9. Cấu trúc của luận văn
2.2.4 Vai trò tuyên truyền, vận động chính sách
Ngoài những vai trò của công tác xã hội được thể hiện trong công tác dồn điền đổi thửa như ở trên thì có một vai trò đặc biệt quan trọng nhằm thúc đẩy sự thành công của các vai trò đó chính là công tác tuyên truyền. Và trong tuyên truyền thì không thể không sử dụng các kỹ năng truyền thông. Truyền thông được hiểu là quá trình trao đổi những thông tin và chia sẻ những ý tưởng, cảm giác, thái độ với người khác từ đó làm nảy sinh ra những mức độ thông hiểu giữa hai hay nhiều người. Đó là sự di chuyển thông tin từ người này sang người khác bằng cách sử dụng các ký hiệu ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ. Công tác truyền thông tốt thì mới làm cho người dân hiểu, dân thông từ đó sẽ tạo được sự đồng thuận, tránh được những mâu thuẫn, khiếu kiện xảy ra.
Thực tế tại các địa phương được điển cứu cho thấy công tác tuyên truyền đã có những ảnh hưởng tích cực tới người dân. Ngoài việc thông tin được đưa lên loa truyền thanh thì huyện còn tổ chức nhưng buổi họp lấy ý kiến nhân dân. Điều đó thực sự mang lại hiệu quả trong công tác dồn điền đổi thửa. Làm tốt công tác truyền thông sẽ vận động tối đa các nguồn lực trong công tác dồn điền đổi thửa. Các nguồn lực đó chính là con người và nguồn lực về vật chất tài chính. Là người cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề cần giải quyết mà ở đây chính là những chỉ thị, chính sách, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương liên quan đến công tác dồn điền đổi thửa. Những thông tin này được đưa tới người dân thông qua những buổi họp, những buổi tập huấn giúp cho người dân hiểu, tự đánh giá vấn đề phân tích vấn đề và tìm kiếm nguồn lực giải quyết vấn đề. Nội dung truyền thông phải làm cho mọi người hiểu được giá trị của việc học tập, vừa sát với lợi ích của gia đình, vừa giải quyết khó khăn hiện tại và tương lai của các hộ dân.
Phương pháp truyền thông đòi hòi phải phong phú, phải đưa ra các tấm gương có những đóng góp lớn trong công tác DĐĐT và bằng các tấm gương đó sẽ biểu dương, khen thưởng khích lệ mọi người dân cùng tham gia vào công tác DĐĐT. Nếu có những tấm gương chính là những người nông dân thì càng tốt. Qua thực tế phỏng vấn sâu một người dân của xã Tản Hồng khi được hỏi về công tác tuyên truyền ở địa phương như thế nào thì bà Nguyễn Thị X cho biết: “ Ở địa phương chủ yếu tuyên truyền qua loa đài là chính, chính vì vậy thời gian đầu nhiều người dân không hiểu cũng như không nhiệt tình tham gia vào công tác này. Nhưng sau đó ban công tác dồn điền đổi thửa có tổ chức những buổi họp nhằm cung cấp thông tin và lấy ý kiến nguyện vọng nhu cầu của người dân. Từ đó đã khích lệ sự tham gia của người dân vào công tác dồn điền đổi thửa”.
Thực tế huyện Ba Vì và các xã điển cứu đã có sự biểu dương khen thưởng nhưng chỉ mang tính hình thức, hay còn chưa công khai, minh bạch. Có ý kiến của người dân cho rằng: “ Người xứng đáng được khen thưởng thì không khen thưởng còn người không xứng đáng thì lại được khen thưởng”. Thông tin liên quan đến công tác dồn điền đổi thửa còn ít. Người dân còn chưa hiểu hết về công tác này.
Cơ sở vật chất ở từng địa phương còn nhiều hạn chế. Quá trình tuyền truyền mới chỉ dừng lại ở việc thông báo mà đôi khi người dân chưa hiểu thì chưa có ai có thể giải thích cho họ. Đội ngũ làm công tác dồn điền đổi thửa đôi khi còn chưa hiểu hết về chính công tác này, nhiều kỹ năng chuyên môn còn nhiều hạn chế.
Như vậy, từ thực tiễn với những kết quả đạt được trong công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Ba Vì thì công tác xã hội có rất nhiều vai trò đã được thể hiện. Tuy nhiên có thể nhận thấy trong các vai trò được thể hiện thì đều có một điểm chung còn hạn chế chính là kỹ năng truyền thông. Việc kỹ năng truyền thông hạn chế có thể được cho là do chưa có nhân viên công tác xã hội
được đào tạo bài bản. Để có thể phát huy hiệu quả cao hơn trong thời gian tới khi thực hiện công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Ba Vì thì đề tài đưa ra tầm quan trọng của kỹ năng truyền thông trong công tác xã hội.
Như vậy, qua thực trạng công tác dồn điền đổi thửa và những vai trò của công tác xã hội được thể hiện trong công tác dồn điền đổi thửa của huyện Ba Vì, có thể nhận thấy còn rất nhiều điểm tồn tại hạn chế gây ảnh hưởng đến kết quả của công tác dồn điền đổi thửa. Những nguyên nhân chỉ ra ở đây là rất nhiều, có thể cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Một phần liên quan đến công tác quản lý. Mặt khác như chúng ta thấy với tất cả các vai trò ở trên đều có chung một điểm hạn chế đó chính là những kỹ năng của công tác xã hội. Kỹ năng truyền thông nhằm tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Điều đó chỉ có thể khẳng định được qua công tác xã hội chuyên nghiệp mà hiện tại huyện Ba Vì vẫn còn thiếu. Vì vậy với phần tiếp theo của đề tài tôi xin đưa ra một số giải pháp trong đó chú trọng tới các kỹ năng của công tác truyền thông với mục đích nâng cao vai trò của công tác DĐĐT tại huyện Ba Vì.
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI
HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI