Đánh giá hiệu quả của quá trình đào tạo giúp nhà quản lý nhận biết được năng lực của nguồn nhân lực và đó là cơ sở để xác định nhu cầu đào tạo cho những giai đoạn tiếp theo. Để đánh giá đúng và khách quan hiệu quả của quá trình đào tạo, chúng ta phải có những tiêu chuẩn đánh giá. Những tiêu chuẩn này được xác định từ mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Công thức chung đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển
nhân lực là chỉ số giữa trình độ chuyên môn, kỹ năng và thái độ có được sau đào tạo với chi phí cho công tác đào tạo. Việc đo lường những yếu tố này có thể thực hiện thông qua một số phương pháp cụ thể như: Kiểm tra trước và sau đào tạo, đo lường năng suất lao động, tỷ lệ vắng mặt, tỷ lệ tai nạn lao động trước và sau đào tạo.
Chương trình đào tạo có thể được đánh giá theo các tiêu thức như: Mục tiêu đào tạo có thực hiện được hay không? Những điểm yếu mạnh của chương trình đào tạo và đặc tính hiệu quả kinh tế của việc đào tạo thông qua đánh giá chi phí và kết quả của chương trình, từ đó so sánh chi phí và lợi ích của chương trình đào tạo.
Kết quả của chương trình đào tạo bao gồm: Kết quả nhận thức, sự thỏa mãn của người học đối với chương trình đào tạo, khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng có được từ chương trình đào tạo, sự thay đổi hành vi theo hướng tích cực…Để đo lường các kết quả trên có thể sử dụng phương pháp phỏng vấn, điều tra thông qua bảng hỏi, quan sát, yêu cầu người học làm bài kiểm tra.
Phòng quản trị nhân sự (bộ phận chuyên trách về lao động) có vai trò lãnh đạo trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện, trong sự ủng hộ của lãnh đạo trực tuyến và các phòng ban chức năng khác.
Tóm lại, thực chất nghiên cứu vấn đề đào tạo nhân lực của một tổ chức là đi vào nghiên cứu quá trình tiến hành đào tạo trong tổ chức theo các bước: Nghiên cứu hiện trạng tổ chức, từ đó phát hiện những thiếu hụt, nhu cầu trong vấn đề chất lượng nhân sự. Tư đó, tổ chức tiến hành công tác đào tạo nhân lực và sử dụng nhân lực sau khi được đào tạo một cách hợp lý.
Hiện trạng
Thiếu hụt
Đào tạo Có chính sách phân công, sử dụng sau đào tạo