Thiết lập ma trận SWOT hoạch định chiến lƣợc

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thép nam kim (Trang 79 - 82)

5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

3.2.1 Thiết lập ma trận SWOT hoạch định chiến lƣợc

Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm ống thép mạ kẽm của Công ty cổ phần thép Nam Kim, kết hợp với phương pháp phỏng vấn chuyên gia đã nhận thấy được các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của doanh nghiệp. Thông qua ma trận các yếu tố bên trong (IFE) và ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE), kết quả thu được từ ý kiến tham khảo các chuyên gia, tác giả đã xác định được những điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ, cơ hội ảnh hưởng đến sự phát triển của Công ty. Đưa các yếu tố này vào ma trận SWOT, trên cơ sở tối ưu hóa các điểm mạnh, cơ hội và tối thiểu hóa các điểm yếu và nguy cơ đề ra các chiến lược tổng quát cho Công ty. Dựa trên định hướng phát triển của Công ty, xu hướng của thị trường, bức tranh về năng lực cạnh tranh, thông qua sự kết hợp các yếu tố trong ma trận SWOT nhằm đề ra những giải pháp tối ưu, góp phần thực hiện thành công các chiến lược tổng quát của Công ty.

SWOT

1. Nhu cầu thị trường có xu hướng tăng lên 2. Giao thông phát triển tạo điều kiện giao thương

với các vùng miền

3. Sự phát triển của khoa học, công nghệ

4. Giáo dục phát triển, nguồn cung lao động có trình độ, kỹ năng tăng lên

5. Chính sách tín dụng và lãi suất tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn 6. Chính sách ưu đãi phát triển ngành thép của

chính phủ

1. Đối mặt với cạnh tranh gay gắt

2. Áp lực cạnh tranh từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu với giá rẻ

3. Người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn, có nhiều thông tin về sản phẩm của đối thủ

4. Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm ngày càng được quan tâm

Điểm mạnh:

1. Quy mô sản xuất khá tốt 2. Máy móc, công nghệ hiện đại

3. Lợi thế về nguồn cung ứng nguyên vật liệu 4. Giá sản phẩm khá tốt

5. Năng lực tài chính tốt 6. Chất lượng sản phẩm tốt 7. Chính sách bán hàng tốt

8. Chất lượng nguồn nhân lực ổn định

9. Khả năng đáp ứng hàng hóa cho thị trường tốt

S1, S2, S3, S4, S5, S6, S7, S8, S9 + O1, O2 Chiến lược xâm nhập thị trường

S1, S4, S5, S6 + O1, O2, O5 Chiến lược phát triển thị trường

S3, S4 + O1, O5, O6 Mở rộng quy mô sản xuất S4, S7 + O4 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

S5 + O1, O3 Tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ

S1, S2, S3, S4 + T1, T2 Chiến lược chi phí thấp

S2, S3, S5, S8 + T1, T3, T4 Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm

1. Các hoạt động nghiên cứu, phát triển và marketing hạn chế

2. Hệ thống phân phối chưa mạnh

3. Dịch vụ chăm sóc khách hàng còn chưa tốt 4. Chưa có uy tín thương hiệu tốt trên thị trường 5. Đa dạng hàng hóa kém

6. Quy trình, thủ tục bán hàng và các công cụ hỗ trợ chưa tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển

W2 + O2 Liên kết với các nhà cung cấp vận chuyển và khách hàng

W5 + O3, O5, O6 Đầu tư phát triển đa dạng hóa sản phẩm

W1,W3 + T1, T2, T3 Tăng cường các hoạt động marketing và nghiên cứu thị trường

W1, W2, W4, W5 + T3 Chiến lược liên kết về phía sau

W3, W6 + T1, T3 Cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng và quy trình, thủ tục bán hàng

3.2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm ống thép mạ kẽm của Công ty cổ phần Thép Nam Kim

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thép nam kim (Trang 79 - 82)