Ví dụ 1:
Một ô tô dự kiến đi từ A với tốc độ 45 km/giờ để đến B lúc 12 giờ trưa. Do trời trở gió nên mỗi giờ xe chỉ đi được 35 km và đến B chậm 40 phút so với dự kiến. Tính quãng đường từ A đến B. Giải Tỉ số giữa hai vận tốc là: 45 35 = 9 7
Do vận tốc và thời gian đi cùng quãng đường AB tỉ lệ nghịch với nhau nên nếu ta biểu diễn thời gian ô tô dự kiến đi là 7 phần bằng nhau thì thời gian ô tô thực đi sẽ là 9 phần như thế.
Ta có sơ đồ sau: Thời gian dự kiến: Thời gian thực đi:
Thời gian ô tô đã đi hết quãng đường là:
180 phút = 3 giờ Quãng đường AB dài là:
35 x 3 = 105 (km)
Đáp số: 105km
Ví dụ 2:
Hằng ngày Hà đi xe đạp từ nhà đến trường mất 20 phút. Sáng nay do có việc bận, Hà xuất phát chậm 4 phút so với mọi ngày. Để đến lớp đúng giờ, Hà tính mỗi phút phải đi nhanh hơn 50m so với mọi ngày. Hỏi quãng đường từ nhà đến lớp học dài bao nhiêu km?
Giải Thời gian sáng nay Hà đi là:
20 – 4 = 16 (phút)
Tỉ số giữa thời gian hàng ngày Hà đi đến trường và thời gian sáng nay đi là: 20
16 = 5 4
Do thời gian và vận tốc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau nên nếu ta biểu diễn vận tốc Hà đi hàng ngày là 4 phần bằng nhau thì vận tốc bạn đi sáng nay là 5 phần như thế.
Vẽ sơ đồ
Vận tốc hàng ngày của Hà tới trường là: 50 x 4 = 200 (m/phút) Quãng đường từ nhà Hà tới trường là:
200 x 20 = 4 000 (m) 4 000m = 4 km
Đáp số: 4km.
Ví dụ 3:
Hai tỉnh A và B cách nhau 120 km. Lúc 6 giờ sáng một người đi xe máy từ A với vận tốc 40 km/giờ. Đi được 1 giờ 45 phút người đó nghỉ 15 phút rồi lại tiếp tục đi về B với vận tốc 30 km/giờ. Hỏi người đó đến B lúc mấy giờ?
Giải 1 giờ 45 phút =13
Quãng đường người ấy đi được trong 1 giờ 45 phút là: 40 x13
4 = 70 (km)
Quãng đường phải đi sau khi nghỉ giải lao là: 120 – 70 = 50 (km)
Thời gian đi quãng đường còn lại là: 50 : 30 = 5
3 (giờ) 5
3 giờ = 1 giờ 40 phút Thời điểm người đó đến B là:
6 giờ + 1 giờ 45 phút + 15 phút + 1 giờ 40 phút = 9 giờ 40 phút Đáp số: 9 giờ 40 phút.