Vai trò vận động, kết nối nguồn lực

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác xã hội trong công tác dồn điền đổi thửa tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 63 - 65)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.1Vai trò vận động, kết nối nguồn lực

Vai trò vận động nguồn lực là người trợ giúp thân chủ (cá nhân, gia đình, cộng đồng...) tìm kiếm nguồn lực (nội lực, ngoại lực) cho giải quyết vấn đề. Nguồn lực có thể bao gồm về con người, về cơ sở vật chất, về tài chính, kỹ thuật, thông tin, sự ủng hộ về chính sách, chính trị và quan điểm. Với vai trò này của công tác xã hội trong quá trình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Trên cơ sở dựa trên những nguồn lực được Nhà nước hỗ trợ thì cần thêm sự huy động nguồn lực từ chính địa phương, huy động sự đóng góp của chính người dân, của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Có như vậy công tác dồn điền đổi thửa mới đạt được hiệu quả cao. Sự kết nối nguồn lực này được thể hiện những khía cạnh như sau:

Về cơ sở vật chất, những sự hỗ trợ kinh phí từ chương trình cần được công khai minh bạch, triển khai đến tận tay những người được hưởng. Ông Nguyễn Hữu H là cán bộ công tác DĐĐT tại xã Phú Phương có nói: “Để hỗ trợ cho những người dân gắp phải những thử ruộng xấu. Cán bộ xã đã đi vận động các cơ sở buôn bán phân bón ủng hộ phân cho người dân. Và kết quả là với mỗi thửa ruộng xấu ban công tác dồn điền đổi thửa sẽ hỗ trợ thêm 15kg phân bón, ngoài ra còn hỗ trợ một vụ cày bừa cho những thửa ruộng đó”. Rõ ràng mặc dù chưa có sự xuất hiện của nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp ở đây nhưng những công việc mà ban công tác dồn điền đổi thửa làm cũng đã thể hiện được vai trò của công tác xã hội. Họ đã biết huy động nguồn lực tại địa phương vào trong công việc.

Về con người: Bên cạnh đội ngũ cán bộ, đội ngũ trong ban dồn điền đổi thửa thì một lực lượng không thể thiếu đó chính là những người dân. Người dân sẽ trực tiếp giám sát, trực tiếp tham gia dồn điền đổi thửa. Điều này tạo sự đồng lòng, công khai, minh bạch tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

Về chính sách quan điểm: Đó chính là những chủ trương, chương trình, phương pháp góp phần thực hiện công tác dồn điền đổi thửa đúng hướng. Cán bộ trong ban DĐĐT đã có những bước tiếp cận gặp gỡ nói chuyện với người dân, truyền đạt tới người dân về lợi ích của việc dồn điền đổi thửa.

Qua thực tế tại địa phương mặc dù chưa có nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp nằm trong ban công tác dồn điền đổi thửa, nhưng có thể thấy những việc làm ở đây đã thể hiện được vai trò của công tác xã hội trong công tác dồn điền đổi thửa. Nhân viên xã hội là người có được những thông tin về các dịch vụ, chính sách và giới thiệu cho người dân, cán bộ trong ban dồn điền đổi thửa những chính sách, dịch vụ, nguồn tài nguyên đang sẵn có từ các cá nhân, cơ quan tổ chức để họ tiếp cận với những nguồn lực để có thêm sức mạnh giải quyết các vấn đề. Trong công tác dồn điền đổi thửa nhân viên công tác xã hội góp phần kết nối giữa các những người làm công tác dồn điền đổi thửa và nhân dân. Giúp cho nhân dân hiểu được công tác đồn điền đổi thửa có lợi ích như thế nào. Giúp cho sự đồng thuận, ủng hộ trong nhân dân với công tác dồn điền đổi thửa. Rồi kết nối những cơ quan doanh nghiệp với chính quyền, với nhân dân để có được sự đóng góp ủng hộ trong quá trình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa. Như vậy, nhân viên công tác xã hội có vai trò hết sức thiết thực và cụ thể hỗ trợ trực tiếp can thiệp giúp người dân trong công tác dồn điền đổi thửa. Đồng thời, nhân viên công tác xã hội chính là cầu nối để người dân cũng như cán bộ ban công tác dồn điền đổi thửa có thể tiếp cận được các chính sách và nguồn lực hỗ trợ từ xã hội. Hỗ trợ người dân, chính quyền giải quyết các vấn đề khó khăn của họ thông qua việc tìm kiếm cung cấp dịch vụ cần thiết cho công tác dồn điền đổi thửa. Phối hợp, vận động tìm nguồn lực, nguồn tài nguyên hỗ trợ cho công tác dồn điền đổi thửa.

Qua kết quả ở trên có thể nhận thấy vai trò vận động kết nối nguồn lực của công tác xã hội với những thành tựu đạt được trong công tác dồn điền đổi thửa là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên vai trò này vẫn còn nhiều hạn chế, số đóng góp từ các doanh nghiệp chưa nhiều, quá trình tham gia của người dân vào chính công tác này chưa cao.

Công tác tuyên truyền để người dân hiểu và ủng hộ trong công tác dồn điền đổi thửa còn nhiều hạn chế. Chưa có đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong ban công tác dồn điền đổi thửa, mà ở đây đội ngũ nhân viên là những người kiêm nhiệm. Chính vì vậy mà quá trình trao đổi thông tin tới người dân còn nhiều ít và chưa đúng.

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác xã hội trong công tác dồn điền đổi thửa tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 63 - 65)