9. Cấu trúc của luận văn
1.1.2.2 Lý thuyết nhận thức hành vi
Con người thể hiện hành vi, suy nghĩ và cảm xúc của mình thong qua hành vi ứng xử. Ứng xử của con người có thể được tạo ra hay thay đổi bằng cách học tập. Con người học được cách ứng xử qua sự tương tác với môi trường xung quanh. Tác động qua lại này dẫn đến thưởng hay phạt, vui hay buồn, hạnh phúc hay đau khổ và có thể thay đổi ứng xử của con người [15, tr.123].
Nhận thức và hành vi là hai khái niệm về cơ bản là ngược nhau. Lý thuyết hành vi đôi khi không chấp nhận một số mô hình nhận thức dẫn đến hành vi vì cho rằng những mô hình này không thể kiểm định được. Một số chuyên gia về lý thuyết hành vi còn cho rằng đưa những khái niệm về nhận thức vào còn có thể phương hại cho tính khoa học của lý thuyết và thực hành “hành vi”. Song, lý thuyết nhận thức không hoàn toàn là những điều xảy ra bên trong không thể kiểm định được; nó là cảm nhận và giải thích có thể mô tả và có thể trải nghiệm được.
Tuy có một số người muốn tách lý thuyết và thực hành lý thuyết hành vi và lý thuyết nhận thức, tôi lại đồng tình với những người kết hợp lý thuyết nhân thức với lý thuyết hành vi vì việc kết hợp này có thể kiểm định cả những mô hình nhận thức với kết quả thực hành kỹ thuật hành vi. Xuất phát từ ý tưởng này, người ta có thể chia trị liệu nhận thức hành vi ra thành các nhóm như sau:
Sao chép kỹ năng (copying skills): trị liệu này bao gồm hai quá trình là quá trình “tự phát biểu” (self verbalization) và hành vi mà quá trình tạo ra. Quá trình tự phát biểu chính là quá trình người ta mô tả sự kiện mà người ta quan sát được với người ta để người ta đưa nhận thức về sự kiện này vào trí nhớ bên trong của con người ta.
Giải quyết vấn đề (problem solving): trị liệu này khác với giải quyết vấn đề trong tâm lý động học. Nếu tâm lý động học coi cuộc sống của con người là một quá trình giải quyết các vấn đề của cuộc sống thì nhận thức hành vi coi là hoạt động dựa trên thực hiện nhiệm vụ bao gồm xác định vấn đề, đưa ra các lời giải cho vấn đề, lựa chọn lời giải tốt nhất để lập kế hoạch thực hiện
Tái cấu trúc nhận thức (cognitive restructuring): Trị liệu này là trị liệu tương đối phổ biến liên quan đến nhận thức hành vi. Trong trị liệu này, người ta phải tìm hiểu xem người ta giải thích các sự kiện như thế nào, người ta nhận thức các sự kiện như thế nào để có hành vi sai lệch. Từ đó, người ta nhận thức lại trên cơ sở giải thích lại sự kiện để thay đổi hành vi. Làm việc
chung quanh ý nghĩa của kinh nghiệm, cách nhìn và các thuộc tính của nó để thay đổi nhận thức
Trị liệu cấu trúc nhận thức (structural cognitive behavior): Trị liệu này gồm có 3 cấu trúc về lòng tin là “cấu trúc gốc” (core belief) ta giả định về bản thân ta, “cấu trúc trung gian” (intermediate belief) ta mô tả về chung quanh về thế giới và “cấu trúc ngoại biên” (peripheral belief) bao gồm chương trình hành động và chiến lược giải quyết vấn đề hàng ngày..
Lý thuyết này được ứng dụng với mục đích làm thay đổi những nhận thức chưa đầy đủ, lệch lạc để có những nhận thức đúng đắn từ đó hướng tới thái độ và có những hành vi đúng đắn. Khách thể trực tiếp ở đây chính là những người làm công tác dồn điền đổi thửa và người dân. Quá trình ứng dụng lý thuyết này trong công tác dồn điền đổi thửa có thể theo một quá trình từ việc nhận thấy vấn đề rồi thay đổi nhận thức, thay đổi thái độ rồi mới đến thay đổi hành vi.