9. Cấu trúc của luận văn
1.1.2.3 Thuyết nhu cầu của Maslow
Abraham Maslow (1908 - 1970), nhà tâm lý học người Mỹ đã xây dựng học thuyết phát triển về nhu cầu con người vào những năm 50 thế kỷ XX. Theo A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc từ “đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ cơ bản của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội [15, tr.118].
Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thường được thể hiện dưới dạng một kim tự tháp, các nhu cầu ở bậc thấp (nhu cầu cho sự tồn tại) thì xếp phía dưới, trong khi những nhu cầu cho sự phát triển, sự hoàn thiện cá nhân được coi là quan trọng hơn, giá trị hơn, chúng được xếp ở các bậc thang trên cao của kim tự tháp.
Trong hệ thống bậc thang nhu cầu của Maslow ông cho rằng mỗi nhu cầu của con người đều phụ thuộc vào nhu cầu trước đó. Nếu một nhu cầu
không được đáp ứng (đầu tiên là nhu cầu tồn tại - nhu cầu thể chất ), cá nhân sẽ gặp những cản trở trong việc theo đuổi những nhu cầu cao hơn (nhu cầu giao tiếp xã hội, nhu cầu hoàn thiện cá nhân)
Nhu cầu thể chất - nhu cầu cơ bản cho sự tồn tại của cá nhân.
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể (body needs) hoặc nhu cầu sinh lý (physiological needs), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như thức ăn đầy đủ, không khí để thở, nước uồng, sưởi ấm, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi, các nhu cầu làm cho con người thoải mái về cơ thể. Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người [15, tr.119].
Nhu cầu an toàn - an ninh (safety needs). Khi con người được đáp ứng các nhu cầu cơ bản như ăn, mặc thì các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ được hoạt hóa. An ninh tạo cho cá nhân một môi trường không nguy hiểm. Cá nhân mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hierm. Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, được yên tâm về các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ khi về hưu, được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở… Tóm lại, cá nhân cần có cảm giác yên tâm khi được an toàn thân thể, được đảm bảo việc làm, được tận hưởng các dịch vụ y tết và xã hội và tài sản cá nhân được bảo vệ [15, tr.119].
Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging needs): Cá nhân không thể tồn tại khi thiếu các mối quan hệ từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…. Vì vậy cá nhân muốn thuộc về một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy. Các cảm giác không được yêu thương và không được chấp nhận có thể là nguồn gốc của các hành vi lệch lạc xã hội. Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm…. Maslow cho rằng nếu
nhu cầu này không được thỏa mãn, đáp ứng nó có thể gây ra các bệnh trần trọng về tinh thần, thần kinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người sống độc thân thường hay mắc các bệnh về tiêu hóa, thần kinh, hô hấp hơn những người sống với gia đình [15, tr.119].
Nhu cầu được tôn trọng (esteerm needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng (self esteem needs) vì nó thể hiện các mong muốn được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và sự cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự coi trọng khả năng của bản thân. Khi chúng ta gia nhập một tổ chức, một đội nhóm, chúng ta cảm thấy mình thuộc về nơi đó, nên luôn muốn được mọi người trong nhóm nể trọng, quý mến. Đồng thời, chúng ta cũng phấn đấu để cảm thấy mình có “vị trí” trong nhóm đó. Tuy nhiên sự tự đánh giá bản thân mỗi cá nhân phụ thuộc vào mức độ đánh gia của người khác. Nếu cá nhân có sự tự đánh giá tích cực về bản thân thì người đó đã được trang bị tốt để có thể đương đầu với những khó khăn của mình. Sự đáp ưng và đạt được nhu cầu này cũng có thể khiến cho trẻ học tập tích cực hơn, người trưởng thành cảm thấy tự do hơn [15, tr.119].
Nhu cầu tự hoàn thiện - cơ hội thể hiện bản thân (self - actualization needs): Bậc cuối cùng và cao nhất trong hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow có tác động lớn nhất tới sự hoàn thiện nhân cách. Maslow mô tả nhu cầu này là sự mong muốn được là chính mình, được làm cái mình „sinh ra để làm‟ - Sự hiện thực hóa cái mình (cái bản thân). Đó là nhu cầu được tự khẳng định mình, nhu cầu cho sự trưởng thành cá nhân, cơ hội của sự phát triển và học hỏi cá nhân để tự hoàn thiện mình. Nhu cầu này thể hiện ở việc mong muốn được sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, được trình diễn mình và được công nhận thành đạt [15, tr.119].
Trong công tác dồn điền đổi thửa thì việc xác định được nhu cầu của người dân là cực kỳ quan trọng. Như vậy với lý thuyết nhu cầu sẽ giúp nhân
viên xã hội tìm hiểu được nhu cầu thực sự của người dân từ đó có những phản hồi để có được sự đồng tình ủng hộ của người dân.