5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM
Tên giao dịch: Công ty cổ phần Thép Nam Kim Tên viết tắt: Nakisco
Tên tiến Anh: Nam Kim Steel Joint Stock Company Mã chứng khoáng: NKG
Vốn điều lệ: 399 tỷ đồng (29,9 triệu cổ phiếu lƣu hành trên thị trƣờng, 10 triệu cổ phiếu nội bộ)
Trụ sở chính: Đƣờng N1, Cụm sản xuất An Thạnh, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dƣơng
Điện thoại: (0650). 3748.848 Fax: (0650). 3748. 868 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Thép Nam Kim chính thức được thành lập và hoạt động vào ngày 23 tháng 12 năm 2002 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bình Dương cấp giấy chứng nhận với số vốn điều lệ ban đầu là 60 tỷ đồng. Trụ sở chính đặt tại Đường N1, Cụm sản xuất An Thạnh, Phường An Thạnh, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương với diện tích gần 43.000 m2. Lĩnh vực hoạt động của Công ty là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm về tôn thép như: tôn mạ kẽm, tôn mạ lạnh (hợp kim nhôm kẽm), tôn mạ màu (kẽm màu, lạnh màu), thép dày mạ kẽm, ống thép mạ kẽm ... sản phẩm của Công ty được sử dụng rộng rãi trong các công trình dân dụng, công trình công nghiệp trong cả nước và một số nước Đông Nam Á.
Khi mới thành lập, Công ty chỉ có 1 nhà máy với dây chuyền mạ kẽm và mạ màu tổng công suất thiết kế là 120 ngàn tấn/năm, với công nghệ sản xuất trung bình, chất lượng sản phẩm chưa cao. Đến năm 2010, Công ty đầu tư thêm nhà máy sản xuất thứ 2 gồm: dây chuyền tẩy rỉ, dây chuyền mạ kẽm, mạ lạnh, mạ màu và dây chuyền xả băng tại đường D3, Khu công nghiệp Đồng An 2, Tp. Thủ Dầu Một, Tỉnh
Bình Dương với số vốn đầu tư hơn 1000 tỷ đồng bằng những máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại được nhập khẩu từ Hàn Quốc và các nước phát triển trên thế giới. Nhà máy Nam Kim 2 chính thức đi vào hoạt động vào năm 2012, nâng tổng công suất toàn nhà máy lên 350 ngàn tấn/năm. Cũng trong năm 2012, Công ty đã đầu tư một dây chuyền sản xuất ống thép mạ kẽm với tổng công suất 40 ngàn tấn/năm. Đến năm 2014, Công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền thứ 2 nâng tổng công suất thiết kế lên 120 ngàn tấn/năm, sản phẩm ống kẽm Nam Kim đã dần có thương hiệu và chiếm lĩnh thị phần. Sản phẩm ống kẽm Nam Kim đã lọt vào “top 10” sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng vào năm 2014.
Năm 2011, Công ty chính thức được Sở giao dịch chứng khoáng Tp. Hồ Chí Minh niên yết trên sàn chứng khoáng với vốn điều lệ là 299 tỷ đồng, khối lượng cổ phiếu được lưu hành là 29,9 triệu cổ phiếu. Đến năm 2014, Công ty phát hành bổ sung thêm 10 triệu cổ phiếu nội bộ, nâng vốn điều lệ lên 399 tỷ đồng. Với số vốn điều lệ trên, Công ty trở thành 1 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và “top 10” doanh nghiệp thép lớn đầu ngành trong cả nước.
Hiện nay, sản phẩm Nam Kim gồm 3 dòng sản phẩm chính: tôn mạ (tôn mạ kẽm, mạ lạnh và mạ màu), thép dày mạ kẽm và ống thép mạ kẽm. Trong đó, dòng sản phẩm tôn mạ và ống thép mạ kẽm là 2 sản phẩm chủ lực của Công ty, được tiêu thụ tại thị trường nội địa và xuất khẩu sang một số nước Đông Nam Á. Các sản phẩm của Nam Kim được sản xuất trên dây chuyền, công nghệ hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng trong nước và các nước trên thế giới, đạt đầy đủ các chứng chỉ theo yêu cầu xuất khẩu như: ISO 9001 – 14001, chứng chỉ tiêu chuẩn JIS Nhật Bản...
Trải qua chặng đường hơn 10 năm thành lập và phát triển Công ty đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, thương hiệu Tôn Nam Kim đã được nhiều người tiêu dùng biết đến, sản phẩm của Tôn Nam Kim được phân phối khắp các vùng, miền trong cả nước và các nước Đông Nam Á. Kể từ năm 2012, Công ty đã lọt vào top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500), thị phần tôn mạ của Công ty đứng thứ 2 vào năm 2014 (Theo báo cáo của hiệp hội sắt thép Việt Nam), tổng công suất
toàn nhà máy hơn 350 ngàn tấn/năm, doanh thu đạt hơn 5000 tỷ đồng/ năm, giải quyết việc làm cho gần 1000 lao động.
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty bước đầu được cải thiện kể từ năm 2013 và sang năm 2014, kết quả của Công ty tiếp tục sáng sủa hơn, lợi nhuận tăng cao, xóa được các khoản lỗ lũy kế từ các năm trước đó, bắt đầu kinh doanh có lãi, các khoản nợ giảm xuống. Đây là thành công to lớn của Công ty trong việc cải thiện tình hình kinh doanh trong điều kiện kinh tế khó khăn và những nỗ lực trên đã tạo được niềm tin cho nhà đầu tư, cũng như củng cố uy tín của Công ty trên thị trường. Đạt được kết quả đó là nhờ vào chiến lược kinh doanh đúng đắn của Ban lãnh đạo và sự đóng góp của toàn thể cán bộ, công nhân viên .
Biểu đồ 2.1 Doanh thu và giá vốn hàng bán 2011 – 2014
Nguồn: Công ty cổ phần Thép Nam Kim
Về doanh thu: Qua các năm doanh thu của Công ty liên tục tăng lên, năm sau luôn cao hơn năm trước, doanh thu tăng mạnh nhất vào năm 2013 (tăng 58,44% so với năm 2011, từ 2.946 tỷ đồng vào năm 2012 lên 4.668 tỷ đồng vào năm 2013) và doanh thu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng vào năm 2014 (doanh thu tăng lên 5.884 tỷ
đồng, tức tăng 25,19%). Việc tăng trưởng doanh thu cho thấy Công ty vẫn luôn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh khá ổn định, hoạt động bán hàng của Công ty đạt hiệu quả khá cao làm cho doanh thu của Công ty luôn tăng qua các năm. Đây là dấu hiệu khả quan của Công ty vì doanh thu là yếu tố đầu tiên tạo ra lợi nhuận và doanh thu tăng là một điều kiện trước tiên cho việc tăng lợi nhuận cho Công ty.
Về giá vốn hàng bán: Qua các năm giá vốn hàng bán cũng tỷ lệ thuận với doanh thu, năm giá vốn hàng bán tăng cao nhất là năm 2013 (tăng 55,44% so với năm 2012), trong năm này cũng là năm có doanh thu có tốc độ tăng cao nhất (58,26%). Điều này cho thấy, giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá cao và đây cũng là chi phí cơ bản trong việc tạo nên giá thành sản phẩm, quyết định đến giá bán hàng hóa. Do đó, để giảm giá thành sản phẩm trước tiên phải kiểm soát tốt giá vốn hàng bán. Trong năm 2012 và năm 2014, giá vốn tăng mạnh hơn cả doanh thu, nhưng năm 2012 giá vốn tăng cao hơn doanh thu gần 5% (doanh thu tăng 13,98% trong khi giá vốn tăng 18,27%) nên sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm xuống. Trong năm 2013, Công ty kiểm soát chi phí giá vốn hàng bán khá tốt, cụ thể năm 2013, doanh thu tăng 58,44% trong khi đó giá vốn chỉ tăng 55,26% đây là yếu tố có tác động tích cực đến lợi nhuận chung của Công ty. Từ năm 2012 đến năm 2014, chỉ có năm 2012 Công ty kiểm soát chi phí giá vốn hàng bán chưa tốt còn các năm 2013, 2014 nhìn chung Công ty đã làm tốt công tác kiểm soát (năm 2014 tốc độ tăng giá vốn cao hơn doanh thu nhưng không đáng kể chỉ gần 1%). Nguyên nhân, giá vốn năm 2012 tăng cao là do Công ty bước đầu vận hành dây chuyền sản xuất mới nên chưa tận dụng hết công suất, sản phẩm chất lượng chưa cao dẫn đến giá thấp làm cho chi phí sản xuất đội lên, nhưng sang năm 2013, 2014 dây chuyền đã đi vào hoạt động nên Công ty đã kiểm soát được chi phí trên.
Về chi phí lãi vay: Qua các năm chỉ có năm 2012 chi phí lãi vay tăng cao (tăng 40,4% so với năm 2011) còn năm 2013, 2014 chi phí này giảm xuống đáng kể. Với việc chi phí lãi vay tăng cao vào năm 2012 và chi phí giá vốn hàng bán cũng tăng cao làm cho lợi nhuận doanh nghiệp năm này giảm xuống đáng kể. Nguyên nhân của việc chi phí lãi vay tăng cao là do việc đầu tư các dây chuyền nhà
máy thứ 2 nhưng đến năm 2012 các dây chuyền mới bước đầu vận hành nên chưa thanh toán được các khoản vay trước đó nên chi phí đội lên cao, đồng thời trong năm này lãi suất cho vay của ngân hàng còn khá cao trên 10% nên các khoản lãi từ nợ sinh ra lớn, sang năm 2013, 2014 Công ty bước đầu thu hoạch từ việc đầu tư dây chuyền sản xuất nên các khoản nợ được thanh toán dần, lãi suất cho vay các ngân hàng giảm xuống nên phần lãi thấp hơn làm chi phí giảm xuống, giảm mạnh nhất vào năm 2014 (chi phí lãi vay giảm đến 30,71% so với năm 2013). Đây là yếu tố có tác động tích cực đến lợi nhuận của Công ty.
Biều đồ 2.2 Chi phí lãi vay, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 2011 – 2014
Nguồn: Công ty cổ phần Thép Nam Kim
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: Qua các năm chi phí bán hàng của Công ty liên tục tăng lên, cụ thể năm 2012 chi phí bán hàng tăng 57,46% so với năm 2011, năm 2013 chi phí bán hàng tăng 142,41% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 64,51% so với năm 2013. Với việc gia tăng chi phí trên sẽ tác động ngược với
việc tăng lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên, muốn gia tăng bán hàng thì Công ty cũng phải đầu tư những chi phí đó nhằm đẩy mạnh doanh số của mình. Chi phí bán hàng tăng tỷ lệ thuận với doanh thu qua các năm, cho thấy việc tăng chi phí bán hàng của Công ty là có hiệu quả và là cần thiết trong việc gia tăng doanh số (doanh thu tăng mạnh vào năm 2013 tăng 58,26% cũng năm này chi phí bán hàng tăng cao 142,41%). Nhìn chung, Công ty kiểm soát chi phí bán hàng khá tốt qua các năm và việc tăng chi phí bán hàng qua các năm mang lại cho Công ty nhiều kết quả tích cực. Về chi phí quản lý doanh nghiệp cũng được Công ty kiểm soát khá tốt, chỉ có năm 2012 chi phí quản lý tăng lên gần 50% so với năm 2011, nhưng tốc độ tăng giảm dần qua các năm và đến năm 2014 chi phí quản lý giảm xuống 17,11% so với năm 2013. Nguyên nhân của việc giảm chi phí quản lý là do Công ty cơ cấu lại bộ máy lãnh đạo, đẩy mạnh đầu tư cho hoạt động bán hàng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Với việc giảm chi phí quản lý năm 2014 là yếu tố tác động tích cực đến lợi nhuận chung của Công ty.
Về lợi nhuận trước thuế: Chỉ có năm 2012 lợi nhuận Công ty bị âm (năm 2012 Công ty lỗ đến 105,093 tỷ đồng, giảm mạnh so với năm 2011) còn các năm khác lợi nhuận đều dương (năm 2013 lợi nhuận 51,816 tỷ đồng – tăng 149,3% so với năm 2012, năm 2014 lợi nhuận là 84,084 tỷ đồng – tăng 62,27% so với năm 2013). Lợi tăng lên từ năm 2013 đến năm 2014 đã xóa được các khoản lỗ lũy kế của năm 2012 đây là kết quả đáng khích lệ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nguyên nhân của việc lợi nhuận âm vào năm 2012 là do doanh thu tăng nhưng không bù đủ phần gia tăng của giá vốn hàng bán và chi phí lãi vay dẫn đến lợi nhuận giảm mạnh. Tuy nhiên, đến năm 2013 và năm 2014 các hoạt động sản xuất dần đi vào ổn định, các khoản vay ngân hàng được trả dần nên gánh nặng về giá vốn và lãi vay giảm xuống nên lợi nhuận Công ty được phục hồi trở lại. Lợi nhuận tăng đều từ năm 2013 và năm 2014 cho thấy hoạt động của Công ty được duy trì và phát triển khá tốt, việc kiểm soát các loại chi phí được đảm bảo và hoạt động bán hàng cũng như quản lý doanh nghiệp của Công ty đạt hiệu quả khá cao.
Tóm lại, kể từ năm sau năm 2012 khi dây chuyền nhà máy thứ 2 được vận hành và hoạt động ổn định thì hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả khá cao, từ doanh thu đến lợi nhuận đều tăng trưởng, các loại chi phí được kiểm soát khá tốt, các khoản lỗ lũy kế cũng được xóa hết, niềm tin của nhà đầu tư được củng cố. Đây là thành quả to lớn mà Công ty đã đạt được trong những năm qua trong điều kiện kinh tế khó khăn. Kết quả trên đạt được là nhờ chiến lược kinh doanh đúng đắn của Ban lãnh đạo Công ty và công lao to lớn của toàn thể cán bộ, công nhân viên đã góp phần tạo nên, là một dấu hiệu tích cực của Công ty trong việc phát triển trong thời gian tới của mình và đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều khó khăn Công ty cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc đối phó với môi trường kinh doanh biến động phức tạp.
2.2 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM
2.2.1 Nguồn cung ứng đầu vào
Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty, vì nó là yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng, giá cả và khả năng đáp ứng hàng hóa cho nhu cầu thị trường. Nếu Công ty chủ động được nguồn nguyên liệu và lựa chọn được nhà cung cấp với giá cả hợp lý, chất lượng ổn định thì có thể tạo ra được sản phẩm với chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh và ngược lại. Các hoạt động cung ứng đầu vào liên quan đến việc lựa chọn nhà cung cấp, các hoạt động tiếp nhận, tồn kho và phân phối các đầu vào của sản phẩm như: quản lý nguyên vật liệu, lưu kho, kế hoạch cung cấp, lịch trình cung cấp nguyên vật liệu …
Về nguồn cung ứng nguyên liệu và quan hệ hợp đồng với nhà cung cấp: Công ty cổ phần Thép Nam Kim là một trong hai nhà sản xuất ống thép mạ kẽm có nguồn nguyên liệu tự sản xuất tại thị trường nội địa - hai đơn vị tự cung cấp nguyên liệu sản xuất ống thép mạ kẽm là Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen và Công ty cổ phần Thép Nam Kim. Hiện tại, Công ty Nam Kim có hệ thống dây chuyền sản xuất khép kín bao gồm: dây chuyền cán nguội, dây chuyền tẩy rỉ, dây chuyền mạ kẽm, dây chuyền xả băng có khả năng cung cấp 350 nghìn tấn nguyên liệu/ năm nên có
khả năng đáp ứng 100% nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất ống thép mạ kẽm của nhà máy. Xét về yếu tố nguồn cung và quan hệ hợp đồng với nhà cung cấp, Công ty cổ phần Thép Nam Kim có lợi thế về yếu tố này. Chính nó là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cho Công ty. So với các đối thủ phải tìm kiếm nguồn cung và chịu sức ép của nhà cung cấp khi thị trường nguyên liệu biến động, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất thì Nam Kim có thể chủ động tối đa yêu cầu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, kiểm soát được chất lượng và kiểm soát tốt nhất giá thành đầu vào phục vụ sản xuất tạo nên lợi thế về chi phí để cạnh tranh trên thị trường.
Về chất lượng nguồn nguyên liệu: Công ty cổ phần Thép Nam Kim có hệ thống sản xuất khép kín, máy móc sản xuất hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến được nhập khẩu từ các nước có nền công nghiệp phát triển và các hoạt động kiểm soát chất lượng được giám sát chặt chẽ nên chất lượng thép dày mạ kẽm (nguồn nguyên liệu sản xuất ống thép mạ kẽm) khá ổn định được người tiêu dùng đánh giá cao, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng trong nước và xuất khẩu. Hệ thống sản xuất của Nam Kim được quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 14001 với quy trình quản lý chặt chẽ và nghiêm ngặt về chất lượng. Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản và được Cục chứng nhận chất lượng cấp chứng chỉ JIS – 3320 đối với sản