Sử dụng bột cỏ trong chăn nuơi gà sinh sản

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TRỒNG, CHẾ BIẾN BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG CỎ STYLOSANTHES GUIANENSIS CIAT 184 CHO GÀ THỊT VÀ GÀ BỐ MẸ LƯƠNG PHƯỢNG (Trang 47 - 50)

Việc đầu tiên xem xét khi cho gà đẻăn bột cây họđậu là hàm lượng protein, đặc biệt là các axit amin. Cung cấp khoảng 13% protein trong khẩu phần sẽ giảm đáng kể kích cỡ trứng trong khi mức protein thấp hơn sẽ làm giảm rõ rệt số lượng trứng (Leeson và Summers, 1997) [173], (Perry và cs, 1999) [221]. D'Mello (1995) [104], đã thử nghiệm bột cây họ đậu làm thức ăn cho gà đẻ và cho rằng, ngồi hàm lượng protein cao, tính chất quan trọng của bột cây họ đậu là hàm lượng carotenoit cao, được sử dụng cho gia cầm như một nguồn sắc tố. Bởi vì, các sắc tố ở trong trứng, gia cầm khơng tự tổng hợp được, mà phải cung cấp từ bên ngồi. Springhall và Ross (1965) [255], cho rằng gà mái cĩ khả năng hấp thụ tối đa nguồn xanthophylls từ keo giậu khi bổ sung tỷ lệ 5% trong khẩu phần ăn.

Theo Từ Quang Hiển và cs, (2008) [14] sử dụng bột lá keo giậu cho gà đẻđã làm tăng tỷ lệ lịng đỏ, hàm lượng β-caroten, tỷ lệ trứng cĩ phơi và tỷ lệ ấp nở. Paterson và cs (2000) [217], Odunsi (2003) [204]; Nworgu và Fasogbon, 2007) [200] cho rằng sử dụng 5 - 10% bột lá keo củi, 2% bột lá đậu leo, 5 - 10% bột lá đậu ván cho hiệu quả tốt.

Trong ngành cơng nghiệp gia cầm của Thái Lan cây họ đậu thường được thêm vào khẩu phần ăn của gia cầm như một nguồn protein bổ sung hoặc là nguồn bổ sung carotenoit để cải thiện màu sắc lịng đỏ. Chúng cũng cĩ thể là nguồn chất dinh dưỡng khác. Wisitiporn Suksombat và Kruan Buakeeree (2006) [274] đã nghiên cứu tác động của việc bổ sung bột cỏ Lucerne trong khẩu phần ăn của gà mái đẻ trứng và chất lượng trứng.

Khẩu phần ăn chứa 8% tỷ lệ bột cỏ Lucerne làm giảm sản lượng trứng. Các tỷ lệ bổ sung bột cỏ Lucerne khơng cĩ sự khác biệt về năng suất và chất lượng trứng cũng như sức khỏe của đàn gà. Tuy nhiên, màu sắc lịng đỏ đã bị ảnh hưởng đáng kể. Nhĩm đối chứng cĩ màu sắc lịng đỏ nhạt hơn nhiều so với các tỷ lệ khác, trong khi gà ăn khẩu phần 8% tỷ lệ bột cỏ cĩ màu sắc lịng đỏ trứng cao hơn (P < 0,01). Các kết quả của thí nghiệm này cho thấy bổ sung 8% bột cỏ Lucerne trong khẩu phần của gà mái đẻ khơng cĩ bất kỳảnh hưởng xấu nào (Wisitiporn Suksombat và Kruan Buakeeree, 2006) [274].

Các lồi cây họ đậu được sử dụng trong các nghiên cứu dinh dưỡng là keo giậu, anh đào giả,... Tuy nhiên, mức độ xơ tương đối cao hoặc sự cĩ mặt của các yếu tố kháng dinh dưỡng làm hạn chế xu hướng sử dụng chúng trong khẩu phần ăn của gia cầm.

Trong các cây họđậu thì cỏ Stylosanthes là cây được sử dụng phổ biến trong chăn nuơi đại gia súc và cĩ tiềm năng lớn trong việc sản xuất bột cỏ sử dụng trong khẩu phần của gia cầm. Cây giàu protein (16 - 24%), với sự vắng mặt hoặc các yếu tố kháng dinh dưỡng khơng đáng kể (chứng minh chưa tìm thấy chất kháng dinh dưỡng). Bột cỏ Stylosanthes cĩ chứa β - caroten, cĩ thể được chuyển đổi với hiệu quả khác nhau của động vật để vitamin A và các xanthophylls, cĩ thể là một nguồn sắc tố của lịng đỏ trứng.

Onwudike và Adegbola (1978) [210] nghiên cứu những tác động của việc tăng số lượng bột cỏ Stylosanthes trong khẩu phần đến sản xuất trứng, vitamin A trong lịng đỏ, màu sắc lịng đỏ và tỷ lệấp nở của gà mái đẻ. Kết quả cho thấy nếu bổ sung dưới 10% khơng ảnh hưởng xấu đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ. Nếu bổ sung bột cỏ Stylosanthes hơn 10% trong khẩu phần làm giảm khả năng sản xuất trứng (P < 0,01). Nhưng màu sắc lịng đỏ, vitamin A trong lịng đỏ và tỷ lệấp nởđược cải thiện đáng kể khi ăn bột cỏ Stylosanthes.

Ngồi cây họ đậu, thì các cây giàu protein và chất màu khác cũng được chế biến thành bột sử dụng cho gia cầm. Theo Phùng Đức Tiến và cs, 2007 [48]; Riyadh Al-kirshi và cs, 2010 [235] cho biết bột lá dâu tằm trong khẩu phần khơng ảnh hưởng xấu đến hiệu suất, mà nĩ cịn làm tăng chất lượng trứng rõ rệt, màu lịng đỏ lớn hơn điểm số 11 trở lên. Bột lá keo củi đã được kết hợp thành cơng ở mức 5% trong khẩu phần gia cầm tại Indonesia (NRC, 1983) [195]. Keo củi là một nguồn sắc tố tự nhiên sẵn cĩ cho lịng đỏ trứng ở nước này (Susana và cs, 1992) [260]; (Tangendjaja và cs, 1992) [262], và ở mức 2% đã đáp ứng được màu sắc lịng đỏ cho người tiêu dùng và đạt điểm số cao 6, 10, 12 tương ứng tỷ lệ 5%, 10% và 15% bột lá keo củi trong khẩu phần (Paterson và cs, 2000) [217]. Tương tự, các loại bột lá như: Moringa oleifera, Tephrosia bracteolata, Microdesmis puberula, Chromolaena odorata, bột lá sắn, bột lá chè đại... trong nghiên cứu của (Nguyen và cs, 2003) [192]; (Esonu, B.O., và cs, 2004a) [116]; (Fasuyi và cs, 2005a) [118]; (Fasuyi, 2006) [121]); (Fasuyi và cs, 2006)

[121]; (Kakengi và cs, 2007) [151]; Fasuyi và cs, 2007) [123]); (Adeyeri và cs, 2008) [57] cho biết các mức bột lá phù hợp khơng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cũng như sức khỏe của đàn gà. Nhưng màu sắc lịng đỏ trứng tăng lên theo tỷ lệ tăng của bột lá trong khẩu phần và đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng.

Bên cạnh vai trị cung cấp protein và chất màu tự nhiên thì bột lá cịn cĩ một số hoạt chất sinh học khác làm tăng khả năng miễn dịch, là nguồn kháng sinh tự nhiên, hay là một tác nhân hypocholesterol cĩ tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh và cholesterol trong lịng đỏ trứng gà đẻ. Olugbemi và cs (2010) [206] chỉ ra rằng bột lá

Moringa oleifera chứa hypocholesterol, nên khi đưa nĩ vào trong khẩu phần ăn của gà, sẽ làm giảm hàm lượng cholesterol trong trứng và trong huyết thanh của gà thịt.

Như vậy, bột cỏ khơng chỉ cải thiện được hàm lượng protein trong khẩu phần mà cịn cải thiện được chất lượng trứng và thịt, tỷ lệ ấp nở, tăng sức đề kháng của gà,... Tuy nhiên, mỗi một loại bột cỏ khác nhau thì tỷ lệ sử dụng khác nhau từ 0,5% ở bột lá Neem, 2% bột lá đậu leo, 6% nhưng phải qua xử lý như bột lá keo giậu, 8%, 15% như bột lá Stylosanthes, Telfairia occidentalis, Microdesmis puberula,...

thậm chí lên đến 25% nếu được bổ sung enzyme như bột lá Amaranthus cruentus

(Fasuyi và cs (2009b) [129] mà khơng ảnh hưởng đến hiệu suất và chất lượng của gà. Tuy nhiên, bột lá Microdesmis puberula ở mức 12,5%, bổ sung 0,10% enzyme SafzymeR trong khẩu khơng cải thiện hiệu suất của gà thịt vỗ béo (Esonu, và cs, 2004b) [117]. Nhưng nhìn chung, tỷ lệ bột cỏ trong khẩu phần khơng quá 5% cho gà thịt và 10% cho gà đẻ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế nhất.

Việc nghiên cứu chế biến và sử dụng bột cỏ trong chăn nuơi các loại gia súc, gia cầm đã được nhiều tác giả quan tâm. Các vấn đề từ cơng nghệ và phương pháp chế biến bột cỏ, vấn đề sử dụng bột cỏ hợp lý, vấn đề chất lượng bột cỏ và các yếu tố hạn chế, thành phần hố học và khẩu phần dinh dưỡng của bột cỏ, các ảnh hưởng tốt của bột cỏ tới sinh trưởng, sinh sản, sức khoẻ, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng và chuyển hố thức ăn, hiệu quả kinh tế của chăn nuơi gia súc, gia cầm… đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra những khuyến cáo phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Tuy nhiên, cỏ Stylo CIAT 184 là lồi mới, các nghiên cứu về năng suất, giá trị dinh dưỡng, đặc biệt, là sử dụng bột cỏ trong khẩu phần của gia cầm ở nước ta cịn rất hạn chế.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TRỒNG, CHẾ BIẾN BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG CỎ STYLOSANTHES GUIANENSIS CIAT 184 CHO GÀ THỊT VÀ GÀ BỐ MẸ LƯƠNG PHƯỢNG (Trang 47 - 50)