngày đầu thành lập nên KIHUSEA đã, đang và sẽ cố gắng chia sẻ rủi ro với khách hàng Nhật nhằm giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài. Thêm nữa, khách hàng Nhật Bản có đặc thù văn hóa là gắn bó lâu dài, do vậy đa phần khách hàng đều mong muốn là bạn hàng truyền thống, hợp tác lâu dài với công ty.

Bên cạnh đó, công ty cũng có những khách hàng mua hàng với số lượng lớn, thường xuyên yêu cầu thay đổi về bao bì, quy cách sản phẩm. Việc phải thường xuyên thay đổi khi sản xuất đã dẫn đến những chi phí sửa đổi khá lớn dẫn đến rủi ro nhất

45

định cho doanh nghiệp. Bên cạnh việc mua hàng tại doanh nghiệp, khách hàng còn mua tại nhiều nhà máy trên cả nước nên họ khá am tường về giá cả thị trường, các yếu tố nguyên vật liệu. Tuy nhiên do nhu cầu mua hàng lớn và công ty lại là một đơn vị sản xuất sản phẩm khá tốt nên vẫn có sự ràng buộc lẫn nhau.

Kết luận: khảnăng thương lượng của người mua là cao.

4.2.2.3. Năng lực thương lượng của nhà cung cấp nguyên liệu

Trong sản phẩm thủy sản chế biến xuất khẩu, chi phí nguyên vật liệu chiếm tới 20-30% giá thành của sản phẩm. Sản phẩm chủ lực của công ty là hải sản, có nguồn từ khai thác do vậy nguồn nguyên liệu cho sản xuất phụ thuộc vào nhà cung cấp và gặp phải sự cạnh tranh gay gắt về nguyên liệu. Hiện nay nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu của Việt Nam theo các hình thức sau: Từ trại nuôi của các doanh nghiệp; Đầu tư, hợp tác nuôi theo chương trình, bao tiêu và phân lợi nhuận với một số người nuôi; Ký hợp đồng mua cá với người nuôi; Nhập khẩu nguyên liệu từ

nước ngoài…

Do tính yếu kém về quy hoạch vùng nguyên liệu cũng như do tính tự phát của các hộ nuôi trồng, doanh nghiệp sản xuất đang dần tự chủ vùng nguyên liệu và thức ăn

thủy sản để hướng tới đảm bảo ổn định sản xuất. Bên cạnh đó, mặc dù vùng nguyên liệu tập trung nhưng sự gắn kết giữa các hộ nuôi là rất thấp, điều này khiến giá thủy sản nuôi không ổn định và đa phần là bị doanh nghiệp ép giá. Tuy vậy, do sự thiếu hụt về nguyên liệu, các hộnuôi và đầu nậu tạo được sức ép tăng giá nguyên liệu khi doanh nghiệp sản xuất cần gấp nguyên liệu đểđáp ứng yêu cầu từ phía khách hàng.

Bên cạnh đó, khách hàng Nhật Bản có yêu cầu khá cao về bao bì nên công ty phụ thuộc vào một số nhà cung cấp bao bì với kỹ thuật cao. Số lượng nhà cung cấp này không nhiều nên không có sản phẩm hoặc nhà cung ứng thay thế.

Với uy tín là một doanh nghiệp hoạt động lâu năm và có tài chính lành mạnh, công ty có quan hệ khá tốt với các tổ chức tài chính trung gian. Các tổ chức này có sự tin tưởng đối với các kế hoạch kinh doanh của công ty nên nguồn vốn vẫn đáp ứng cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh và các kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp.

Vấn đề thu hút lao động, đặc biệt là lao động phổ thông vẫn còn là một thách thức khi mà nguồn này thường thiếu hụt so với nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh

46

nghiệp. Công ty phải phụ thuộc vào nguồn nhân lực mang tính thời vụ như công nhân làm thêm ngoài giờ, nhân công từ các tổ chức Công Đoàn,…

Kết luận: khảnăng thương lượng của nhà cung cấp nguyên liệu là trung bình.

4.2.2.4. Các sản phẩm thay thế

Sản phẩm chính của doanh nghiệp là thủy sản đông lạnh gồm: mực, cá biển, tôm,.. Do đó sản phẩm thay thế là các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc và gia cầm và các sản phẩm được chế biến từ nguyên liệu nông sản khác. Tuy nhiên trong những năm gần đây, vấn đề sức khỏe liên quan đến thực phẩm ngày càng được con người quan tâm. Với sự bùng nổ những nguy cơ suy giảm sức khỏe từ thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm đã trở thành một cơ hội cho sản phẩm thủy sản khi người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn loại sản phẩm tự nhiên tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. Sản phẩm thay thế đa dạng, tuy nhiên, thói quen sử dụng của người tiêu dùng sẽ làm giảm bớt áp lực từ

sản phẩm thay thế. Hơn nữa, người Nhật Bản sử dụng thuỷ sản từlâu đời, tỉ trọng thực phẩm có nguồn gốc thủy sản như cá, nhuyễn thể có vỏ, tôm, các loại rong biển, v.v. rất lớn trong bữa ăn gia đình, ngày lễ, tiệc cưới. Hiện nay, Nhật Bản là nước công nghiệp phát triển, nhịp sống công nghiệp tác động đến văn hóa tiêu dùng nhưng thói quen sử

dụng thủy sản vẫn là cơ bản.

Kết luận: Áp lực từ sản phẩm thay thếở mức thấp.

4.2.2.5. Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn

Như đã phân tích ở trên, để gia nhập ngành đòi hỏi phải có sự đầu tư vào tài sản cố định gồm máy móc thiết bị, nhà xưởng khá lớn, thêm vào đó là sự khác biệt hóa sản phẩm không cao. Tuy nhiên ngành sản xuất và xuất khẩu thủy sản lại là ngành có tốc độ tăng trưởng khá cao, do vậy hấp dẫn nhiều doanh nghiệp gia nhập. Đó có thể là các doanh nghiệp hiện đang sơ chế các sản phẩm thủy sản… Ngày càng nhiều công ty ra đời sau, họ áp dụng công nghệ, quy trình sản xuất, máy móc thiết bị hiện đại tạo ra năng suất, chất lượng sản phẩm cao nhưng chi phí thấp nên cạnh tranh về giá khá gay gắt làm cho quyền thương lượng của người mua tăng lên. Mặt khác, do đặc điểm của sản phẩm thủy sản ít có sự khác biệt nên người mua có thể dễ dàng chuyển từ nhà cung

47

cấp này sang nhà cung cấp khác. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay thìcung đang vượt quá cầu nên công ty sẽ càng gặp khó khăn hơn nữa về vốn và điều kiện dự trữ hàng

hóa.

Qua những phân tích trên cho thấy rào cản nhập cuộc đối với ngành chế biến xuất khẩu thủy sản là cao. Chính vì vậy, sựđe dọa nhập cuộc từ các đối thủ tiềm tàng là thấp.

Hình 4.1. Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael E. Porter cho Công ty Cổ phần Kiên Hùng giai đoạn 2015-2020

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KIÊN HÙNG GIAI ĐOẠN 2015 2020 (Trang 52 -58 )

×