Vai trò trợ giúp xây dựng và thực hiện kế hoạch cộng đồng

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác xã hội trong công tác dồn điền đổi thửa tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 68 - 70)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.3Vai trò trợ giúp xây dựng và thực hiện kế hoạch cộng đồng

Nhân viên Công tác xã hội cùng với ban công tác dồn điền đổi thửa lập kế hoạch phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân. Theo đó, lập kế hoạch phát triển cộng đồng có sự tham gia nhằm giúp người dân tiếp cận các tiềm năng, các khó khăn, cản trở và tìm kiếm các giải pháp phù hợp thông qua phương pháp có sự tham gia cũng như dựa vào kiến thức của người dân. Từ đó xây dựng các kế hoạch phát triển hàng năm và kế hoạch trung hạn ở cấp xã phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương; thực hiện và giám sát các hoạt động với sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả của các cơ quan nhà nước và các tổ chức đoàn thể, các cá nhân dựa trên phương pháp giám sát và đánh giá có sự tham gia của người dân một cách trực tiếp hoặc thông qua người đại diện. Tổ chức những buổi họp nhằm trao đổi thống nhất mọi thông tin tới người dân.

Với vai trò này nhân viên xã hội cùng với cán bộ lãnh đạo, ban dồn điền đổi thửa giúp cộng đồng xây dựng chương trình, phương án dồn điền đổi thửa phù hợp với điều kiện, tiềm năng của địa phương. Nhân viên xã hội được xem như là người trợ giúp, xúc tác để tăng năng lực cho người dân tự đánh giá nhu cầu, tự thiết kế chương trình hành động của cộng đồng một cách rõ ràng như mục tiêu đạt tới gì, làm gì, ai làm, nguồn lực cần có gì và ai tham gia đánh giá theo dõi. Một người dân khi được hỏi về quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa thì công tác này được thực hiện như thế nào, sự tham gia của người dân ra sao, thì ông Lê Văn H xã Phú Phương cho biết: “Lãnh đạo xã, thôn, ban công tác dồn điền đổi thửa cùng người tổ chức họp bàn với người dân lập kế hoạch cụ thể sau đó triển khai công tác dồn điền đổi. Việc công khai thực hiện đã tạo được lòng tin trong nhân dân”.

Có thể nhận thấy vai trò của nhân viên công tác xã hội trong công tác ở tại địa phương là rất mờ nhạt mặc dù đây là một khâu quan trong trong công tác dồn điền đổi thửa. Quá trình lập kế hoạch, triển khai chưa sâu rộng trong nhân dân, những buổi họp nhằm tạo sự công khai thống nhất trong nhân dân còn ít. Đa số mọi việc đều đã được ấn định sẵn và triển khai xuống dưới.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhưng hạn chế đó, có thể là do đội ngũ làm công tác dồn điền đổi thửa là những người kiêm nhiệm, hay do những yếu tố liên quan đến quá trình tổ chức còn nhiều hạn chế, cũng có thể là vì một lý do nào đó mà không công khai minh bạch nên không muốn đưa ra rộng rãi trong các cuộc họp. Nguyên tắc cơ bản phương pháp này là: Cần có sự tham gia tối đa của các hộ gia đình vào các cuộc họp thôn/xóm do trưởng thôn tổ chức, trước khi cử đại diện tham dự hội thảo lập kế hoạch ở cấp xã. Các cuộc họp thôn và các cuộc họp lập kế hoạch cấp xã (có sự tham dự của đại diện các thôn) là thành phần đưa ra quyết định cao nhất đối với việc lập kế hoạch phát triển cấp xã. Phải có tối thiểu 30% phụ nữ tham gia trong tất cả

các cuộc họp. Mọi chi tiêu tài chính và các thông tin liên quan phải minh bạch và công khai cho người dân.

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác xã hội trong công tác dồn điền đổi thửa tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 68 - 70)