Kỹ năng truyền thông trong công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Ba Vì

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác xã hội trong công tác dồn điền đổi thửa tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 75 - 97)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.1 Kỹ năng truyền thông trong công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Ba Vì

tác xã hội trong công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

3.2.1 Kỹ năng truyền thông trong công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Ba Vì Ba Vì

Truyền thông trong công tác DĐĐT phải hướng vào những tâm tư, nguyện vọng, với niềm vui và nỗi buồn thường nhật của người dân được thụ hưởng sự trợ giúp xã hội và của cả những người lao động làm công tác xã hội. Trong điều kiện hiện nay, yêu cầu đầu tiên khi thông tin, truyền thông về những vấn đề xã hội là phải hướng đến sự đồng thuận xã hội, nhất là sự đồng thuận xã hội giữa những người thực hiện công tác DĐĐT và chính người dân.

Mặc dù dồn điền đổi thửa mang lại rất nhiều lợi ích về lâu dài cho bà con nông dân, nhưng chưa phải ai cũng hiểu và nghiêm túc chấp hành. Để công tác dồn điền đổi thửa đạt được hiệu quả, người dân tích cực chủ động tham gia, chấp hành chính sách của Đảng, Nhà nước, rất cần công tác giáo dục, truyền thông thay đổi nhận thức, tiến tới thay đổi hành vi của người nông dân tại địa phương.

Từ chủ trương của huyện Ba Vì về công tác DĐĐT các xã đã thành lập ban chỉ đạo từ xã đến các thôn, tổ chức phổ biến tuyên truyền và triển khai họp bàn cùng nhân dân. Những thành tựu đã đạt được chính từ sự nỗ lực cán bộ các cấp. Tuy nhiên trong quá trình triển khai còn gặp khó khăn như một số hộ chưa thấy được thuận lợi trong sản xuất, canh tác, đầu tư và bảo vệ, còn băn khoăn, có sự so sánh về độ phì của đất, chất đất, thổ nhưỡng của đất, chưa

thấy được lợi ích lâu dài việc hình thành cánh đồng mẫu lớn, sản xuất hàng hóa nông sản bằng cơ giới hóa. Điều đó chứng tỏ rằng công tác tuyên truyền ở đây còn chưa thực sự thuyết phục được người dân, chưa thể hiện rõ được những kỹ năng cần thiết. Hay đúng hơn chỉ mang tính một chiều chưa làm cho dân hiểu được. Lý do được lý giải ở đây có thể là do địa phương chưa có những người làm công tác xã hội chuyên nghiệp để có thể sử dụng những kỹ năng của công tác xã hội trong quá trình tiếp xúc người dân. Cũng có thể là do cán bộ, những người trong ban công tác DĐĐT chưa được tập huấn huấn đầy đủ hay còn thiếu những kỹ năng trong việc sử dụng các kỹ năng truyền thông để có thể áp dụng trong thực tiễn công tác DĐĐT. Như vậy với mong muốn công tác DĐĐT đạt được những kết quả tốt hơn có lẽ cần phát huy mạnh mẽ quá trình truyền thông về công tác DĐĐT.

Để tăng cường công tác truyền thông nhằm vận động xã hội cùng hưởng ứng việc tham gia thúc đẩy trong công tác DĐĐT cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động theo hướng kết nối với truyền thông về các lĩnh vực khác.

Một là, nâng cao nhận thức về vai trò của truyền thông trong việc thúc đẩy công tác dồn điền đổi thửa. Truyền thông về công tác DĐĐT cần định hướng được dư luận xã hội quan tâm, ủng hộ công tác DĐĐT. Hoạt động truyền thông về lĩnh vực DĐĐT thông qua việc đổi mới nội dung, phương pháp và mở rộng quan hệ phối hợp, kết nối với hoạt động truyền thông ở các lĩnh vực khác, để đa dạng.

Hai là, đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động của truyền thông nhằm tăng cường sự tác động cùng chiều đến hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa. Nội dung truyền thông về DĐĐT cần được đổi mới trên cơ sở bám sát đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt liên quan đến dồn điền đổi thửa để xác định trọng tâm của các sản phẩm thông tin và truyền thông nhằm triển khai thực hiện thông tin “đi trước một bước” đối

với việc thực hiện mỗi phương hướng, nhiệm vụ đề án dồn điền đổi thửa. Đồng thời, chú ý truyền thông những vấn đề nổi cộm đang thúc đẩy hoặc cản trở sự việc thực hiện dồn điền đổi thửa.

Ba là, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ truyền thông các cấp về kỹ năng, phương pháp truyền thông có hiệu quả cho các đối tượng trong xã hội cũng như trang bị cho họ những kiến thức về dồn điền đổi thửa.

Bốn là, xác định rõ đối tượng thụ hưởng công tác xã hội

Đối tượng thụ hưởng công tác xã hội gồm tất cả mọi người dân có nhu cầu về dịch vụ xã hội, trước tiên và cơ bản là người tàn tật, người không nơi nương tựa, trẻ mồ côi, người già, người thất nghiệp... Ở đây đối tượng thụ hưởng chính là những người dân, những người liên quan trực tiếp đến công tác dồn điền đổi thửa.

Bên cạnh mô hình truyền thông một chiều truyền thống, rất cần xây dựng những mô hình truyền thông hai chiều, có sự tương tác qua lại giữa người dân với cán bộ quản lý, kịp thời nắm bắt nguyện vọng, mong muốn cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người nông dân tại địa phương. Truyền thông phải được thực hiện trên nhiều lĩnh vực, bằng nhiều hình thức và đa dạng thu hút được sự quan tâm từ phía người dân.

Về cơ bản, trong công tác DĐĐT cần những kỹ năng truyền thông cơ bản đó là: xây dựng kế hoạch truyền thông, và các mô hình truyền thông, tổ chức quản lý các nhóm tuyên truyền vận động, viết tin bài trên các phương tiện phát thanh tại địa phương,

Xây dựng kế hoạch truyền thông tại địa bàn cần đảm bảo các yếu tố tương tác giữa người dân và chính quyền địa phương. Hợp lý nhất là triển khai mô hình truyền thông hai chiều. Mô hình này rất mềm dẻo, tính tương tác cao, kịp thời nắm bắt nhu cầu nguyện vọng của người nông dân. Với mô hình truyền thông đại chúng hai chiều mềm dẻo là mô hình trong đó quá trình

truyền thông được thực hiện theo hai chiều liên tục, trực tiếp và cả nguồn phát cũng như người tiếp nhận đều có khả năng lựa chọn thông điệp.

3.2.2 Xây dựng mô hình truyền thông nhằm nâng cao vai trò của công tác xã hội trong công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Ba Vì

Như vậy nhận thấy được tầm quan trọng của công tác truyền thông là cực kỳ quan trọng công tác dồn điền đổi thửa. Qua quá trình điều tra, phỏng vấn trực tiếp cán bộ, người dân tại địa phương tôi nhận thấy một điểm chung đó chính là sự hạn chế trong truyền thông. Gắn với tình hình thực tế tôi xin đề xuất một phương pháp truyền thông mới trong công tác dồn điền đổi thửa tại địa phương. Tôi thấy đây sẽ là phương pháp truyền thông phù hợp nhất tại địa phương.

Tại các xã nghiên cứu đã từng tiến hành truyền thông dưới một số hình thức truyền thống dưới dạng truyền thông gián tiếp qua loa đài phát tại địa phương. Tuy nhiên những dạng truyền thông này đã cũ, bộc lộ nhiều hạn chế, không có được sự phản hồi từ phái người dân. Mô hình truyền thông gián tiếp kiều này thường không hiệu quả do tính tương tác không cao. Để thay đổi nhận thức hành vi của người dân cần cả một quá trình giáo dục, tuyên truyền, cùng tương tác. Chính vì thế, người nghiên cứu quyết định lựa chọn phương pháp truyền thông trực tiếp nhằm nâng cao vai trò vận động, giáo dục và tạo sự thay đổi trong công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Ba Vì.

Phương pháp truyền thông trực tiếp mang nhiều ưu điểm. Bản thân phương pháp này có tính tương tác rất cao, nhân viên CTXH và chính quyền địa phương có thể nhận được phản hồi, nguyện vọng ngay lập tức từ phía người dân, kịp thời nắm bắt nhu cầu, điều chỉnh phương pháp làm việc sao cho hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, phương pháp truyền thông trực tiếp hỗ trợ tích cực cho việc giáo dục, tuyên truyền thay đổi hành vi từ phía người dân, cung cấp thông tin đa dạng hấp dẫn và thuyết phục.

Về xây dựng mô hình truyền thông cụ thể:

Bước 1: Chuẩn bị:

Để chuẩn bị cho việc triển khai mô hình truyền thông trực tiếp cần thành lập tiểu ban DĐĐT tại mỗi xã. Ví dụ như thành lập tiểu ban DĐĐT xã Tản Hồng. Trong tiểu ban DĐĐT cần có sự góp mặt của nhân viên CTXH, đội trưởng đội sản xuất xã, cán bộ mặt trận tổ quốc, cán bộ Ban chi ủy và một số người dân am hiểu, có kinh nghiệm về đồng ruộng.

Sau khi thành lập tiểu ban, phân công nhiệm vụ cụ thể, cán bộ của tiểu ban sẽ được tập huấn các kỹ năng cơ bản trong truyền thông. Nhiệm vụ này do chính nhân viên CTXH trong mỗi nhóm đảm nhận. Những kỹ năng cơ bản cần được tập huấn gồm có: kỹ năng soạn tin bài, kỹ năng soạn tài liệu truyền thông như tờ rơi, tờ bướm, kỹ năng tranh luận, kỹ năng biện hộ, kỹ năng tổ chức và quản lý nhóm…

Một số người dân am hiểu, có kinh nghiệm về đồng ruộng chính là những CTV cốt cán của chương trình truyền thông. Chương trình có thực hiện được thành công hay không nhờ một phần rất lớn vào sự góp sức từ phía những CTV này. Chính vì thế, nhóm CTV này cần được tập huấn một cách kỹ lưỡng về kỹ năng truyền thông như cách phát biểu, cách tổ chức và quản lý nhóm, cách truyền thông giáo dục hiệu quả.

Chính những nhóm CTV này sẽ tạo nên một mạng lưới CTV cho riêng mình, tuyên truyền hỗ trợ bà con mọi lúc mọi nơi, ngay trên đồng ruộng, hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc, bào vệ kịp thời quyền lợi, cũng như nắm bắt nhanh nhất quan điểm, nguyện vọng từ phía người dân.

Đội ngũ CTV này chính là nguồn thông tin quý báu cho đội ngũ lãnh đạo chương trình DĐĐT tại địa phương. Hỗ trợ đội ngũ lãnh đạo một cách đắc lực, giúp chương trình được tiến hành hiệu quả, thành công.

Công tác chuẩn bị cần được tiến hành chu đáo, kỹ lưỡng. Đặc biệt trong công tác tuyển chọn CTV. CTV và cán bộ được lựa chọn phải là những người

nhiệt tình, năng động, dám nghĩ dám là và giỏi về chuyên môn, nắm vững chủ trương đường lối của Đảng.

Bước 2: Tiến hành thực hiện các hình thức truyền thông:

Các hình thức truyền thông được thực hiện bao gồm: truyền thông cá nhân, tư vấn, truyền thông nhóm và truyền thông tới cộng đồng.

Mỗi hình thức truyền thông đều mang lại hiệu quả riêng biệt, và cần những cách tiến hành khác nhau. Mỗi hình thức đều có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên hai hình thức truyền thông dễ có sức ảnh hưởng nhất tới số đông cộng đồng là hình thức truyền thông nhóm và truyền thông tới cộng đồng. Những hình thức này được triển khai chủ yếu dưới những hoạt động của nhóm CTV tại cộng đồng.

Cụ thể từng hình thức truyền thông:

+ Truyền thông cá nhân: Truyền thông cá nhân được thực hiện với từng cá nhân riêng biệt của cộng đồng. Hình thức có thể là vãng gia thăm hỏi tại gia đình, gặp gỡ trực tiếp tại nơi sản xuất, trên đồng ruộng nó chuyện, cung cấp thông tin kiến thức, giải đáp thắc mắc, nhu cầu nguyện vọng.

Truyền thông cá nhân có thể thực hiện bằng cách cán bộ tiểu ban DĐĐT tại xã trực tiếp tới vãng gia nhà những hộ gia đình không muốn tham gia DĐĐT, nói chuyện thân tình, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của cá nhân họ, cung cấp thông tin kiến thức, trực tiếp giải đáp thắc mắc từ phái cá nhân.

Bên cạnh đó truyền thông cá nhân còn được thực hiện thông qua mạng lưới CTV tại xã. CTV tại xã tiếp cận với các cá nhân chính là hàng xóm, người thân, bạn bè của mình tại thôn xóm, thông qua nói chuyện thân tình, trực tiếp cung cấp kiến thức, khéo léo thuyết phục bà con tham gia dồn điền đổi thửa, thu thập nguyện vọng mong muốn từ phía bà con, hoặc nắm bắt quan điểm suy nghĩ để phán ánh với lãnh đạo dự án.

Tiếp cận với cá nhân để tiến hành truyền thông ngoài hình thức vãng gia, còn có thể tiến hành dưới hình thức cũng tham gia trong sản xuất. CTV

cùng tham gia sản xuất ngoài đồng, ruộng, tranh thủ thời gian nghỉ ngơi nói chuyện với bà con.

+ Tư vấn:

Đối với hình thức truyền thông tư vấn, người thực hiện chính là trưởng ban và phó ban tiểu ban DĐ ĐT tại xã kết hợp với nhân viên CTXH. Phòng tư vấn mở trong giờ hành chính được đặt tại trụ sở UBND xã.

Người dân có nguyện vọng muốn được giải đáp thắc mắc, hoặc muốn đề xuất ý kiến, phản hồi thông tin chính sách sẽ đến phòng tư vấn, gặp trực tiếp cán bộ chương trình, hòi và nhận phản hồi từ phía cán bộ trực phòng tư vấn.

Bên cạnh đó, ngoài phòng tư vấn, tiến hành tư vấn trực tiếp, còn có thể triển khia hình thức tư vấn gián tiếp thông qua điện thoại và loa đài tại địa phương. Sẽ có một số điện thoại “hot line” để người dân gọi điện thoại liên lạc, thuận tiện hơn so với việc người dân phải tới tận phòng tư vấn làm việc.

Ngoài ra, người dân có thể chuyển câu hỏi, hoặc ý kiến của mình đến phòng tư vấn thông qua đường bưu điện hoặc hộp thư trước cửa phòng tư vấn. Cán bộ phụ trách tư vấn sẽ giải đáp những thắc mắc đó thông qua loa phát thanh được phát trên địa bàn toàn xã. Như vậy, không chỉ cá nhân được giải đáp, mà thông qua đó số đông cộng đồng cũng nắm bắt được nhiều thông tin hơn về chương trình DĐĐT. Kiến thức, chính sách được cung cấp tới đông đảo bà nhân dân, thay đổi quan điểm, dẫn tới thay đổi hành vi. Tạo sự thay đổi từ mỗi cá nhân, dẫn đến sự thay đổi của cả cộng đồng.

+ Truyền thông nhóm:

Truyền thông nhóm được lãnh đạo bởi các cán bộ của tiểu ban DĐĐT, tuy nhiên người trực tiếp thực hiện những hoạt động trong truyền thông nhóm lại là chính là những CTV cốt cán của chương trình.

Nhóm được thành lập có thể là những nhóm mới, tuy nhiên cũng có thể là nhóm có sẵn trong cộng đồng, ví dụ như hội phụ nữ xã, hội cựu chiến

binh, hội cựu giáo chức v..v.. Những nhóm này đều có CTV chương trình là thành viên.

Những nhóm mới thành lập có thể là những nhóm nam giới cùng thôn, hoặc nhóm nữ giới cũng học nghề. Những nhóm này một mặt phổ biến kinh nghiệm làm kinh tế, nuôi dạy con, phổ biến kiến thức chính trị, văn hóa còn lồng ghép cung cấp những kiến thức về DĐĐT, chủ trương chính sách của Đảng, cũng như lợi ích khi thực hiện DĐĐT.

Trong các buổi nói chuyện, sinh hoạt nhóm, bên cạnh sự tham gia của nhóm viên cùng với CTV chương trình, CTV chương trình có thể mời thêm sự tham gia góp mặt của những hộ gia đình tại các xã bạn đã tiến hành dồn điền đổi thửa thành công, tới nói chuyện, chia sẻ cùng với các thành viên trong nhóm.

CTV chương trình cũng có thể tổ chức những buổi tham quan tại chính thửa ruộng đã tiến hành DĐ ĐT của các xã bạn đề nhóm của mình hiểu rõ tác dụng, hiệu quả canh tác khi tham gia DĐ ĐT. Chính những hoạt động gần gũi sinh động đa dạng như vậy, mới có thể thu hút sự quan tâm từ phía bà con, tránh khuôn sáo.

Mô hình truyền thông nhóm thành công phụ thuộc rất nhiều vào CTV chương trình. Hàng tuần, nhóm CTV chương trình đều cần họp với tiểu ban DĐ ĐT, phản ảnh thực trạng của bà con, xây dựng kế hoạch làm việc cho tuần mới, lượng giá hiệu quả công việc đang triển khai, và lên kế hoạch cho tuần làm việc kế tiếp.

Bên cạnh đó, CTV chương trình có thể phát các tài liệu truyền thông dưới dạng tờ rơi, tờ bướm, sách gấp cho các thành viên trong nhóm trao đổi, cùng đọc bàn luận và chia sẻ. Sau đó CTV sẽ tiến hành giải đáp mọi thắc mắc từ phía thành viên trong nhóm.

+ Truyền thông tới cộng đồng:

Truyền thông tới cộng đồng là hình thức truyền thông lớn nhất trong các hình thức truyền thông đã trình bày ở trên. Truyền thông cộng đồng cần sự

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác xã hội trong công tác dồn điền đổi thửa tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 75 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)