Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng bột cỏ Stylo CIAT184

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TRỒNG, CHẾ BIẾN BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG CỎ STYLOSANTHES GUIANENSIS CIAT 184 CHO GÀ THỊT VÀ GÀ BỐ MẸ LƯƠNG PHƯỢNG (Trang 92 - 94)

Bột cỏ sau khi nghiền, để nguội được cho vào túi ni lơng và bao xác rắn, buộc kín miệng. Mỗi túi 20kg, được xếp thành hàng bảo quản trong điều kiện nhiệt độ phịng và khơng bổ sung thêm các chất chống oxy hĩa.

Kết quả ở bảng 3.11 cho biết hao hụt chất khơ và giá trị dinh dưỡng của cỏ Stylo CIAT 184, đặc biệt là protein, caroten và năng lượng trao đổi cĩ sai khác rõ rệt theo thời gian bảo quản (P<0,001). Điều này phù hợp với nghiên cứu của Nelson và Moser, 1994 [190] khi bảo quản cỏ khơ Alfalfa cho biết thay đổi chất lượng ngày càng tăng của các loại cỏ đặc biệt cao trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Vật chất khơ từ 91,14% ở 0 ngày xuống cịn 87,31% sau 9 tháng bảo quản. Độ ẩm này tương đương với tiêu chuẩn bột cỏ Stylosanthes của Trung Quốc. (Liu Guodao và cs, 2004) [174].

Bảng 3.11. nh hưởng ca thi gian bo qun đến cht lượng (các cht dinh dưỡng) ca bt c Stylo CIAT 184 sau khi phơi (độẩm <13%) (n=5)

Thi gian bo qun Ch tiêu 0 ngày 3 tháng 6 tháng 9 tháng SD P CK (%) 91,14a±0,25 90,23ab±0,26 89,14bc±0,25 87,31c±0,35 0,629 0,000 Protein (%) 21,51a±0,61 20,20ab±0,38 18,24ab±0,31 17,80b±0,20 0,905 0,000 Lipit (%) 1,70a±0,02 1,16b±0,08 0,79c±0,02 0,51d±0,02 0,093 0,000 Khống (%) 7,84±0,11 7,82±0,19 7,65±0,15 7,57±0,35 0,492 0,774 Xơ (%) 27,78bc±0,34 27,86ab±0,31 28,08ab±0,50 29,59a±0,62 1,028 0,041 Caroten (mg/kg) 228,46a±2,33 195,17b±2,03 162,34c±2,89 89,22d±2,15 4,557 0,000 ME (kcal/kg CK)* 1259,15a±31,9 1223,98b±36,6 1191,65c±43,5 1045,71d±54,3 9,84 0,013

(Theo hàng ngang các s cĩ ch cái khác nhau thì sai khác nhau rt rõ rt (P<0,001)

* ME (kcal/kg DM) = 3951 + 54.4*EE - 40.8*Ash - 88.7*CF, in (Leclercq và cs, 1984) Hàm lượng protein thơ trong thí nghiệm từ 0 - 3 tháng đạt 21,51 - 20,20% đáp ứng được tiêu chuẩn bột cỏ loại 1 theo quy định hàm lượng protein trong bột cỏ

Stylosanthes của Trung Quốc. (Liu Guodao và cs, 2004) [174]. Hàm lượng protein thơ phụ thuộc vào thời gian bảo quản, bảo quản lâu dài, protein thơ giảm 2,5 g/kg chất khơ mỗi tháng (Rotz và Muck, 1994) [240].

Chất xơ trong quá trình bảo quản tăng lên. Xơ cĩ thành phần như xơ trung tính, xơ axit, sợi thơ, và lignin tương đối ổn định trong quá trình bảo quản (Rotz và Muck, 1994) [240]. Tuy nhiên, nồng độ của xơ tăng trong điều kiện khơ nĩng do mất các chất chuyển hĩa. Turner và cs (2002) [268] tìm thấy rằng những thay đổi trong tỷ lệ của các thành phần chất xơ (xơ trung tính, xơ axit, và lignin) tăng trong thời gian bảo quản; thay đổi nhanh chĩng xảy ra trong 12 ngày của tháng đầu tiên bảo quản, sau đĩ nhìn chung tỷ lệ ổn định. Chất xơ trong bảng dao động từ 27,78 - 28,59% tương đương với bột cỏ loại 3 theo Liu Guodao và cs, (2004) [174].

Trong quá trình bảo quản, hàm lượng protein, chất xơ và năng lượng thay đổi. Nhưng caroten bị oxy hĩa khá nhanh. Tốc độ oxy hĩa caroten trong bột cỏ phụ thuộc vào độ ẩm. Độ ẩm càng thấp thì tốc độ oxy hĩa càng nhanh. Theo Valusis (1974) [278] nếu bột cỏ cĩ độẩm thấp 4 - 5% sau 6 tháng bảo quản caroten chỉ cịn 67%. Ở 8 - 12,9% độẩm chỉ mất đi từ 48 - 37%. Vì vậy, theo Zafren (1977) [279] độ

ẩm bột cỏ nên từ 8 - 12% là tốt nhất. Hàm lượng caroten dao động từ 228,46 - 89,22 mg/kg, sự biến động là rất lớn và cĩ ý nghĩa thống kê (P < 0,001). Ở thời gian đầu, bột cỏ thí nghiệm cĩ hàm lượng caroten cao tương ứng với hàm lượng caroten trong bột cỏ loại 1 theo phân loại của Trung Quốc (Liu Guodao và cs, 2004) [174] nhưng hàm lượng caroten thấp hơn trong phân loại bột cỏ loại 1 của Liên Xơ (cũ) (280mg/kg) (Bakanov, 1989) [277]. Sau 6 tháng bảo quản, hàm lượng caroten cịn 162,34 mg/kg đạt tiêu chuẩn bột cỏ loại 3, nhưng tiếp tục bảo quản đến 9 tháng thì hàm lượng caroten thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn bột cỏ loại 3 (Liu Guodao và cs, 2004 [174]; (Bakanov, 1989) [277].

Trong quá trình bảo quản nếu khơng chú ý đến nhiệt độ mơi trường cũng như nhiệt độ tại vị trí cất giữ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm trong thời gian bảo quản. Bảo quản ở nhiệt độ cao làm cho caroten bị oxy hĩa mạnh. Ở 5 - 60C trong 6 - 7 tháng caroten mất đi khoảng 30%, nhưng ở nhiệt độ 15 - 170C nĩ cĩ thể bị mất đi tới 60 - 70%.

Chế biến và bảo quản thích hợp gĩp phần tăng tỷ lệ sử dụng các loại nguyên liệu khác nhau, đặc biệt là thức ăn khơng truyền thống, tăng sử dụng các loại thức ăn địa phương và phụ phế phẩm. Nếu việc bảo quản khơng hợp lý, khơng đúng quy trình kỹ thuật sẽ dẫn tới tỷ lệ hao hụt rất cao, đồng thời làm giảm giá trị dinh dưỡng trong thức ăn, cũng như việc sản sinh độc tố do quá trình phân huỷ của thức ăn và sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc, cơn trùng. Tuy nhiên, vấn đề bảo quản hợp lý trong điều kiện khí hậu nĩng ẩm ở Việt Nam gặp rất nhiều khĩ khăn. Bên cạnh đĩ, do điều kiện sản xuất nhỏ, phân tán, đồng thời việc đầu tư trang thiết bị bảo quản rất tốn kém. Thời gian bảo quản dưới 3 tháng làm cho hao hụt các chất dinh dưỡng đặc biệt là caroten thấp, nên vẫn cĩ thể sử dụng tốt cho gia cầm.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TRỒNG, CHẾ BIẾN BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG CỎ STYLOSANTHES GUIANENSIS CIAT 184 CHO GÀ THỊT VÀ GÀ BỐ MẸ LƯƠNG PHƯỢNG (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)