CÁC BÀI TOÁN SUY LUẬN LOGIC

Một phần của tài liệu Tập bài giảng bồi dưỡng học sinh giỏi toán tiểu học (Trang 103 - 106)

Các bài toán suy luận logic không đòi hỏi nhiều kĩ năng tính toán phức tạp mà cần phải biết vận dụng những kiến thức toán học đơn giản, những hiểu biết về phong tục tập quán cùng với phương pháp suy luận đúng đắn, chặt chẽ, hợp lí, sáng tạo để giải.

Đối với dạng toán này, người ta thường sử dụng phương pháp lập bảng, phương pháp lựa chọn các tình huống, phương pháp suy luận đơn giản hoặc phương pháp biểu

Ví dụ 1:

Trong một bảng đấu loại bóng đá có 4 đội A, B, C, D. Người ta đưa ra 3 dự đoán:

a, Đội A nhì, đội B nhất b, Đội B nhì, đội D ba c, Đội C nhì, đội D tư

Kết quả dự đoán đều có một ý đúng, một ý sai. Hãy xác định thứ tự của mỗi đội. Giải Ta lập được bảng sau: Thứ tự Dự đoán 1 2 3 4 a B A b B D c C D

Giả sử dự đoán đội A nhì là đúng thì các đội B và C nhì là sai, do đó D vừa về thứ ba vừa về thứ 4, vô lí.

Vậy đội A về nhì là sai. Do đó theo a thì đội B nhất. Đội B về nhì là sai thì theo b đội D về ba. Đội D về tư là sai nên theo c thì đội C về nhì. Còn lại đội A về thứ tư.

Ví dụ 2:

Trước vành móng ngựa là ba người đàn ông, họ là người bản xứ hoặc tên thực dân. Quan tòa biết rằng khi được hỏi người bản xứ bao giờ cũng nói thật còn tên thực dân bao giờ cũng nói dối nhưng quan tòa không biết trong bọn họ ai là dân bản xứ, ai là thực dân. Quan tòa hỏi người thứ nhất: “Anh là ai?” Nhưng anh ta nói ngọng nên quan tòa không hiểu câu trả lời. Quan tòa bèn hỏi người thứ hai, rồi người thứ ba: “Người thứ nhất trả lời thế nào?” Người thứ hai nói: “Anh ta nói anh ta là người bản xứ”. Còn người thứ ba lại trả lời: “Anh ta nói anh ta là thực dân”.

Bạn hãy cho biết người thứ hai và người thứ ba là thực dân hay bản xứ? (Ta giả thiết rằng ba người này khi nghe nhau nói họ hiểu nhau đã nói gì)

Giải Ta nhận xét:

- Nếu người thứ nhất là dân bản xứ thì khi được hỏi anh ta sẽ trả lời: “Tôi là người bản xứ” (Vì người bản xứ luôn nói thật)

- Nếu anh ta là thực dân thì khi được hỏi cũng trả lời: “Tôi là người bản xứ” (Vì thực dân luôn nói dối)

Như vậy, câu trả lời của người thứ nhất chắc chắn là: “Tôi là người bản xứ”. Từ đó suy ra người thứ hai là dân bản xứ và người thứ ba là thực dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Trần Diên Hiển. Giáo trình chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi Toán Tiểu học. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2012.

2. TS Trần Ngọc Lan. Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi toán lớp 4 – 5. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2005.

3. Đỗ Trung Hiệu, Vũ Dương Thụy. Các phương pháp giải toán ở tiểu học- tập 1, 2. Nhà xuất bản Giáo dục, 1999.

4. PGS.TS. Trần Diên Hiển. 10 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán 4, 5- tập 1, 2. Nhà xuất bản Giáo dục, 2004.

5. PGS.TS. Trần Diên Hiển. Thực hành giải toán Tiểu học- tập 1, 2. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2002.

6. Trương Công Thành. Các bài toán lí thú ở Tiểu học. Nhà xuất bản Giáo dục, 2003. 7. Trần Diên Hiển. Các bài toán về suy luận logic. Nhà xuất bản Giáo dục, 2003. 8.http://tailieu.vn/doc/chuyen-de-toan-suy-luan-logic-1052805.html

BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài 1:

Ba thầy giáo dạy ba môn văn, toán, lý trò chuyện với nhau. Thầy dạy lý nhận xét: “Ba chúng mình có tên trùng với ba môn chúng ta dạy, nhưng không ai có tên trùng với môn mình dạy”. Thầy dạy toán hưởng ứng: “Anh nói đúng”.

Em hãy cho biết mỗi thầy dạy môn gì?

Bài 2:

Một viên quan nước Tấn đi sứ sang nước Tề bị vua Tề tuyên phạt tử hình và bị hành quyết hoặc chém đầu hoặc treo cổ. Trước khi hành quyết, nhà vua cho sứ giả nói một câu, nếu nói đúng thì sẽ chém đầu, nếu nói sai thì sẽ đem treo cổ. Sứ giả mỉm cười và nói một câu, nhờ đó đã thoát chết.

Bạn hãy cho biết câu nói của sứ giả đó như thế nào?

Bài 3:

Bốn mươi em học sinh của trường X dự thi ba môn: ném tạ, chạy và đá cầu. Trong đội có 8 em chỉ thi ném tạ, 20 em thi chạy và 18 em thi đá cầu. Hỏi có bao nhiêu em vừa thi chạy vừa thi đá cầu?

Một phần của tài liệu Tập bài giảng bồi dưỡng học sinh giỏi toán tiểu học (Trang 103 - 106)