Truyền thông và kỹ năng của truyền thông

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác xã hội trong công tác dồn điền đổi thửa tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 31 - 34)

9. Cấu trúc của luận văn

1.1.1.4 Truyền thông và kỹ năng của truyền thông

Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời, phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, tác động đến mọi cá thể xã hội. Do đó, hiên tượng này có rất nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau, tùy thuộc theo góc nhìn đối với truyền thông.

Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục tiêu. Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình. Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là chính người/tổ chức gửi đi thông tin.

Từ các quan niệm khác nhau có thể đưa ra một định nghĩa chung nhất về truyền thông như sau: Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm,…, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, nhóm, cộng đồng, xã hội.

Truyền thông là một quá trình diễn ra theo trình tự thời gian. Để tổ chức hoạt động truyền thông có hiệu quả, cần phải hiểu sự truyền trông hoạt động như thế nào, nắm được những yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông và mối quan hệ công chúng của chúng. Truyền thông có nhiều mô hình khác nhau. Dưới đây là một số mô hình truyền thông

- Mô hình truyền thông của Lasswell gồm có các yếu tố sau:

Nguồn phát (ai ?): người gửi hay nguồn thông điệp

Thông điệp (nói gì ?): ý kiến, cảm xúc, suy nghĩ hay thái độ… được truyền đi

Kênh ( bằng kênh nào?): phương tiện mà nhờ đó các thông điệp từ nguồn đến người nhận

Tiếp nhận ( đến ai?): là một hay một nhóm người mà thông điệp hướng tới. Mô hình này được biểu diễn theo một trình tự sau:

Bảng 1.1: Mô hình truyền thông của H. Lasswell

Nguồn phát  Thông điệp  Kênh  Tiếp nhận - Mô hình xúc tiến hỗn hợp với những yếu tố dưới đây.

Bảng 1.2: Các phần tử của mô hình truyền thông xúc tiến hỗn hợp

Mô hình truyền thông gồm 9 phần tử. Hai phần tử thể hiện các yếu tố chủ yếu tham gia truyền thông là người gửi và người nhận. Hai phần tử khác đại diện cho các công cụ truyền thống là thông điệp và truyền thông. Bốn yếu tố khác tiêu biểu cho chức năng truyền thông là mã hoá, giải mã, phản ứng đáp lại và phản hồi. Phần tử cuối cùng là hệ thống nhiễu.

Kỹ năng truyền thông

Kỹ năng là gì? Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Những định nghĩa này thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người viết. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng. Vậy, kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.

Các kỹ năng truyền thông đó là

Làm quen và giới thiệu Kỹ năng nghe

Kỹ năng hỏi

Kỹ năng nói/ trình bày Kỹ năng tổ chức họp Kỹ năng chia nhóm

Kỹ năng tổ chức thảo luận nhóm Kỹ năng viết bài cho bản tin, báo

Khi thực hiện tốt các kỹ năng trên sẽ mang lại quá trình truyền thông rất hiệu quả.

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác xã hội trong công tác dồn điền đổi thửa tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)