5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty bước đầu được cải thiện kể từ năm 2013 và sang năm 2014, kết quả của Công ty tiếp tục sáng sủa hơn, lợi nhuận tăng cao, xóa được các khoản lỗ lũy kế từ các năm trước đó, bắt đầu kinh doanh có lãi, các khoản nợ giảm xuống. Đây là thành công to lớn của Công ty trong việc cải thiện tình hình kinh doanh trong điều kiện kinh tế khó khăn và những nỗ lực trên đã tạo được niềm tin cho nhà đầu tư, cũng như củng cố uy tín của Công ty trên thị trường. Đạt được kết quả đó là nhờ vào chiến lược kinh doanh đúng đắn của Ban lãnh đạo và sự đóng góp của toàn thể cán bộ, công nhân viên .
Biểu đồ 2.1 Doanh thu và giá vốn hàng bán 2011 – 2014
Nguồn: Công ty cổ phần Thép Nam Kim
Về doanh thu: Qua các năm doanh thu của Công ty liên tục tăng lên, năm sau luôn cao hơn năm trước, doanh thu tăng mạnh nhất vào năm 2013 (tăng 58,44% so với năm 2011, từ 2.946 tỷ đồng vào năm 2012 lên 4.668 tỷ đồng vào năm 2013) và doanh thu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng vào năm 2014 (doanh thu tăng lên 5.884 tỷ
đồng, tức tăng 25,19%). Việc tăng trưởng doanh thu cho thấy Công ty vẫn luôn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh khá ổn định, hoạt động bán hàng của Công ty đạt hiệu quả khá cao làm cho doanh thu của Công ty luôn tăng qua các năm. Đây là dấu hiệu khả quan của Công ty vì doanh thu là yếu tố đầu tiên tạo ra lợi nhuận và doanh thu tăng là một điều kiện trước tiên cho việc tăng lợi nhuận cho Công ty.
Về giá vốn hàng bán: Qua các năm giá vốn hàng bán cũng tỷ lệ thuận với doanh thu, năm giá vốn hàng bán tăng cao nhất là năm 2013 (tăng 55,44% so với năm 2012), trong năm này cũng là năm có doanh thu có tốc độ tăng cao nhất (58,26%). Điều này cho thấy, giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá cao và đây cũng là chi phí cơ bản trong việc tạo nên giá thành sản phẩm, quyết định đến giá bán hàng hóa. Do đó, để giảm giá thành sản phẩm trước tiên phải kiểm soát tốt giá vốn hàng bán. Trong năm 2012 và năm 2014, giá vốn tăng mạnh hơn cả doanh thu, nhưng năm 2012 giá vốn tăng cao hơn doanh thu gần 5% (doanh thu tăng 13,98% trong khi giá vốn tăng 18,27%) nên sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm xuống. Trong năm 2013, Công ty kiểm soát chi phí giá vốn hàng bán khá tốt, cụ thể năm 2013, doanh thu tăng 58,44% trong khi đó giá vốn chỉ tăng 55,26% đây là yếu tố có tác động tích cực đến lợi nhuận chung của Công ty. Từ năm 2012 đến năm 2014, chỉ có năm 2012 Công ty kiểm soát chi phí giá vốn hàng bán chưa tốt còn các năm 2013, 2014 nhìn chung Công ty đã làm tốt công tác kiểm soát (năm 2014 tốc độ tăng giá vốn cao hơn doanh thu nhưng không đáng kể chỉ gần 1%). Nguyên nhân, giá vốn năm 2012 tăng cao là do Công ty bước đầu vận hành dây chuyền sản xuất mới nên chưa tận dụng hết công suất, sản phẩm chất lượng chưa cao dẫn đến giá thấp làm cho chi phí sản xuất đội lên, nhưng sang năm 2013, 2014 dây chuyền đã đi vào hoạt động nên Công ty đã kiểm soát được chi phí trên.
Về chi phí lãi vay: Qua các năm chỉ có năm 2012 chi phí lãi vay tăng cao (tăng 40,4% so với năm 2011) còn năm 2013, 2014 chi phí này giảm xuống đáng kể. Với việc chi phí lãi vay tăng cao vào năm 2012 và chi phí giá vốn hàng bán cũng tăng cao làm cho lợi nhuận doanh nghiệp năm này giảm xuống đáng kể. Nguyên nhân của việc chi phí lãi vay tăng cao là do việc đầu tư các dây chuyền nhà
máy thứ 2 nhưng đến năm 2012 các dây chuyền mới bước đầu vận hành nên chưa thanh toán được các khoản vay trước đó nên chi phí đội lên cao, đồng thời trong năm này lãi suất cho vay của ngân hàng còn khá cao trên 10% nên các khoản lãi từ nợ sinh ra lớn, sang năm 2013, 2014 Công ty bước đầu thu hoạch từ việc đầu tư dây chuyền sản xuất nên các khoản nợ được thanh toán dần, lãi suất cho vay các ngân hàng giảm xuống nên phần lãi thấp hơn làm chi phí giảm xuống, giảm mạnh nhất vào năm 2014 (chi phí lãi vay giảm đến 30,71% so với năm 2013). Đây là yếu tố có tác động tích cực đến lợi nhuận của Công ty.
Biều đồ 2.2 Chi phí lãi vay, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 2011 – 2014
Nguồn: Công ty cổ phần Thép Nam Kim
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: Qua các năm chi phí bán hàng của Công ty liên tục tăng lên, cụ thể năm 2012 chi phí bán hàng tăng 57,46% so với năm 2011, năm 2013 chi phí bán hàng tăng 142,41% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 64,51% so với năm 2013. Với việc gia tăng chi phí trên sẽ tác động ngược với
việc tăng lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên, muốn gia tăng bán hàng thì Công ty cũng phải đầu tư những chi phí đó nhằm đẩy mạnh doanh số của mình. Chi phí bán hàng tăng tỷ lệ thuận với doanh thu qua các năm, cho thấy việc tăng chi phí bán hàng của Công ty là có hiệu quả và là cần thiết trong việc gia tăng doanh số (doanh thu tăng mạnh vào năm 2013 tăng 58,26% cũng năm này chi phí bán hàng tăng cao 142,41%). Nhìn chung, Công ty kiểm soát chi phí bán hàng khá tốt qua các năm và việc tăng chi phí bán hàng qua các năm mang lại cho Công ty nhiều kết quả tích cực. Về chi phí quản lý doanh nghiệp cũng được Công ty kiểm soát khá tốt, chỉ có năm 2012 chi phí quản lý tăng lên gần 50% so với năm 2011, nhưng tốc độ tăng giảm dần qua các năm và đến năm 2014 chi phí quản lý giảm xuống 17,11% so với năm 2013. Nguyên nhân của việc giảm chi phí quản lý là do Công ty cơ cấu lại bộ máy lãnh đạo, đẩy mạnh đầu tư cho hoạt động bán hàng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Với việc giảm chi phí quản lý năm 2014 là yếu tố tác động tích cực đến lợi nhuận chung của Công ty.
Về lợi nhuận trước thuế: Chỉ có năm 2012 lợi nhuận Công ty bị âm (năm 2012 Công ty lỗ đến 105,093 tỷ đồng, giảm mạnh so với năm 2011) còn các năm khác lợi nhuận đều dương (năm 2013 lợi nhuận 51,816 tỷ đồng – tăng 149,3% so với năm 2012, năm 2014 lợi nhuận là 84,084 tỷ đồng – tăng 62,27% so với năm 2013). Lợi tăng lên từ năm 2013 đến năm 2014 đã xóa được các khoản lỗ lũy kế của năm 2012 đây là kết quả đáng khích lệ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nguyên nhân của việc lợi nhuận âm vào năm 2012 là do doanh thu tăng nhưng không bù đủ phần gia tăng của giá vốn hàng bán và chi phí lãi vay dẫn đến lợi nhuận giảm mạnh. Tuy nhiên, đến năm 2013 và năm 2014 các hoạt động sản xuất dần đi vào ổn định, các khoản vay ngân hàng được trả dần nên gánh nặng về giá vốn và lãi vay giảm xuống nên lợi nhuận Công ty được phục hồi trở lại. Lợi nhuận tăng đều từ năm 2013 và năm 2014 cho thấy hoạt động của Công ty được duy trì và phát triển khá tốt, việc kiểm soát các loại chi phí được đảm bảo và hoạt động bán hàng cũng như quản lý doanh nghiệp của Công ty đạt hiệu quả khá cao.
Tóm lại, kể từ năm sau năm 2012 khi dây chuyền nhà máy thứ 2 được vận hành và hoạt động ổn định thì hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả khá cao, từ doanh thu đến lợi nhuận đều tăng trưởng, các loại chi phí được kiểm soát khá tốt, các khoản lỗ lũy kế cũng được xóa hết, niềm tin của nhà đầu tư được củng cố. Đây là thành quả to lớn mà Công ty đã đạt được trong những năm qua trong điều kiện kinh tế khó khăn. Kết quả trên đạt được là nhờ chiến lược kinh doanh đúng đắn của Ban lãnh đạo Công ty và công lao to lớn của toàn thể cán bộ, công nhân viên đã góp phần tạo nên, là một dấu hiệu tích cực của Công ty trong việc phát triển trong thời gian tới của mình và đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều khó khăn Công ty cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc đối phó với môi trường kinh doanh biến động phức tạp.
2.2 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM