Khái quát chung về huyện Ba Vì

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác xã hội trong công tác dồn điền đổi thửa tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 44 - 48)

9. Cấu trúc của luận văn

1.2.2 Khái quát chung về huyện Ba Vì

Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội. Với tổng diện tích 424km2, dân số hơn 265 nghìn người (bao gồm 3 dân tộc

Kinh, Mường, Dao), toàn huyện có 31 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi, một xã giữa sông Hồng. Phía đông giáp thị xã Sơn Tây, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ và phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc Hội khóa XII, Ba Vì tái nhập Thủ đô Hà Nội tháng 8 năm 2008.

Đất đai huyện Ba Vì được chia làm 2 nhóm, nhóm vùng đồng bằng và nhóm đất vùng đồi núi. Nhóm đất vùng đồng bằng có 12.892 ha bằng 41,1% diện tích đất đai toàn huyện. Nhóm đất vùng đồi núi: 18.478 ha bằng 58,9% đất đai của huyện.

Ba Vì có một hệ thống đường giao thông thuỷ bộ rất thuận lợi nối liền các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc với toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có thủ đô Hà Nội - Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước. Từ Trung tâm huyện lỵ theo quốc lộ 32 đi Sơn Tây về Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ hoặc ngược Trung Hà đi Tây Bắc, Việt Bắc. Đồng thời cũng từ trung tâm huyện lỵ theo sông Hồng ngược Trung Hà theo sông Lô, sông Thao lên Tây Bắc, hoặc theo sông Đà đi Hoà Bình - cửa ngõ Tây Bắc của Tổ quốc. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có một số tuyến đường Tỉnh lộ như 411A,B,C; 412, 413, 414, 415 và các đường liên huyện, đê sông Hồng, sông Đà... thông thương giữa các vùng, miền, các tỉnh, huyện bạn. Với những lợi thế về giao thông đường thủy, đường bộ, Ba Vì có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng: nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Về kinh tế xã hội: Trong những năm qua, được sự quan tâm của thành phố, sự nỗ lực của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Ba Vì đã phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX (2005-2010). Các mục tiêu cơ bản đạt và vượt Nghị quyết đề ra. Tổng giá trị sản xuất đạt 9.116 tỷ đồng, giá trị tăng thêm đạt 4.311 tỷ đồng tăng trưởng kinh tế đạt 16%.

đồng, tăng 24,2% so với cùng kỳ. Nông nghiệp với hai sản phẩm đặc trưng của Ba Vì đó là chè và sữa tươi, trong đó chè sản lượng đạt 12.800 tấn/năm và sản lượng sữa tươi đạt 9.750 tấn/năm.

Sản xuất công nghiệp, TTCN: Giá trị tăng thêm đạt 340 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ. Huyện có hai cụm công nghiệp (Cam Thượng và Đồng Giai xã Vật Lại) và 12 làng nghề đang hoạt động hiệu quả.

Dịch vụ du lịch: Giá trị tăng thêm đạt 1.803 tỷ đồng, tăng 48,4% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch đạt 70 tỷ đồng, thu hút 1,5 triệu lượt khách đến với Ba Vì. Huyện có 15 đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch.

Chính sách xã hội, lao động việc làm, nông nghiệp, nông thôn, nông dân được quan tâm giải quyết việc làm mới cho 10.750 lao động; sự nghiệp giáo dục được quan tâm đã có 18 trường trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia; Công tác y tế đã có 23/31 trạm có Bác sỹ, 30/31 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; Về văn hóa đã có 96 làng và 45 cơ quan đạt danh hiệu văn hóa, TDTT tiếp tục phát triển;

Cải cách hành chính có sự tiến bộ, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững

Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể luôn có sự chỉ đạo tập trung; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết đề ra.

Với truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất và bảo vệ tổ quốc được sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND và các Sở ngành Thành phố, sự đóng góp của các doanh nghiệp. Đảng bộ và nhân dân huyện Ba Vì phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đã đề ra ( năm 2010- 2015). Xây dựng Ba Vì trở thành huyện phát triển của thành phố Hà Nội vững bước trên con đường hội nhập và phát triển.

Với những tổng quan về huyện Ba Vì cho chúng ta thấy được nếu thực hiện dồn điền đổi thửa thành công sẽ thêm điều kiện để huyện Ba Vì ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, với 4 xã mà tác giả lựa chọn làm điển cứu trong luận

văn có những đặc trưng riêng. Cả 4 xã này không phải là xã được lựa chọn làm điểm của thành phố về công tác dồn điền đổi thửa. Xã Tản Hồng là một xã gần như rộng nhất của huyện Ba Vì nhưng lại thực hiện thành công nhất trong 4 xã điển cứu. Hai xã Phú Phương và Châu Sơn là hai xã đã thực hiện được những kết quả đầu tiên trong công tác dồn điền đổi thửa. Xã Đồng Thái là xã thực hiện dồn điền đổi thửa còn nhiều hạn chế để xảy ra khiếu kiện gây bức xúc trong nhân dân nhiều nhất (http://bavi.hanoi.gov.vn/).

Như vậy, thông qua chương một đã cho chúng ta cách nhìn tổng quan nhất về vấn đề dồn điền đổi thửa, tổng quan về Công tác xã hội và vai trò của công tác xã hội. Những hệ thống lý thuyết liên quan đến công tác dồn điền đổi thửa. Những Chương trình, Nghị quyết và thực trạng công tác dồn điền đổi thửa trên cả nước nói chung và tổng quan về huyện Ba Vì. Chính vì vậy đây sẽ là cơ sở lý luận để tôi có thể nghiên cứu vai trò của công tác xã hội với công tác dồn điền đổi thửa một cách toàn hiệu quả hơn.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN

ĐỔI THỬA TẠI HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác xã hội trong công tác dồn điền đổi thửa tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)