Trong những năm gần đây cĩ nhiều nhà khoa học nghiên cứu chế biến và sử dụng bột lá trong chăn nuơi. Dương Thanh Liêm và cs, (1991) [23] cho rằng bột lá sử dụng tỷ lệ thích hợp trong khẩu phần cĩ ảnh hưởng tốt tới sinh trưởng nĩi chung, làm tăng hiệu suất chuyển hố thức ăn, giảm chi phí giá thành chăn nuơi, mở ra khả năng tận dụng các nguồn thức ăn để nuơi gia súc, gia cầm giải quyết nhu cầu vitamine cho vật nuơi trong điều kiện chăn nuơi phân tán nhỏ lẻ. Singh và Panda (1988) [248], Nguyễn Ngọc Hà và cs (1994) [10]; Dada (2000) [105]; Nguyễn Đức Hùng (2005) [20]; Singh (2006) [247]; cũng đã nghiên cứu sử dụng bột lá keo giậu trong chăn nuơi gà thịt, thu được nhiều kết quả rất thiết thực cĩ tác dụng khuyến cáo cho sản xuất.
Ngồi cây keo giậu, thì nhiều cây họđậu khác cũng được chế biến thành bột thân lá, để sử dụng trong khẩu phần ăn của gia cầm. Trong số đĩ cĩ cây anh đào giả. Theo Kagya-Agyemang, và cs (2006) [150] thì bột lá anh đào giả khơng ảnh hưởng đến năng suất (P >0,05), nhưng cĩ sự gia tăng cường độ sắc tố vàng của da, ống chân, bàn chân và mỏ của gà.
Ở Thái Lan, nhiều nghiên cứu đã tập trung vào những tác động của bột cỏ
Lucerne trên gà con đang phát triển. Chaiyannukuljitti và cs (1991) [89], Chomchai và cs (1992) [96] cho biết nuơi gà bản địa lai bằng 15% bột cỏ Lucerne trong khẩu phần giảm đáng kể sinh trưởng tuyệt đối, tỷ lệ tiêu tốn thức ăn hơn gà thịt bổ sung 10% bột cỏ Lucerne trong khẩu phần.
Stylosanthes là một cây họ đậu được trồng để làm thức ăn thơ xanh và sản xuất bột lá. Nĩ đã được sử dụng như là nguồn protein thực vật cho lợn, vịt và gà tại Trung Quốc (Guptan và Singh, 1983) [137]. Stylosanthes được sử dụng ở Trung Quốc từ những năm 1990 và Ấn Độ năm 2000. Trong quá trình sử dụng cho thấy bột cỏ Stylosanthes cĩ tính đa dụng và tăng giá trị thương mại (Liu Guodao và cs, 2004) [174]. Nĩ giàu protein, vitamin và dưỡng chất khác, bao gồm cả “dưỡng chất chưa biết/nhân tố sinh trưởng” mà cĩ thể thúc đẩy tăng trưởng của vật nuơi (Bai Changjun, 2004) [73]. Cĩ rất ít tài liệu về việc sử dụng Stylosanthes cho gia
cầm và đặc biệt là trong khẩu phần ăn của gà thịt. Một số nghiên cứu ban đầu đã được tiến hành ở Trung Quốc và Ấn Độ để đánh giá giá trị dinh dưỡng của bột cỏ
Stylosanthes và xác định tính khả thi của bột cỏ Stylosanthes trong khẩu phần ăn của gia cầm nĩi chung và gà thịt nĩi riêng.
Một số thử nghiệm được tiến hành trên gà đã chỉ ra rằng bột cỏ Stylosanthes
cĩ thể thay thế bột cá trong khẩu phần cho gia cầm để tăng hiệu quả kinh tế (Gupta và cs, 1992) [136], (Bai Changjun và cs, 2004) [73].
Ở Trung Quốc, một nghiên cứu cho thấy bột cỏ Stylosanthes cĩ thể thay thế nguyên liệu đắt tiền trong khẩu phần ăn lên đến 6%, mà khơng cĩ bất kỳảnh hưởng xấu đến sản phẩm cuối cùng. Da và màu sắc chân của gà thịt hấp dẫn hơn khi ăn khẩu phần cĩ chứa bột cỏ Stylosanthes (Bai Changjun và cs, 2004) [73].
ỞẤn Độ, một nghiên cứu đã tiến hành sử dụng 3, 6% và 9% bột cỏ Stylosanthes
trong khẩu khẩu phần ăn của gà thịt. Kết quả cho thấy tăng khối lượng ở nhĩm sử dụng 3% bột cỏ Stylosanthes cao hơn nhĩm sử dụng 6 và 9%. Tăng từ 3 - 9% bột cỏ Stylosanthes trong khẩu phần thì cường độ sắc tố của chân và da cũng tăng lên. Trong một thí nghiệm khác, sử dụng 2,5%, 5% và 7,5% bột cỏ Stylosanthes trong
khẩu phần của gà thịt Ven lùn cho thấy 2,5 - 5% bột cỏ Stylosanthes trong khẩu phần đạt hiệu quả nhất (Bai Changjun và cs, 2004) [73]. Theo Krishna Daida và cs, (2008) [165]: trong số 9 mức thí nghiệm thay thế bột cỏ Stylosanthes trong khẩu phần ăn thì cĩ 6 mức thay thế được ghi nhận là chi phí thức ăn mang lại lợi nhuận kinh tế hơn so với khẩu phần đối chứng.
Bên cạnh các cây họ đậu, thì các lá giàu protein hoặc chứa các chât cĩ hoạt tính sinh học khác cũng được sử dụng trong khẩu phần ăn của gà thịt như bột lá
Ipomoea asarifolia; bột lá Neem (Azadirachta indica); Moringa stenopetala; Microdesmis puberula; Cnidoscolus aconitifolius; Amaranthus cruentus, Telfairia occidentalis, Ocimum sanctum; bột lá sắn trong các nghiên cứu của Onyimonyi và
cs (2009) [211]; Lanjewar và cs, (2009) [168], (Fasuyi và cs, 2009a,b) [128, 129],
Melesse và cs (2011) [183]; Esonu và cs (2002) [115]; Sarmiento-Franco (2002) [242]. Các nghiên cứu đều cho rằng sử dụng bột lá thực vật khơng cĩ tác hại đến gà và sử dụng từ 0,5 - 10% trong khẩu phần tùy bột lá đều cho hiệu suất cao. Thậm chí cĩ thể lên đến 25% như bột lá Amaranthus cruentus nếu được bổ sung enzyme
(Fasuyi và Akindahunsi, 2009b) [129], nhưng khơng vượt quá 10% ở bột lá sắn (Chhum Phith Loan, 2001) [95].