CÁC YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG BÊN NGOÀI

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thép nam kim (Trang 60)

5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

2.3 CÁC YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG BÊN NGOÀI

2.3.1 Các yếu tố môi trƣờng vĩ mô 2.3.1.1 Các yếu tố kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi, có tốc độ tăng trưởng ổn định là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh. Năm 2014 là năm Việt Nam đạt được nhiều thành tựu trong việc phát triển kinh tế cụ thể: tăng trưởng kinh tế Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng gần 5,9%, lạm phát kinh tế được kiển soát ở mức thấp nhất trong vòng 15 năm qua với mức 4,09% là điều kiện thuận lợi kích thích nhu cầu về hàng hóa tăng lên, mở ra cơ hội cho ngành thép nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.

Lãi suất ngân hàng giảm, các tổ chức tín dụng đang tạo điền kiê thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh là cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung và ngành thép nói riêng có thể sử dụng được nguồn vốn vay tiếp tục tái sản xuất trong thời kỳ kinh tế khá khăn. Gói 30 nghìn tỷ được các ngân hàng thực hiện là cơ hội cho thị trường bất động sản giật dậy tạo động lực cho ngành thép có khả năng phát triển trong thời gian tới. Nhìn chung yếu tố lãi suất, chính sách tín dụng đang mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp thép phát triển và tái cơ cấu sản xuất tận dụng được các nguồn lực của mình.

Với chính sách tiền lương và thu nhập của người dân cũng được chính phủ quan tâm, cải thiện từ đầu năm 2014, theo đó mức lương tối thiểu của người lao động sẽ tăng lên và đảm bảo mức sống cho người dân. Với việc điều chỉnh mức thu nhập tăng lên sẽ có tác động đến nhu cầu về hàng hóa cũng tăng theo giúp các doanh nghiệp tái đầu tư sản xuất, gia tăng lợi nhuận của mình.

Với việc hội nhập kinh tế toàn cầu WTO đặt cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận được những công nghệ mới, tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ nâng cao năng suất lao động, nhưng gặp phải nguy cơ là trong lộ trình hội nhập Việt Nam cam kết cắt giảm thuế quan. Do đó, các nhà sản xuất trong nước đối diện với nguy cơ cạnh tranh từ các hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt với ngành thép thì các doanh nghiệp sản xuất thép nội địa phải đối mặt với việc cạnh tranh từ các nguồn nguyên liệu nhập khẩu với giá rẻ, chất lượng kém làm giảm khả năng cạnh tranh.

2.3.1.2 Yếu tố chính trị - pháp luật

Việt Nam có tình hình chính trị ổn định nó tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp hoạt động trong một nền kinh tế thị trường được Nhà nước quan tâm tạo điều kiện phát triển đã tạo sự thuận lợi nhất định trong hoạt động kinh doanh của mình. Những chính sách ưu đãi của Nhà nước về thuế, về vốn... và sự bảo hộ của Nhà nước trước áp lực cạnh tranh từ bên ngoài đã tạo điều kiện khá thuận lợi trong cạnh tranh đối với những sản phẩm nhập ngoại.

Về thể chế pháp luật thì Nhà nước ngày càng có những quy định chặt chẽ hơn về luật thương mại, luật bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường... tạo một môi trường lành mạnh trong cạnh tranh. Tuy nhiên, nó lại gây nên những áp lực nhất định đối với hoạt động sản xuất, đối với luật bảo vệ môi trường gián tiếp làm tăng chi phí sản xuất và những quy định về chất lượng sản phẩm tạo nên sức ép đối với những doanh nghiệp có nguồn lực kém, khả năng đổi mới yếu.

Nhìn chung, các thể chế về chính trị, pháp luật tạo nên một sân chơi lành mạnh cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới công nghệ, cũng như tiếp cận các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển của tổ chức. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật còn có những quy định chưa chặt chẽ, tạo điều kiện cho những tổ chức, cá nhân kinh doanh kém lành mạnh như: hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, trốn thuế... gây ảnh hưởng chưa tốt đến sự cạnh tranh của các doanh nghiệp.

2.3.1.3 Yếu tố văn hóa - xã hội

Về dân số, nước ta có một lực lượng lao động dồi dào và đang được nâng lên về trình độ và kinh nghiệm. Do đó, về dân số là một thuận lợi để các doanh nghiệp có được nguồn lao động phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình và tiếp tục đầu tư phát triển quy mô, phát triển các dự án. Đồng thời, lực lượng lao động đông cũng làm nhu cầu xã hội tăng lên giúp các doanh nghiệp có một lực lượng tiêu thụ sản phẩm của mình. Đặc biệt, đối với ngành thép là ngành sử dụng nhiều lao động nên điều kiện về dân số đông giúp các doanh nghiệp ổn định được nguồn lao động qua đó ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và có một thị trường tiêu thụ sản phẩm thép do nhu cầu của người dân về nhà ở, phát triển cơ sở hạ tầng tăng lên.

Về giáo dục - đào tạo, nước ta có tốc độ phát triển nhanh về giáo dục, trình độ của người lao động cũng được nâng lên về chất lượng, các trung tâm đào tạo nghề, đào tạo chính quy cũng tăng lên về số lượng và chất lượng. Những yếu tố này giúp các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn lao động tay nghề cao phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.

2.3.1.4 Yếu tố tự nhiên

Vị trí địa lý và địa hình ảnh hưởng rất lớn đến cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, nó liên quan đến việc phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, vị trí đặt nhà máy để chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến thị trường là thấp nhất, gần nơi có nguồn nguyên liệu nhất. Cơ sở hạ tầng giao thông phát triển tạo điều kiện giao thương giữa các vùng miền, rút ngắn khoảng cách từ thành thị đến nông thôn nên quá trình giao lưu hàng hóa dễ dàng hơn bù đắp cho địa hình khá phức tập ở nước ta, giao thông phát triển cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường dễ dàng hơn, quá trình giao thương nhanh hơn, làm giảm chi phí cho quá trình vận chuyển, phân phối hàng hóa.

Về khí hậu biến đổi phức tạp cũng gây ra những khó khăn nhất định cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt đối với những sản phẩm mang tính thời vụ cao. Trong những năm gần đây khí hậu có nhiều biến động xấu, thiên tai cũng

thường xuyên xảy ra ảnh hưởng đến giao thông cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, trong khi đó lại mở ra cơ hội cho ngành thép là đầu tư hạ tầng tăng lên làm nhu cầu ngành thép cũng tăng lên nhanh chóng.

2.3.1.5 Yếu tố công nghệ

Công nghệ là yếu tố rất quan trọng đến quá trình cạnh tranh, nó tạo nên những lợi thế nhất định về giá, về chất lượng và năng suất lao động của doanh nghiệp. Công nghệ phát triển cùng với chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh của Nhà nước tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp chuyển giao công nghệ mới, thúc đẩy đầu tư công nghệ làm gia tăng năng suất, tăng hiệu quả lao động, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường.

Đối với ngành thép đang đối mặt với cạnh tranh gay gắt nên giảm chi phí để có vị thế trên thị trường là điệu kiện sống còn trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay, nên với sự phát triển của khoa học công nghệ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận những công nghệ sản xuất mới nhằm tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình.

2.3.2 Các yếu tố môi trƣờng ngành 2.3.2.1 Khách hàng

Khách hàng có nhiều lợi thế trong việc tạo ra nhiều áp lực đối với doanh nghiệp, đặc biệt đối với ngành sản xuất ống thép mạ kẽm hiện nay có rất nhiều nhà sản xuất với chất lượng khác nhau và giá khá cạnh tranh trên thị trường, nên khách hàng có nhiều lợi thế trong việc lựa chọn đối tác cung ứng và tạo ra nhiều áp lực hơn đối với nhà cung cấp của họ như: áp lực về giá, áp lực về chất lượng, áp lực về dịch vụ (thời gian, tiến độ đáp ứng hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động giao nhận hàng...) tạo cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần Thép Nam Kim nói riêng nhiều thách thức to lớn.

Công ty cổ phần Thép Nam Kim đang là một nhà sản xuất ống thép mạ kẽm với chất lượng cao và có hệ thống khách hàng nhà phân phối rộng lớn nhưng phải đang đối diện với áp lực về giá rất lớn có thể làm lợi nhuận Công ty sụt giảm và đòi

hỏi Công ty phải có sự cải tiến không ngừng nhằm tạo ra lợi thế về chi phí để đáp ứng yêu cầu về giá cho khách hàng.

2.3.2.2 Nhà cung cung cấp

Nhà cung cấp có thể tạo ra cơ hội hay nguy cơ cho các doanh nghiệp. Họ có những thế mạnh nhất định trong việc đàm phán giá có thể làm tăng chi phí sản xuất làm giảm khả năng cạnh tranh hoặc tạo ra lợi thế cho các doanh nghiệp lựa chọn được nhà cung cấp với giá cạnh tranh, chất lượng ổn định.

Đối với ngành sản xuất ống thép mạ kẽm có nhiều nhà cung cấp nguồn nguyên liệu trong nước và nước ngoài nên ngành có một nguồn cung dồi dào, do đó áp lực của các nhà cung cấp đối với các nhà sản xuất là không nhiều, áp lực của các doanh nghiệp sản xuất là lựa chọn được nhà cung cấp với chất lượng ổn định nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn cao của khách hàng và thị trường.

Công ty cổ phần Thép Nam Kim là nhà sản xuất ống thép mạ kẽm với nguồn nguyên liệu tự sản xuất và chất lượng nguồn nguyên liệu của Công ty khá ổn định, nên áp lực của nhà cung cấp lại là lợi thế của Công ty trong việc chủ động kiểm soát được nguồn cung về số lượng, lẫn chất lượng tạo nên những lợi thế nhất định trong thị trường đối mặt cạnh tranh gay gắt hiện nay.

2.3.2.3 Sản phẩm thay thế

Sản phẩm ống thép mạ kẽm chỉ mới phát triển trong một vài năm gần đây, với khả năng chống chịu tốt với môi trường, bên bỉ với thời gian, khả năng chịu lực tốt, có tính thẩm mỹ cao, sạch sẽ trong thi công nên sản phẩm đã dần thay thế cho các sản phẩm cùng công dụng trước đây như: gỗ, xà gồ sắt, ống thép đen. Do đó, áp lực sản phẩm thay thế đối với sản phẩm này là rất ít, chưa tạo ra thách thức lớn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các mục tiêu của mình.

2.3.3 Ma trận các yếu tố bên ngoài (IFE)

Từ việc phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, kết hợp với việc tham khảo ý kiến chuyên gia tác giải đã đưa ra được 10 yếu tố tạo nên những cơ hội và thách thức cho Công ty. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia bằng cách trực tiếp và bằng bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia (ở phụ lục 2), để

xác định mức độ quan trọng của các yếu tố các chuyên gia sẽ chấm điểm quan trọng của từng yế tố theo thang điểm 10 (yếu tố quan trọng nhất sẽ chấm chấm 10 điểm và yếu tố ít quan trọng nhất chấm 0 điểm), phân loại từng yếu tố được chấm điểm theo 4 cấp độ (điểm 4 cho cơ hội lớn nhất, điểm 3 cho cơ hội thấp hơn, điểm 2 cho nguy cơ thấp và điểm 2 cho nguy cơ cao). Thông qua kết quả phỏng vấn các chuyên gia, tác giả xây dựng được ma trận các yếu tố bên ngoài theo bảng 2.2 và kết quả từ ma trận này là cơ sở để xây dựng ma trận SWOT nhằm đề xuất chiến lược và giải pháp nhằm nâng cao năng cạnh tranh của Công ty trong thời gian tới.

Bảng 2.2 Ma trận các yếu tố bên ngoài (IFE)

STT Yếu tố

Mức độ quan trọng

Phân loại Điểm quan

trọng

1 Nhu cầu thị trường có xu hướng tăng lên 0.15 4 0.60

2 Giao thông phát triển tạo điều kiện giao thương

với các vùng miền 0.10 4 0.40

3 Sự phát triển của khoa học, công nghệ 0.09 4 0.36

4 Giáo dục phát triển, nguồn cung lao động có trình độ, kỹ năng tăng lên 0.07 4 0.28

5 Chính sách tín dụng và lãi suất tạo điều kiện

thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn 0.10 3 0.30

6 Chính sách ưu đãi phát triển ngành thép của

chính phủ 0.07 3 0.21

7 Đối mặt với cạnh tranh gay gắt 0 .12 1 0.12

8 Áp lực cạnh tranh từ nguồn nguyên liệu nhập

khẩu với giá rẻ 0.10 2 0.20

9 Người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn, có

nhiều thông tin về sản phẩm của đối thủ 0.13 2 0.26

10 Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm ngày càng được quan tâm 0.07 2 0.14

Tổng 1.00 2.87

Từ kết quả ma trận các yếu tố bên trong, tổng điểm số của 10 yếu tố tạo nên cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp là 2,87 điểm, đây là điểm số tương đối nằm ở khoảng giữa 2 và 3 cho thấy, môi trường bên ngoài tạo ra nhiều cơ hội, song cũng tạo cho doanh nghiệp không ít thử thách và đòi hỏi doanh nghiệp phải cải thiện vị thế của mình trong thời gian tới.

2.4 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

THÉP NAM KIM ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ỐNG THÉP MẠ KẼM

2.4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ống thép mạ kẽm Bảng 2.1 Thị phần các doanh nghiệp thép lớn tại thị trƣờng miền Nam Bảng 2.1 Thị phần các doanh nghiệp thép lớn tại thị trƣờng miền Nam

và miền Trung năm 2012 – 2014

ĐVT: Tấn

Doanh nghiệp thép

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Sản lƣợng tiêu thụ Thị phần lƣợng Sản tiêu thụ Thị phần lƣợng Sản tiêu thụ Thị phần Sản lƣợng tiêu thụ miền Nam và miền Trung 272.580 100,00% 338.840 100,00% 493.650 100,00% Công ty CPTĐ Hoa Sen 71.390 26,19% 117.160 34,58% 199.654 40,44% Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát 43.808 16,07% 55.672 16,43% 97.743 19,80% Công ty CP Thép Nam Kim 1.623 0,60% 27.580 8,14% 44.977 9,11% Các Công ty khác 155.760 57,14% 138.428 40,85% 151.276 30,64%

Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam (VSA)

Sản lượng tiêu thụ và thị phần các doanh nghiệp thép lớn tại thị trường miền Nam và miền Trung đều tăng lên, doanh nghiệp tăng mạnh nhất là Hoa Sen mức tăng hàng năm trên 5%, phải kể đến là Công ty cổ phần Thép Nam Kim từ chưa có thị phần, mới tham gia vào ngành chỉ sau hai năm Công ty đã chiếm lĩnh đến 9,11% thị phần miền Nam và miền Trung, đứng thứ 3 ngành thép ống tại thị trường phía Nam và top 10 doanh nghiệp thép có thị phần thép lớn nhất cả nước (chiếm 4,11% thị phần ống thép vào năm 2014). Doanh nghiệp ống thép đứng đầu ngành là Hoa Sen chiếm thị phần đứng thứ 2 cả nước (19,8% vào năm 2014), nhưng tại thị trường

miền Nam và miền Trung, Công ty Hoa Sen đứng đầu với thị phần chiếm 40%, kế đến là Hòa Phát thị phần chiếm gần 20%. Thị phần các doanh nghiệp thép quy mô vừa và nhỏ như: TVP, Nguyễn Minh, Việt Thành, Phú Xuân Việt... đang bị thu hẹp dần do khả năng đáp ứng hạn chế và chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng kịp nhu cầu thị trường. Thị phần Nam Kim tăng chậm (chỉ 1% so với năm 2013) là do Công ty chỉ mới nâng công suất nhà máy lên 120 ngàn tấn/năm vào cuối năm 2014 nên sản lượng cung cấp cho thị trường trong năm chưa tăng nhiều so với năm 2013, dự kiến

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thép nam kim (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)