9. Cấu trúc của luận văn
2.2.2 Vai trò tư vấn, tham vấn
Với vai trò như là một người tư vấn, tham vấn trong công tác xã hội chuyên nghiệp thì đã có những hội thực hiện như ban công tác dồn điền đổi thửa, hội phụ nữ,…Ban chỉ đạo dồn điền đổi thửa các xã, thị trấn, ban dồn điền đổi thửa các thôn xóm bám sát trình tự trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện phương án dồn điền đổi thửa. Thực hiện công khai các quy hoạch: Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất tại cơ sở thôn xóm, UBND xã, thị trấn để nhân dân biết, thực hiện. Tổ chức điều tra quỹ đất, khẩu được giao ruộng và hiện trạng đất nông nghiệp ngoài đồng của từng hộ, diện tích đất chuyển nhượng, chuyển đổi, đất bị thu hồi theo quy định của pháp luật theo địa bàn thôn xóm. Thống kê các vị trí quy hoạch mở rộng đường giao thông nông thôn, thuỷ lợi nội đồng, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng của địa phương; các vị trí quy hoạch sản xuất nông nghiệp (đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm); các vị trí quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và các công trình công cộng khác theo địa bàn thôn xóm.
Trên cơ sở công khai quy hoạch, kết quả điều tra quỹ đất nông nghiệp ngoài đồng, nhu cầu sử dụng đất để xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, khẩu và tiêu chuẩn giao ruộng đất ổn định, các xã, thị trấn xác định diện tích đất vận động nhân dân hiến đất theo khẩu được giao ruộng ổn định hoặc theo tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp ngoài đồng, xây dựng phương án dồn điền đổi thửa của xã, thị trấn để định hướng cho các thôn xóm xây dựng phương án, tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo xã tổng hợp các đề nghị của thôn xóm, hoàn thiện phương án dồn điền đổi thửa của xã thông qua Ban chỉ đạo, tổ chức họp HĐND thảo luận và ban hành nghị quyết thông qua phương án, hoàn thiện phương án trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức giao đất thực địa. Qua thực tế điển cứu người dân tại xã Tản Hồng, bà Cao Thị T cho biết: “ Trong thời gian đầu người dân cũng không hiểu dồn điền đổi thửa là như thế nào, có lợi ích gì, liệu có cắt bớt đất của người dân hay không. Sau đó khi được lãnh đạo xã cùng ban công tác dồn điền đổi thửa, đặc biệt là hội phụ nữ tư vấn, trao đổi thông tin thì người dân đã hiểu. Người dân trong xã và bản thân gia đình hài lòng với công tác dồn diền đổi thửa tại địa phương”.
Có thể thấy rằng ban công tác DĐĐT bằng sự nhiệt tình đã cố gắng truyền tải thông tin tới mọi người dân liên quan đến công tác DĐĐT. Từ đó đã có những thay đổi đáng kể khi có một số lượng không hề nhỏ có sự tham gia của người dân. Qua việc điển cứu thực tế với việc phỏng vấn trò chuyện với người dân tại ba xã Tản Hồng, Châu Sơn, Phú Phương và Đồng Thái thì cho thấy, có 70% người dân hiểu và hài lòng với công tác dồn điền đổi thửa tại địa phương. Số còn lại có thể họ không quan tâm, thế nào cũng được hoặc tỏ ra không hài lòng trong công tác dồn điền đổi thửa.
Hội phụ nữ đóng vai trò là người tham vấn, tư vấn trong công tác dồn điền đổi thửa. Xác định vai trò nòng cốt của phụ nữ trên mặt trận sản xuất nông nghiệp ở địa phương; vì vậy ngay sau khi Đảng uỷ xã có Nghị quyết về công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang lại đồng ruộng, Hội phụ nữ xã đã kịp thời triển khai kế hoạch, tích cực vào cuộc với tinh thần quyết tâm cao nhất. Trong quá trình thực hiện, Hội phối hợp chặt chẽ với MTTQ, các đoàn thể,
ban công tác mặt trận thôn và giao trách nhiệm cho các đ/c cán bộ hội là uỷ viên, ban chấp hành, chi trưởng, tổ trưởng phụ trách địa bàn tăng cường tuyên truyền, vận động, thuyết phục và giải thích cho hội viên, nhân dân hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa, lợi ích của dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. Từ đó tích cực tham gia ý kiến, đóng góp ngày công làm giao thông, thuỷ lợi, đóng góp kinh phí theo phương án, kế hoạch của từng thôn. Ngoài ra, Hội chỉ đạo cán bộ hội, nữ đảng viên, hội viên nòng cốt phải gương mẫu đi đầu trong việc góp công, góp của thực hiện dồn điền đổi thửa, để nhiều chị em phụ nữ khác học tập, làm theo. Những trường hợp hội viên khó khăn hoặc còn vướng mắc, Hội đã kịp thời xuống tháo gỡ, giải thích, làm tốt công tác tư tưởng, tạo sự đồng tình thống nhất cao trong toàn hội.
Đặc điểm của những người nông dân của huyện Ba Vì đó chính trình độ văn hóa còn thấp. Chính vì vậy việc tham gia tìm hiểu những chương trình chính sách của Nhà nước đưa ra còn nhiều hạn chế. Họ chỉ biết Nhà nước đang làm và khi nào xong thì họ sẽ được sử dụng. Và khi họ sử dụng thì đã có nhiều vấn đề bất cập xảy ra khi không làm cho người dân vừa lòng, đã gây ra những mâu thuẫn rồi xảy ra tình trạng khiếu nại tố cáo. Chính vì vậy việc tư vấn , tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân làm cho họ hiểu về chương trình DĐĐT là việc làm hết sức quan trọng.
Qua thực tế đó có thể nhận thấy có thể do năng lực, cũng như kỹ năng chưa tốt mà công tác tư vấn này vẫn chưa gây được niềm tin trong nhân dân với công tác DĐĐT. Người dân vẫn tham gia nhưng chỉ là bề nổi, những ý kiến cũng được đưa ra nhưng không có sự phản hồi, chỉ là trên lý thuyết, sách vở.
Nội dung phương án thực hiện là như vậy, nhưng trên thực tế để người dân tham gia vào công việc là cả một quá trình. Có nhiều yếu tố dẫn đến việc người dân không tham gia. Có thể là do người dân chưa hiểu hết về chương trình, dự án hoặc do người dân họ bận. Cũng có thể do chính đội ngũ cán bộ,
những người làm công tác dồn điền đổi thửa có thể có những nội dung thiếu công khai, minh bạch, sợ mất quyền uy nếu có người dân tham gia. Mặt khác, cũng có thể đa số đội ngũ tư vấn, tham vấn làm công tác dồn điền đổi thửa đều không chuyên. Có thể được trải qua một số khóa tập huấn về công tác DĐĐT. Chính vì vậy cần phải có đội ngũ tư vấn, tham vấn trong công tác xã hội chuyên nghiệp ở đây. Nhân viên công tác xã hội tham gia tư vấn cung cấp thông tin liên quan đến công tác dồn điền đổi thửa cho nhân dân và đội ngũ cán bộ làm công tác dồn điền đổi thửa. Tư vấn, tham vấn để người dân hiểu được muc đích và sự tham gia trực tiếp vào trong công tác này là cực kỳ quan trong. Có lẽ cách tốt nhất là để người dân cùng tham gia vào công tác dồn điền đổi thửa. Hướng dẫn người dân tiếp cận với những thông tin, lợi ích của việc dồn điền đổi thửa. Việc trò chuyện với người dân để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của họ chưa nhiều chính điều đó đã làm cho người dân chưa hiểu hết được những thông tin liên quan đến DĐĐT dẫn đến những thắc mắc trong nhân dân. Có nhưng hộ còn không đồng tình với việc dồn điền đổi thửa.