Yếu tố chính trị pháp luật

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thép nam kim (Trang 61 - 62)

5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

2.3.1.2 Yếu tố chính trị pháp luật

Việt Nam có tình hình chính trị ổn định nó tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp hoạt động trong một nền kinh tế thị trường được Nhà nước quan tâm tạo điều kiện phát triển đã tạo sự thuận lợi nhất định trong hoạt động kinh doanh của mình. Những chính sách ưu đãi của Nhà nước về thuế, về vốn... và sự bảo hộ của Nhà nước trước áp lực cạnh tranh từ bên ngoài đã tạo điều kiện khá thuận lợi trong cạnh tranh đối với những sản phẩm nhập ngoại.

Về thể chế pháp luật thì Nhà nước ngày càng có những quy định chặt chẽ hơn về luật thương mại, luật bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường... tạo một môi trường lành mạnh trong cạnh tranh. Tuy nhiên, nó lại gây nên những áp lực nhất định đối với hoạt động sản xuất, đối với luật bảo vệ môi trường gián tiếp làm tăng chi phí sản xuất và những quy định về chất lượng sản phẩm tạo nên sức ép đối với những doanh nghiệp có nguồn lực kém, khả năng đổi mới yếu.

Nhìn chung, các thể chế về chính trị, pháp luật tạo nên một sân chơi lành mạnh cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới công nghệ, cũng như tiếp cận các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển của tổ chức. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật còn có những quy định chưa chặt chẽ, tạo điều kiện cho những tổ chức, cá nhân kinh doanh kém lành mạnh như: hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, trốn thuế... gây ảnh hưởng chưa tốt đến sự cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thép nam kim (Trang 61 - 62)