Khả năng thu nhận và chuyển hĩa thức ăn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TRỒNG, CHẾ BIẾN BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG CỎ STYLOSANTHES GUIANENSIS CIAT 184 CHO GÀ THỊT VÀ GÀ BỐ MẸ LƯƠNG PHƯỢNG (Trang 98 - 101)

Kết quả theo dõi, tính tốn khả năng thu nhận thức ăn (phụ lục P4.4) và chuyển hĩa thức ăn của gà thí nghiệm (bảng 3.13) cho thấy: Lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm tăng dần qua các tuần tuổi và sự sai khác giữa các lơ khơng rõ rệt. Ở tuần thứ đầu tiên lượng thức ăn thu nhận dao động từ 12,0 - 12,4 g/con/ngày. Đến tuần 7 - 8 đạt mức cao nhất. Trong đĩ, lơ 6% thu nhận thức ăn cao nhất 154,9g/con/ngày và thấp nhất ở lơ 8% (135,4g/con/ngày). Ở 8 - 9 tuần

tuổi khả năng ăn giảm xuống, do nhiệt độ xuống thấp (trung bình là 90C). Nhưng tuần thứ 9 - 10 khả năng ăn tăng trở lại. Lượng thức ăn thu nhận trung bình là 76,06 - 84,05 g/con/ngày. Kết quả này tương đương với kết quả đã cơng bố của Đào Văn Khanh, (2004) [22]: lượng thức ăn thu nhận của gà Lương Phượng là: 77,7 đến 81,60 g/con/ngày.

Bảng 3.13. Thu nhn thc ăn, protein, năng lượng và ch s sn xut Ch tiêu ĐVT ĐC Lơ 1 Lơ 2 Lơ 3 Lơ 4 SD P

Thu nhận thức ăn gam 5324,1 5883,8 5762,5 5534,4 5391,6 0,124 0,407 So sánh % 100,00 110,35 108,20 103,84 101,34 - TTTĂ/kg tăng k.lượng Kg 2,56 2,58 2,65 2,67 2,74 0,094 0,193 So sánh % 100,0 103,5 100,8 104,3 107,0 - TTPr/kg tăng k.lượng gam 494,77 497,45 513,21 518,91 528,66 26,83 0,520 So sánh % 100,00 100,52 103,71 104,87 106,84 - TTME/kg tăng k.lượng kcal 7662 7711 7935 8013 8177 418,6 0,561

So sánh % 100,00 100,64 103,55 104,57 106,72 - Chỉ số PN 113,17b 126,4a 115,53ab 107,82bc 101,22c 4,72 0,001

So sánh % 100,0 108,8 106,6 94,7 90,5 -

(Theo hàng ngang các s cĩ ch cái khác nhau thì sai khác nhau rt rõ rt (P<0,05)

Bên cạnh khả năng thu nhận thức ăn, để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bột cỏ Stylo CIAT 184 đến sinh trưởng của gà chúng tơi tiến hành xác định tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng. Kết quả ở phụ lục (Bảng P4.5) cho thấy tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm ở cả 5 lơ đều tăng dần theo tuổi. Ở tuần đầu tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp (từ 1,31 đến 1,38kg), nhưng ở tuần thứ 10 dao động từ 2,56 - 2,74 kg. Trong đĩ, tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của gà ở lơ 4 cao nhất (2,74kg). Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Trần Cơng Xuân và cs, (2003) [55] (2,58 - 2,62kg thức ăn/kg tăng khối lượng) và thấp hơn báo cáo của Đào Văn Khanh, (2004) [21] (Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg khối lượng của gà trống là: 2,88 kg; của gà mái là 3,06 kg).

Tiêu tốn thức ăn của nhĩm gà sử dụng 8% bột cỏ (2,74kg) cao hơn so với nhĩm sử dụng 2% bột cỏ (2,58kg). Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Jana Tkáčová và cs, (2011) [143] khi sử dụng 2 và 6% bột cỏ alfalfa trong khẩu phần

cho thấy nhĩm sử dụng 6% bột cỏ là 1,93kg cao hơn nhiều so với nhĩm sử dụng 2% bột cỏ là 1,53kg. Khẩu phần 6% bột cỏ alfalfa chứa 4,2% chất xơ cao hơn khẩu phần 2% bột cỏ là 3,4%.

Để thấy rõ hơn về khả năng chuyển hĩa thức ăn, chúng tơi tính tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm. Kết quả được trình bày ở phụ lục (Bảng P4.6) cho thấy: tiêu tốn protein của gà tăng dần theo tuổi, điều này hồn tồn phù hợp với quy luật của gia cầm. Tuổi càng cao thì khả năng chuyển hố protein cho tăng khối lượng càng giảm. Ở tuần đầu tiên, để tạo ra 1 kg khối lượng cơ thể cần từ 287,10g (lơ 1) đến 290,20g protein thơ (lơ 4). Đến tuần thứ 10 từ 494,77g (ĐC) đến 528,66 (lơ 4). Tính chung, tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng lúc 10 tuần tuổi của lơ 4 cao nhất 528,66g, cao hơn lơ 2 là 31,21g và 15,45g so với lơ đối chứng.

Cùng với việc tính tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng, chúng tơi đã tiến hành tính tiêu tốn năng lượng trao đổi/kg tăng khối lượng. Kết quả được thể hiện ở phụ lục (Bảng P4.7) cho thấy: Tiêu tốn năng lượng cho sinh trưởng tăng dần theo tuổi. Giai đoạn đầu gà con tăng nhanh, nhưng tỷ lệ nước trong cơ thể cao, hơn nữa phần vật chất khơ tích luỹ chủ yếu do sự phát triển của xương và cơ, cơ thể ít tích lũy mỡ, do đĩ tiêu tốn năng lượng ở giai đoạn này là thấp dao động từ 3883 - 4074Kcal ME. Giai đoạn sau, khối lượng cơ thể gà tăng nhanh, thì nhu cầu năng lượng cho duy trì cũng cũng tăng theo, sự tích lũy protein và mỡ ngày càng tăng, tỷ lệ vật chất khơ trong cơ thể tăng dần, nên tiêu tốn năng lượng cho sinh trưởng tích lũy ngày càng cao. Tính đến 10 tuần tuổi tiêu tốn năng lượng trao đổi cho tăng khối lượng thấp nhất ở lơ đối chứng 7662kcal ME/kg và cĩ xu hướng cao dần tỷ lệ thuận với mức bột cỏ trong khẩu phần, 8013 kcal (lơ 3) và 8177 kcal/kg (lơ 4). Điều này cho thấy, khẩu phần chứa 6 và 8% bột cỏ Stylo CIAT 184 khơng chỉ làm giảm khả năng tăng khối lượng, mà cịn ảnh hưởng tới tiêu tốn năng lượng.

Qua phụ lục (Bảng P4.8) cho thấy chỉ số sản xuất của khẩu phần chứa 2% bột cỏ Stylo CIAT 184 lúc 7 tuần tuổi cao hơn so với các khẩu phần cịn lại tương ứng là 3,99; 4,80; 15,99; 20,84. Qua theo dõi cho thấy chỉ số sản xuất cao nhất ở tuần thứ 7 và 8, sau đĩ giảm dần ở tuần tuổi 9 và 10. Đến tuần 9 - 10 chỉ số sản xuất cao nhất ở lơ 1. Như vậy, nếu dựa vào chỉ số PN thì giết mổ gà vào tuần thứ 7 là cĩ hiệu quả kinh tế hơn cả. Nhưng trong thực tế, hiệu quả kinh tế của chăn nuơi cịn phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường. Do khối lượng gà cịn thấp, khơng đáp ứng

thị hiếu của người tiêu dùng. Gà xuất bán mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là khi chất lượng sản phẩm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TRỒNG, CHẾ BIẾN BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG CỎ STYLOSANTHES GUIANENSIS CIAT 184 CHO GÀ THỊT VÀ GÀ BỐ MẸ LƯƠNG PHƯỢNG (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)