Liên kết chặt chẽ với trường đào tạo cán bộ Vietinbank nhằm xây dựng chương trình đào tạo bám sát nhu cầu thực tế

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực tại ngânhàng Vietibank chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 69 - 74)

- Đánh giá qua ý kiến của những người tham gia

20. Để làm rõ hơn câu 18, xin hãy mô tả một vài thay đổi trong chất lượng công việc trong bộ phận của anh/chị? (Xin hãy chọn 1 hoặc nhiều thay đổi)

3.2.2. Liên kết chặt chẽ với trường đào tạo cán bộ Vietinbank nhằm xây dựng chương trình đào tạo bám sát nhu cầu thực tế

nhằm xây dựng chương trình đào tạo bám sát nhu cầu thực tế

Một vấn đề của đào tạo trong Vietinbank Hai Bà Trưng nói riêng và Vietinbank Việt Nam nói chung là đào tạo thiếu gắn kết với nhu cầu. Nếu có sự liên kết chặt chẽ giữa hai bên (Vietinbank và trường đào tạo cán bộ Vietinbank) thì sẽ mang lại lợi ích đáng kể trong việc nâng cao chất lượng nhân lực.

Thật vậy, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng dựa trên nhu cầu công việc là cách làm có tính xu thế và đạt hiệu quả cao. Khảo sát và xác định nhu cầu đầu vào để thiết kế chương trình, nội dung, các chuyên đề và phương pháp tiến hành theo cách “đo ni đóng giày”. Như thế, trường đào tạo cán bộ Vietinbank sẽ phải cung cấp những gì mà người được đào tạo, bồi dưỡng cần chứ không áp đặt những gì mình có. Về phía người học, tinh thần đặt ra là học để làm chứ không phải học để biết. Theo hướng đó, nội dung chương trình sẽ giản lược phần lý thuyết và lấy trọng tâm là trang bị kỹ năng nghiệp vụ xuất phát từ nhu cầu công việc.

Ngân hàng có thể áp dụng quy trình đào tạo CDIO để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo của mình. Đây là mô hình đã được áp dụng thành công tại một số trường đại học của Việt Nam như trường đại học Quốc gia, trường đại học Kinh tế Quốc dân, đại học Nha Trang… và có thể được áp dụng một cách sáng tạo tại ngân hàng và trường đào tạo cán bộ Vietinbank bởi những điểm tương đồng trong công tác đào tạo giữa trường đại học và trường đào tạo cán bộ của Vietinbank.

CDIO (Conceive – hình thành ý tưởng; Design – thiết kế ý tưởng; Implement – thực hiện; Operate – vận hành) là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra (CĐR) để thiết kế chương trình và phương pháp đào tạo theo một quy trình khoa học. CDIO là một sáng kiến mới cho đào tạo, là một hệ thống các phương pháp và hình thức tích lũy tri thức, kỹ năng trong việc đào tạo sinh viên để đáp ứng yêu cầu thực tế của doanh nghiệp và xã hội. CDIO là một quy trình đào tạo chuẩn và căn cứ vào đầu ra (outcome-based) để thiết kế đầu vào. Bản chất và đặc điểm của cách tiếp cận theo quy trình CDIO là cách tiếp cận phát triển dựa vào kết quả đầu ra và hướng vào giải quyết 2 câu hỏi trung tâm:

- Học viên ra trường cần phải đạt được tri thức, kỹ năng và thái độ gì (Dạy cái gì)?

- Cần phải làm như thế nào để học viên ra trường có thể đạt được các tri thức, kỹ năng và thái độ đó (Dạy như thế nào)?

Dạy cái gì phải xuất phát từ việc điều tra các nhóm đối tượng liên quan đến chương trình đào tạo (stakeholders), từ đó xác định ra các mục tiêu của chương trình đào tạo và trên cơ sở đó thiết kế chuẩn đầu ra CDIO (CDIO Syllabus – hay còn gọi là dự kiến kết quả đầu ra) và khung chương trình (Curriculum) với các môn học tương ứng với các cấp mục tiêu của chuẩn đầu ra CDIO.

Thực hiện theo cách tiếp cận CDIO

Ngoài việc cung cấp một bản mẫu về chuẩn đầu ra, đề xướng CDIO cũng cung cấp những hướng dẫn rất cụ thể kết gắn nhu cầu của tổ chức với đào tạo tại cơ sở chuyên nghiệp, cải cách khung chương trình bền vững, đào tạo học viên các kỹ năng giao tiếp không chính thức, học tập kinh nghiệm và học tập chủ động, thiết kế chương trình, khung chương trình, môi trường học tập, kiểm tra, đánh giá… nên rất hữu ích trong việc áp dụng và triển khai.

Dạy như thế nào phải xuất phát từ yêu cầu cần có của đầu ra, từ đó thiết kế từng môn học với phương pháp dạy và học phù hợp.

Quy trình xây dựng nội dung chương trình đào tạo theo CDIO

Việc tiếp cận theo phương pháp CDIO sẽ đem lại các lợi ích sau: • Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO gắn với nhu cầu của công việc thực tế, từ đó giúp thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo của đơn vị đào tạo và yêu cầu của nhà sử dụng nguồn nhân lực đó;

• Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO sẽ giúp người học phát triển toàn diện với các “kỹ năng cứng” và “kỹ năng mềm” để nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc luôn thay đổi;

• Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO sẽ giúp các chương trình đào tạo được xây dựng và thiết kế theo một quy trình chuẩn. Các công đoạn của quá trình đào tạo sẽ có tính liên thông và gắn kết chặt chẽ;

• Cách tiếp cận CDIO là cách tiếp cận phát triển, gắn phát triển chương trình với chuyển tải và đánh giá hiệu quả đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo lên một tầm cao mới.

Như vậy, Vietinbank hoàn toàn có thể áp dụng một cách sáng tạo quy trình CDIO bằng cách đánh giá nhu cầu thực tế, đánh giá những tiêu chuẩn cần phải có của học viên sau khi được đào tạo. Từ đó, xây dựng chương trình đào tạo, phương thức dạy của trường đào tạo cán bộ Vietinbank cho phù hợp hơn chứ không chỉ là sự áp đặt từ một phía của cơ sở đào tạo này. Đây là một quy trình hai chiều, có sự tham gia của cả hai bên (chi nhánh ngân hàng Vietinbank và trường đào tạo cán bộ Vietinbank). Quy trình CDIO có thể lấp đầy khoảng cách giữa chương trình đào tạo với những đòi hỏi thực tế của công việc trong ngân hàng. Có thể nói, đây là một hướng đi mới, tuy chưa được áp dụng trong thực tế ngân hàng nhưng hoàn toàn có cơ hội thành công!

Thực hiện định hướng đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu công việc để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên cần chú trọng nhiều vấn đề:

Một là tăng cường hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên; đổi mới tầm nhìn, hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược đúng đắn.

Hai là tiến hành xây dựng, hoàn thiện hệ thống chương trình, giáo trình, tài liệu bổ trợ theo hướng chú trọng bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, huấn luyện tác nghiệp, đáp ứng nhu cầu của cán bộ- nhân viên từ những vị trí, lĩnh vực cụ thể. Đồng thời, xây dựng, chọn lựa phương pháp truyền thụ và đánh giá kết quả phù hợp với đặc thù của đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng là cán bộ, nhân viên đương chức và người học lớn tuổi…

Ba là phải bảo đảm các nguồn lực thực hiện đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên. Đặc biệt, phải xây dựng cơ chế động viên, khuyến khích cán bộ- nhân viên tự học, tự rèn luyện nâng cao trình độ, nghiệp vụ. Từ đó giảm dần phạm vi bao cấp của ngân hàng công thương Việt Nam trong đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, chọn lọc, chỉ tập trung vào những nội dung trọng yếu, tránh tràn lan, lãng phí.

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực tại ngânhàng Vietibank chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 69 - 74)